Luật Thủ đô (sửa đổi): Mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển khu công nghệ cao của TP Hà Nội

Một góc Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Hanoimoi.
Một góc Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Hanoimoi.
(PLVN) - Theo TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương, việc Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua phân quyền cho UBND TP Hà Nội được quyết định thành lập, điều chỉnh, mở rộng ranh giới khu công nghệ cao trên địa bàn TP là điều kiện rất tốt, mở ra kỷ nguyên mới cho khu công nghệ cao ở Hà Nội. Chính quyền TP phải nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt để khai thác tối đa hiệu quả các cơ chế thúc đẩy khu công nghệ cao trên địa bàn.

Khắc phục được những khó khăn, vướng mắc

Theo TS Lê Quốc Phương, hơn 2 thập kỷ qua, sự ra đời của các khu công nghệ cao đã tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư công nghệ cao từ các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước, kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất với nghiên cứu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và thu hút đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.

Tuy nhiên, thực tế việc phát triển các khu công nghệ cao vẫn chưa xứng tầm, chưa phát huy được như kỳ vọng, tỷ lệ lấp đầy thấp. Nguyên nhân là do mô hình quản lý vẫn chưa có nền tảng pháp lý vững chắc, chưa theo kịp tốc độ phát triển các khu công nghệ cao, vướng mắc kéo dài trong mô hình quản lý.

Thêm vào đó, các cơ chế thu hút chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp. Các cơ chế chính sách cho phát triển khu công nghệ cao cũng chưa có nhiều vượt trội so với các khu công nghiệp thông thường, trong khi các dự án đầu tư tại khu công nghệ cao phải đáp ứng tiêu chí về công nghệ, sản phẩm, các quy định về dự án công nghệ cao và trải qua quá trình thẩm định mất nhiều thời gian theo quy định.

Chúng ta cũng chưa có các chính sách chế độ đãi ngộ đặc biệt để thu hút các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao đến làm việc tại khu công nghệ cao.

Trong bối cảnh như vậy, TS Lê Quốc Phương cho rằng, việc Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua phân quyền cho UBND TP Hà Nội được quyết định thành lập, điều chỉnh, mở rộng ranh giới khu công nghệ cao trên địa bàn TP là điều kiện rất tốt, mở ra kỷ nguyên mới cho khu công nghệ cao ở Hà Nội. Đồng thời, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc mà các khu công nghệ cao đang gặp phải.

“Tôi đánh giá rất cao những nội dung được quy định trong Điều 24 Luật Thủ đô (sửa đổi). Việc phân quyền cho TP Hà Nội được tự quyết trong việc xây dựng, phát triển khu công nghệ cao còn giúp giảm bớt các thủ tục hành chính. TP Hà Nội có thể căn cứ vào năng lực, nhu cầu phát triển của Thủ đô để có những quyết định, điều chỉnh phát triển khu công nghệ cao phù hợp, phát huy hiệu quả cao nhất. Việc bổ sung, hoàn thiện các quy định mang tính đột phá, vượt trội của Luật Thủ đô (sửa đổi) giúp cho khu công nghệ cao có nhiều hơn nữa cơ hội, thuận lợi để phát triển”, TS Lê Quốc Phương nhấn mạnh.

Trong đó, ông Lê Quốc Phương đặc biệt tâm đắc với nhóm giải pháp chính sách về quy định vượt trội bố trí vốn ngân sách của TP Hà Nội hỗ trợ khu công nghệ cao của TP nhanh chóng xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đặc biệt là xây dựng khu nhà ở lưu trú cho người lao động thuê.

Cùng với đó, việc được phép ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi riêng, hỗ trợ đầu tư cao nhất theo quy định của Luật về công nghệ cao và quy định khác của pháp luật đối với dự án đầu tư và hoạt động tại khu công nghệ cao sẽ là lực hút doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương.

