Thủ tướng bắt đầu thăm Hà Lan

Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân tại Hà Lan. Ảnh: Thông tin Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân tại Hà Lan. Ảnh: Thông tin Chính phủ.
(PLO) - Ngày 9/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có mặt tại thủ đô Amsterdam, bắt đầu chuyến thăm Hà Lan theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mark Rutte.

Chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước và đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực với Hà Lan. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự kiến sẽ  hội đàm với Thủ tướng Hà Lan, hội kiến Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Hà Lan, tiếp Chủ tịch Tòa án công lý quốc tế và Tổng Thư ký Tòa Trọng tài quốc tế, tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hà Lan; tọa đàm bàn tròn và tiếp một số doanh nghiệp. Nhiều văn kiện hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp hai nước dự kiến sẽ được ký kết trong chuyến thăm Hà Lan lần này của Thủ tướng.

Chuyến thăm của Thủ tướng tới Vương quốc Hà Lan diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Hà Lan phát triển toàn diện, được xem là một điển hình của mối quan hệ năng động, hiệu quả giữa Việt Nam với một nước châu Âu. Những năm qua, Hà Lan coi Việt Nam là đối tác ưu tiên với nhiều chính sách thúc đẩy hợp tác. Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, ngày càng đi vào chiều sâu.

Đặc biệt, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực - những lĩnh vực mà Hà Lan có thế mạnh và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, có thể tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của Hà Lan.

Những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hà Lan không ngừng phát triển và tăng đều hàng năm, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu. Hà Lan hiện là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu. Đây cũng là một trong những nhà đầu tư châu Âu lớn nhất tại Việt Nam, hiện xếp thứ 11/119 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 287 dự án trị giá 7,7 tỷ USD. Cộng đồng người Việt Nam ở Hà Lan hiện nay có khoảng 20.600 người.

Trước đó, ngày 8/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thành phố Hamburg, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức tại Cộng hòa Liên bang Đức và dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 theo lời mời của Thủ tướng Angela Merkel. 

Với 40 hoạt động trong chương trình làm việc từ ngày 5 - 8/7, chuyến công tác tại Đức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đạt nhiều kết quả tích cực thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác song phương giữa hai nước, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thời gian tới. Trong dịp này, các cơ quan và doanh nghiệp 2 nước đã ký kết, trao 36 văn bản hợp tác với tổng giá trị gần 4 tỷ USD.  

Tại Hội nghị G20 diễn ra trong 2 ngày 7-8/7 ở Hamburg, Thủ tướng Chính phủ đã được mời phát biểu với tư cách là diễn giả chính tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng. Tiếp đó, Thủ tướng cũng đã phát biểu tại phiên thảo luận về vai trò phụ nữ, xu thế số hóa nền kinh tế - trở thành một trong số ít lãnh đạo các nước được mời phát biểu lần thứ hai tại G20 năm nay. Với vai trò Chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã thúc đẩy sự kết nối với G20 về các chủ đề ưu tiên trong Nghị sự APEC 2017 là phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng; phối hợp với các thành viên APEC thúc đẩy trao đổi sâu rộng và có các cơ chế, khuôn khổ hợp tác về phát triển bền vững, bao trùm, cả về kinh tế, xã hội và tài chính. 

Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp, làm việc song phương, gặp gỡ lãnh đạo một số nước G20 để tập trung trao đổi các định hướng, biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và hợp tác giữa Việt Nam và các thành viên G20. Ngoài ra, trong thời gian giữa các phiên họp, Thủ tướng đã có các cuộc gặp trao đổi thân mật với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macro... nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương.

Chuyến thăm chính thức làm việc tại CHLB Đức và tham dự Hội nghị G20 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết thúc tốt đẹp, tiếp thêm xung lực cho quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - CHLB Đức, đồng thời thể hiện vị thế quốc gia, nâng cao hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển năng động, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.  

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính; xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương. Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển.
"Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới", Tổng Bí thư Tô Lâm nhắn gửi trong bài viết với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

(PLVN) - Buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước diễn ra sáng nay, 27/4. Trời TP HCM phong quang, gió nhẹ. Các đoàn, khối lần lượt tiến qua lễ đài chính, trực thăng mang theo cờ Tổ quốc bay lượn và tiêm kích trổ tài trên bầu trời trong ánh mắt đầy ngưỡng mộ, tự hào của hàng vạn người dân và du khách có mặt tại TP HCM, cũng như ánh mắt của muôn người Việt theo dõi qua màn hình ở khắp mọi miền đất nước và nước ngoài...

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(PLVN) -Tối 26/4, trong không khí hân hoan của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 – 27/4/2025). Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Không khí hào hùng nhắc nhớ những ngày tháng 4 lịch sử ở TP HCM

TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc ngập tràn trên mọi con đường, góc phố.
(PLVN) - Những ngày cuối tháng Tư, mọi con đường, góc phố TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc. Trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rất nhiều hình ảnh nhắc nhớ về một thời hào hùng của dân tộc...

Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên thời hạn khởi công hai 'siêu dự án' đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026. Trong quá trình triển khai, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"...

Sẽ bỏ Thanh tra Bộ, tổ chức cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Quang cảnh Phiên họp ngày 26/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Nhằm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện.