Bảo đảm bộ máy hoạt động hiệu quả sau sắp xếp, tinh gọn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc tinh gọn bộ máy sẽ đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước trong tình hình mới. (Ảnh: VGP)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc tinh gọn bộ máy sẽ đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước trong tình hình mới. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 9/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với một số Bộ, ngành, cơ quan về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Tại buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành liên quan về nghiên cứu, đề xuất sắp xếp 2 ĐHQG, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ GD&ĐT, 2 ĐHQG khẩn trương thành lập tổ công tác có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện báo cáo tổng kết về mô hình tổ chức bộ máy 2 ĐHQG, phương án cải cách, tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, bám sát nội dung Nghị quyết 18/NQ-TW, Nghị quyết 19/NQ-TW, chỉ đạo xuyên suốt của Đảng về sứ mệnh 2 ĐHQG và các luật liên quan.

Trong đó, 2 ĐHQG cần đánh giá một cách hệ thống quá trình hình thành, phát triển; chỉ rõ những ưu điểm, bất cập, tồn tại, hạn chế, giải pháp khắc phục. Từ đó, xây dựng Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy bảo đảm dân chủ, khoa học, có sự kế thừa tên tuổi, vị thế của 2 ĐHQG cũng như trách nhiệm đối với tương lai phát triển của đất nước trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo khoa học công nghệ. Đề án kiện toàn, sắp xếp, đổi mới bộ máy tổ chức 2 ĐHQG cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các Bộ chuyên ngành đối với 2 ĐHQG về con người; tài sản, cơ sở vật chất; tài chính; hoạt động GDĐT; nghiên cứu khoa học, công nghệ... theo quy định pháp luật.

Phó Thủ tướng lưu ý, công tác kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy phải giúp 2 ĐHQG tự chủ mạnh mẽ hơn nữa. Trong đó, tách bạch nguồn lực Nhà nước đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, sáng tạo và đổi mới khoa học công nghệ trọng điểm của quốc gia, trong đó có các lĩnh vực mũi nhọn. Hai ĐHQG cũng cần rà soát lại quy chế hoạt động; xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ; kiến nghị những cơ chế, chính sách mới tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện sứ mệnh mới được Đảng, Nhà nước giao...

Tại cuộc làm việc với hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và các Bộ, ngành liên quan về Đề án hợp nhất 2 Bộ NN&PTNT, TN&MT, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao tinh thần chủ động, khẩn trương của lãnh đạo hai Bộ NN&PTNT, TN&MT đã bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW. Mục tiêu hợp nhất là giảm chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn hay bỏ sót nhiệm vụ quản lý nhà nước, đồng thời tổ chức bộ máy khoa học, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong tình hình mới.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất của hai Bộ là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, nhằm giảm bớt các đầu mối quản lý nhà nước chuyên ngành, theo nguyên tắc “1 việc không giao cho 2 người”. Đề án hợp nhất bộ máy, tổ chức của hai Bộ phải dựa trên cơ sở chính trị, pháp lý, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn; bảo đảm tính kế thừa, ổn định, phát triển; dựa trên tư duy quản lý tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực. Quá trình thực hiện hợp nhất cần phát huy tinh thần khoa học, tập thể, dân chủ, khách quan “không hợp nhất một cách cơ học”.

Phó Thủ tướng giao lãnh đạo hai Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT thành lập ngay tổ công tác, có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, để hoàn thành đúng thời hạn: Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Nghị quyết số 19/NQ-TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý, tồn tại, yếu kém, bài học kinh nghiệm quốc tế, giải pháp...

Phó Thủ tướng giao hai Bộ NN&PTNT, TN&MT khẩn trương rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật, làm rõ vướng mắc liên quan đến áp dụng các quy định pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước, đề xuất hướng xử lý cho phù hợp, bảo đảm tính ổn định, kế thừa, liên thông, không để khoảng trống trong quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện hợp nhất. Bộ Nội vụ phối hợp hướng dẫn tiêu chí sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức sau khi thực hiện hợp nhất, bảo đảm khách quan, dân chủ, khoa học.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về phương hướng sắp xếp, hợp nhất một số lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành quan trọng của hai Bộ NN&PTNT, TN&MT.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.