TS Lê Quốc Phương cũng chỉ ra rằng, việc phân quyền cho Hà Nội tự quyết trong việc phát triển khu công nghệ cao mang lại cơ hội, đồng thời cũng là trọng trách nặng nề với chính quyền Hà Nội. Bởi, đây rõ ràng là một nhiệm vụ mới, TP chưa có kinh nghiệm quản lý điều hành.

“Được trao quyền tự chủ, nhưng tổ chức triển khai như thế nào cho hiệu quả là một thách thức lớn. Vì thế, TP phải nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt để khai thác tối đa hiệu quả các cơ chế đặc thù được quy định trong Luật, gỡ vướng mắc thúc đẩy và phát huy những lợi thế sẵn có của khu công nghệ cao. Cần xác định xem cần tập trung vào lĩnh vực gì để sử dụng những đặc quyền đó, đồng thời, xác định rõ lộ trình, phân công rõ rõ trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị liên quan để Luật đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực”, ông Lê Quốc Phương kiến nghị.

Tăng tốc, biến khu công nghệ cao thành đầu tàu phát triển kinh tế của Hà Nội

Theo đó, để phát triển khu công nghệ cao đúng như kỳ vọng, là động lực phát triển Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung, trước tiên chính quyền TP phải xác định xem khu công nghệ cao đang có thuận lợi, khó khăn gì. Từ đó, gấp rút tổ chức đội ngũ cán bộ quản lý, đưa ra được các quy định, quy chế phù hợp với Luật Thủ đô (sửa đổi) và các quy định khác của pháp luật. TP Hà Nội phải tổ chức để tạo ra điều kiện tốt hơn nữa thu hút được FDI, doanh nghiệp công nghệ cao, chất lượng cao vào.

TS Lê Quốc Phương.

TS Lê Quốc Phương.

Với Luật Thủ đô (sửa đổi), TP Hà Nội cần tăng tốc hơn, đẩy mạnh hơn để biến khu công nghệ cao của TP thành một điểm sáng, đầu tàu phát triển kinh tế của Hà Nội và cả nước. Khi thu hút được đầu tư chất lượng cao, đầu tư của các tập đoàn lớn, phát triển dịch vụ vào đó thì tôi cho rằng Hà Nội sử dụng được các cái quyền một cách hiệu quả sẽ tạo điều kiện được cho khu công nghệ cao phát triển mạnh”, ông Phương nói.

Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng quy định rất rõ ràng, cụ thể những đặc quyền đối với khu công nghệ cao Hòa Lạc. Theo TS Lê Quốc Phương, việc giao cho TP Hà Nội quy định cụ thể chính sách ưu đãi riêng cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong Luật Thủ đô (sửa đổi) thể hiện vai trò hạt nhân của Khu công nghệ cao này đối với việc phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao trên địa bàn TP.

Đồng thời, đây cũng là bước tiếp nối các chính sách ưu đãi sau khi Bộ Khoa học và công nghệ chuyển giao Khu công nghệ cao này cho UBND TP quản lý.

“Đây là điều cần thiết, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ cho Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ được trao quyền tự chủ cao hơn trong quản lý Nhà nước, từ đó có thể chủ động trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế”, TS Lê Quốc Phương nhận định.

Vẫn theo ông Phương, quy định phân quyền, phân cấp cho Ban quản lý Khu công nghệ cao sẽ giúp tăng sự chủ động. Bởi, hiện nay ngoài các thẩm quyền được phân quyền tại Luật Đầu tư và Luật Xây dựng, Ban quản lý Khu công nghệ cao được quy định nhiều chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước nhưng trên thực tế việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ này gặp nhiều khó khăn do chưa được quy định trong pháp luật chuyên ngành và không được bảo đảm nguồn lực thực hiện.

