Từ khóa: #luật thủ đô (sửa đổi)

Luật Thủ đô (sửa đổi): Những tâm huyết dành cho Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) có tính đột phá nhằm thúc đẩy xây dựng phát triển Thủ đô. (Ảnh minh họa - Nguồn: thanglong.chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong những thành công lớn nhất của Hà Nội trong năm 2024 là việc Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp Hà Nội phát triển đột phá, trong đó thể hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP Hà Nội.

Hà Nội là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo tại buổi làm việc.
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế vào môi trường đầu tư của Hà Nội là minh chứng cho những cải cách mạnh mẽ trong công tác quản lý, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy đầu tư của TP.

Kỳ vọng thay đổi căn bản từ quy định 'mở đường' của Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu làm rõ những vấn đề các đại biểu quan tâm. (Ảnh: Viết Thành)
(PLVN) - Ngày 16/8, chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) (sau đây gọi là Luật Thủ đô) có nhiều quy định sẽ “mở đường” về quan điểm ở các lĩnh vực, trong đó có văn hóa - xã hội. Do vậy, TP kỳ vọng lớn vào những thay đổi căn bản hơn trong lĩnh vực này trong thời gian tới.

Hà Nội: Sớm ban hành các nội dung trọng tâm, đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị giao ban Thường trực HĐND TP Hà Nội với Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã quý 2/2024 vừa diễn ra, Thường trực HĐND TP đã quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm Luật Thủ đô (sửa đổi) và triển khai kế hoạch của Thường trực HĐND TP về thi hành Luật nhằm sớm đưa các quy định của Luật đi vào cuộc sống.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển khu công nghệ cao của TP Hà Nội

Một góc Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Hanoimoi.
(PLVN) - Theo TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương, việc Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua phân quyền cho UBND TP Hà Nội được quyết định thành lập, điều chỉnh, mở rộng ranh giới khu công nghệ cao trên địa bàn TP là điều kiện rất tốt, mở ra kỷ nguyên mới cho khu công nghệ cao ở Hà Nội. Chính quyền TP phải nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt để khai thác tối đa hiệu quả các cơ chế thúc đẩy khu công nghệ cao trên địa bàn.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).
(PLVN) - Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua cho phép TP Hà Nội thử nghiệm có kiểm soát với công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn. Đây là cơ chế thuận lợi nhằm khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thủ đô.

Khai thác tối đa hiệu của các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có trên 50 quy định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND TP Hà Nội. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù nhằm khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy, phát huy các lợi thế sẵn có.

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội có chiếc 'áo' mới, đủ rộng để vươn tầm phát triển

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 28/6, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Nhấn mạnh đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển của Thủ đô, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, với việc này, TP Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giờ đây thực sự được “mặc” một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển.

Sửa Luật Thủ đô: Phát triển đô mô hình TOD, tạo đột phá cho hệ thống giao thông công cộng

Đại biểu Đào Chí Nghĩa.
(PLVN) - Nhất trí cao với quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội cho rằng đây là vấn đề mới và sẽ tạo ra đột phá để phát huy nguồn lực xã hội cho phát triển hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là đường sắt đô thị.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Đưa Thủ đô thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao

Ảnh minh họa: Một tiết học của Trường chất lượng cao THPT Phan Huy Chú. Ảnh: VGP
(PLVN) - Theo dự kiến chương trình, trong tuần này, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Qua thảo luận, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành với các quy định nhằm việc phát triển giáo dục tại Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao.

Hà Nội: Sắp xem xét Đề án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi tiếp xúc.
(PLVN) - Khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua thì thẩm quyền phân cấp giao cho TP Hà Nội lớn, với khối lượng công việc nhiều hơn. Vì vậy, tại Kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 HĐND TP sẽ xem xét thông qua Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô; vấn đề phòng cháy, chữa cháy cùng nhiều cơ chế chính sách liên quan đến an sinh xã hội.

Phát huy vai trò tiên phong của Thủ đô trong phát triển khoa học, công nghệ

Đại biểu Tạ Đình Thi phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 28/5, tại phiên họp của Quốc hội, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tán thành việc dự thảo Luật đã bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung, biện pháp cụ thể nhằm thu hút, huy động nguồn lực xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Phân quyền mạnh mẽ, đặt trách nhiệm cao hơn với chính quyền Hà Nội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
(PLVN) - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP Hà Nội nhưng đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền TP trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

Đại biểu mong chờ các chính sách đặc thù cho Thủ đô phát triển

Cần hoàn thiện Luật Thủ đô để có được những cơ chế tốt nhất, tạo điều kiện cho Thủ đô của cả nước phát triển. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Theo chương trình dự kiến, hôm nay (28/5), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Trao đổi bên hành lang Kỳ họp thứ 7, nhiều đại biểu mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của cử tri và Nhân dân khi xây dựng Luật Thủ đô để có được những cơ chế tốt nhất, tạo điều kiện cho Thủ đô của cả nước phát triển.

Không gian phát triển Sông Hồng sẽ là "biểu tượng phát triển mới" của Thủ đô

Không gian phát triển sông Hồng sẽ là "biểu tượng phát triển mới" của Thủ đô. Ảnh: Báo Hà Nội mới.
(PLVN) - Đây là nội dung được nêu tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 24/5/2024 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô).