Hà Nội: Xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể hóa Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải trình bày báo cáo tại Kỳ họp.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải trình bày báo cáo tại Kỳ họp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong những tháng cuối năm, TP Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo chuẩn bị triển khai tổ chức thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) để sớm đưa Luật đi vào cuộc sống; phối hợp với các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể hóa Luật.

Tình hình kinh tế - xã hội TP đạt được nhiều kết quả tích cực

Sáng 01/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội khoá XVI, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã báo cáo công tác chỉ đạo điều hành của UBND TP và tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

Theo đó, ông Hà Minh Hải cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, TP Hà Nội triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đan xen.

UBND TP đã ban hành Chương trình hành động, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, với chủ đề xuyên suốt là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; 5 trọng tâm chỉ đạo điều hành thực hiện, 24 chỉ tiêu và 94 nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm và tiến độ hoàn thành của từng sở, ban, ngành và địa phương với quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ trên tinh thần 3 rõ.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2024, TP đã tập trung chỉ đạo thực hiện 3 nội dung công việc quan trọng gồm lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 80 ngày 24/5/2024 về 2 Quy hoạch; còn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) và xem xét, cho ý kiến đối với 2 Quy hoạch.

Cùng đó, công tác đầu tư phát triển hạ tầng và phát triển đô thị được quan tâm đẩy mạnh. TP đã tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ để đưa vào vận hành tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao), đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; dự án Đường Âu Cơ đoạn từ khách sạn Thắng Lợi - cầu Nhật Tân; triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ; hoàn thành Quy định về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư,...

Với nhiều biện pháp được triển khai quyết liệt và phù hợp với thực tiễn của TP, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, GRDP 6 tháng đầu năm tăng 6,00%, cao hơn so với cùng kỳ (5,97%). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước 6 tháng thực hiện là 252,1 nghìn tỷ đồng, đạt 61,7% dự toán, tăng 12,5% so với cùng kỳ (thu nội địa là 237.747 tỷ đồng, chiếm 94,3%).

Bên cạnh đó, Hà Nội tập trung triển khai tổng thể, toàn diện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, đẩy mạnh phát triển dữ liệu, phát triển ứng dụng, các dịch vụ công trực tuyến gắn với đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng phục vụ, minh bạch trong thực hiện thủ tục hành chính.

Tập trung chỉ đạo chuẩn bị triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm từ 6,5-7,0%, 6 tháng cuối năm GRDP phải tăng từ 6,9-7,9% là những nhiệm vụ rất nặng nề, TP Hà Nội cần tập trung phấn đấu hoàn thành với tinh thần khẩn trương và quyết tâm rất lớn.

Các đại biểu dự Kỳ họp.

Các đại biểu dự Kỳ họp.

Theo đó, Hà Nội quyết liệt, tập trung thực hiện 11 nội dung nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 với các động lực tăng trưởng mới, kiểm soát lạm phát. Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiệu quả, thực chất, gắn với nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh; thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các lĩnh vực mới nổi, mô hình kinh doanh mới. Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, TP Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo chuẩn bị triển khai tổ chức thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) để sớm đưa Luật đi vào cuộc sống. UBND TP Hà Nội sẽ ban hành quyết định hoặc trình HĐND TP ban hành nghị quyết quy định phân cấp của từng ngành, lĩnh vực đảm bảo đồng bộ, đầy đủ theo chuyên ngành và đồng bộ, đầy đủ cho cấp huyện, cho cấp xã theo quy định trong quý IV/2024.

Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể hóa Luật Thủ đô (sửa đổi), các đề án thí điểm các cơ chế, chính sách liên kết vùng, tạo đột phá để tiếp tục phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng.

Cùng với đó là thực hiện tổ chức công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và triển khai xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô, ban hành Chương trình phát triển đô thị để thực hiện Quy hoạch chung ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong đó, đặc biệt chú trọng các giải pháp cụ thể và tiến độ thực hiện các quy hoạch, nhất là việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức làm căn cứ để thực hiện các danh mục công trình, dự án ưu tiên để kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước...

Hoàn thiện cơ chế, chính sách khai thác nguồn lực từ đất đai, các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất; hoàn thiện cơ chế xác định giá đất, cơ chế chính sách về tài chính về đất đai.

Bên cạnh đó, Hà Nội phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, đô thị và bảo vệ môi trường. Đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông khung quan trọng, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; đưa vào vận hành khai thác đường sắt đô thị trên cao Nhổn - Ga Hà Nội và thiết lập đề án tổng thể đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Thủ đô.

Phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…

Đọc thêm

Kiên Giang: Đồng loạt triển khai cấp thẻ căn cước cho người dân

Đại tá Nguyễn Nhật Trường - Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang kiểm tra việc cấp căn cước cho trẻ em tại Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội.
(PLVN) - Sáng nay (01/7/2024), Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội - Công an tỉnh Kiên Giang và Công an 15 huyện, thành phố triển khai cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi, từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi, từ 14 tuổi trở lên và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.

TAND tỉnh Kiên Giang có tân Chánh án

Ông Nguyễn Trí Tuệ ( bìa phải) - Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao trao quyết định bổ nhiệm cho ông Võ Kế Nghiệp.

(PLVN) - Chiều 01/7, tại Kiên Giang, TAND Tối cao tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Kế Nghiệp - Phó Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang giữ chức Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang.

Vĩnh Phúc đảm bảo quyền cho người dân tham gia bảo hiểm y tế

Vĩnh Phúc luôn đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT của người tham gia, thụ hưởng chính sách.
(PLVN) -  Xác định bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách lớn, một trong những trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, những năm qua, Vĩnh Phúc đã không ngừng tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bảo đảm quyền, lợi ích cho người dân.

'Tây Hồ quyết tâm, nỗ lực phát triển công nghiệp văn hóa xứng tầm lợi thế sẵn có'

Ông Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận ủy Chủ tịch UBND quận Tây Hồ.
(PLVN) - TP Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng. Là một trong những vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, hội tụ nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, quận Tây Hồ đã sớm chủ động triển khai nhiều giải pháp phát triển ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận, góp phần tạo dựng sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.