Ngoài ra, việc công nhận Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc là tổ chức hành chính thuộc UBND TP thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghệ cao cũng là một đột phá, tạo cơ sở cho Ban quản lý chủ động điều hành khu công nghệ cao. Trong đó, có thể kể đến những đặc quyền như thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng trong phạm vi khu doanh nghiệp và thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, quản lý đất đai trong phạm vi Khu công nghệ cao Hòa Lạc khi được UBND TP phân cấp, ủy quyền.

Là một trong những người đầu tiên tham gia xây dựng Quy hoạch tổng thể Khu công nghệ cao Hòa Lạc từ năm 1996, để tận dụng tốt nhất những đặc quyền mà Luật Thủ đô (sửa đổi) mang lại, ông Lê Quốc Phương khuyến nghị TP Hà Nội cần quy hoạch tổng thể Khu công nghệ cao Hòa Lạc như một quận lõi của TP, với định hướng phát triển TP thông minh theo hướng xanh, bền vững, có đầy đủ tiện ích hiện đại. Có như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư lớn từ các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao.

“Để làm được việc này, sắp tới Hà Nội phải nỗ lực có quy định để quản lý cho tốt, hoàn thiện hạ tầng hoàn chỉnh trong nội khu công nghệ cao, không đơn thuần là giao thông, điện, nước, viễn thông, mà phải là nơi đáng sống, có đầy đủ dịch vụ tiện ích như nhà ở, trường học, ngân hàng, cửa hàng, khu thể thao vui chơi… Đồng thời, bố trí nguồn lực để đầu tư hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng khu, chỉnh trang hạ tầng, cảnh quan, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các nhà đầu tư”, ông nói.

Đồng thời, cần có chính sách thu hút FDI theo hướng chọn lọc về công nghệ cao trong các lĩnh vực bán dẫn, thiết kế chế tạo chip điện tử và vi mạch, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, các lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Quyết tâm phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt

(PLVN) - Cuối tuần qua, phát biểu kết luận Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ, sản xuất được toa xe, đầu máy, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt.

Đọc thêm

Khoảnh khắc ấn tượng trong luyện tập diễu binh, diễu hành mừng Chiến thắng 30/4

Khối nam sĩ quan Cảnh sát Nhân dân đã hợp luyện diễu binh qua lễ đài. Sở Chỉ huy đã tổ chức huấn luyện theo chương trình chi tiết được phê duyệt, đảm bảo không đốt cháy giai đoạn và yêu cầu cán bộ huấn luyện chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tổ chức luyện tập. (Ảnh: Dân Trí)
(PLVN) - Bất chấp nắng nóng gay gắt, các đơn vị quân đội, công an từ nhiều quân binh chủng, bộ tư lệnh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, gồm nhiều nữ quân nhân, vẫn hăng say, nỗ lực luyện tập, hợp luyện chuẩn bị cho diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'
(PLVN) - "Có thể nói cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân và đó chính là niềm tự hào đáng trân trọng của Nhân dân Đà Nẵng anh hùng. Đây là tiền đề tạo ra sức mạnh tổng hợp để Đà Nẵng phát triển nhanh và toàn diện trong những năm tiếp theo", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025), 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), sáng 29/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương và thành phố Đà Nẵng đã dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, đường 29/3, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng.

Làm rõ các tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh cuộc họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp, trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành.

Khoa học và công nghệ nâng cao tiềm lực quốc phòng

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng mới chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ giai đoạn 2021 - 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva gặp gỡ phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa Liên bang Brazil thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 29/3/2025.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dự Lễ khánh thành dự án Xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định. Đây được xem là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Định với tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng.

Những cống hiến của thanh niên Quân đội có sức lan tỏa mạnh mẽ

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng trao Bằng khen cho 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Ngày 26/3, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu (GMTTB), Gương mặt trẻ triển vọng (GMTTV) toàn quân năm 2024. Chương trình nhằm vinh danh 70 điển hình xuất sắc (10 GMTTB, 60 GMTTV) của tuổi trẻ Quân đội trên mọi lĩnh vực công tác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự, phát biểu chỉ đạo.