Khai thác tối đa hiệu của các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có trên 50 quy định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND TP Hà Nội. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù nhằm khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy, phát huy các lợi thế sẵn có.

Cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết thành hành lang pháp lý

Sáng 01/7, phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 17 của HĐND TP Hà Nội diễn ra ngay sau thành công tốt đẹp của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu với 11 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác.

Trong đó có 3 các nội dung liên quan trực tiếp, đặc biệt quan trọng với Thủ đô Hà Nội là Quốc hội cho ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; xem xét và thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ rất cao (95,06%).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đánh giá, thực hiện phương châm hành động “Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả”, năm 2024 là năm tăng tốc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất vui mừng, phấn khởi khi thấy thời gian qua, TP Hà Nội đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, đóng góp rất tích cực vào thành tựu chung của cả nước.

Nổi bật là, trong 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, thu ngân sách tăng cao, các cân đối lớn được đảm bảo. Tăng trưởng GRDP ước tăng 6,0% (cao hơn bình quân chung cả nước); thu ngân sách nhà nước dự kiến đạt 252.054 tỷ đồng, bằng 61,7% so với dự toán và tăng 12,5% so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực xuất, nhập khẩu, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ phục hồi và tăng trưởng mạnh. An sinh xã hội được chăm lo; công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của TP đạt nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu phát triển bền vững về kinh tế xã hội của TP đều được cải thiện về thứ hạng và chất lượng.

“Đây là những thành tích rất phấn khởi của TP, và càng ý nghĩa hơn khi chúng ta đang thi đua, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, trong thành tựu chung của TP, có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của HĐND cùng sự đồng hành, tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội khóa XV.

Trong đó, bà Nguyễn Thị Thanh đánh giá rất cao năng lực của HĐND TP Hà Nội trong việc cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Trung ương cũng như của Thành uỷ trong tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách để TP hoạt động.

Cùng với đó là năng lực đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và cử tri Thủ đô; năng lực đề xuất và phát hiện vấn đề để đề xuất với Trung ương, các cơ quan của Trung ương, với Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Thành uỷ, UBND TP trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND theo Luật định; năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của HĐND TP theo Luật định, bám sát sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ TP trong thực hiện các nhiệm vụ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và hướng tới Đại hội XIV của Đảng, cũng là năm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Khẩn trương triển khai, thi hành Luật Thủ đô đi vào cuộc sống

Để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra cho đất nước nói chung và TP nói riêng, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị HĐND TP Hà Nội tiếp tục quán triệt đầy đủ, triển khai đồng bộ và có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và của TP, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để thể chế hóa, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể trong từng lĩnh vực.

Quang cảnh phiên họp.

Quang cảnh phiên họp.

Cùng với đó, khẩn trương quán triệt, triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) và phối hợp với các cơ quan của Chính phủ tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp để hoàn thiện 2 Quy hoạch quan trọng của Thủ đô, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền.

Phân tích về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chỉ ra rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước, trong đó thể hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP Hà Nội, nhưng cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền TP trong việc thực hiện đồng bộ nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của Nhân dân.

Theo thống kê, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có trên 50 quy định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND TP. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù nhằm khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy, phát huy các lợi thế sẵn có.

“Chủ động nghiên cứu, rà soát, xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai, thực hiện, trong đó cần xác định rõ lộ trình, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan để Luật đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực (từ ngày 01/01/2025)”, bà Nguyễn Thị Thanh nói.

Trong quá trình triển khai kế hoạch thực hiện, đề nghị TP quan tâm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong quá trình tổ chức triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) và các Quy hoạch của Thủ đô sau khi được phê duyệt nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị HĐND TP quan tâm việc quy hoạch đội ngũ cán bộ, chuẩn bị nhân sự của HĐND, cho Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 sẽ được thực hiện trong năm 2026...

Phát huy những kết quả đã đạt được, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tin tưởng rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, nắm vững cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2024 và cả nhiệm kỳ, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng văn hiến, văn minh, hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.