Đại biểu mong chờ các chính sách đặc thù cho Thủ đô phát triển

Cần hoàn thiện Luật Thủ đô để có được những cơ chế tốt nhất, tạo điều kiện cho Thủ đô của cả nước phát triển. (Ảnh: TTXVN)
Cần hoàn thiện Luật Thủ đô để có được những cơ chế tốt nhất, tạo điều kiện cho Thủ đô của cả nước phát triển. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Theo chương trình dự kiến, hôm nay (28/5), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Trao đổi bên hành lang Kỳ họp thứ 7, nhiều đại biểu mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của cử tri và Nhân dân khi xây dựng Luật Thủ đô để có được những cơ chế tốt nhất, tạo điều kiện cho Thủ đô của cả nước phát triển.

Đại biểu (ĐB) Trần Kim Yến (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, mỗi một địa phương có những đặc điểm rất riêng. Chúng ta không thể so Nghệ An với Đà Nẵng hay so TP Hồ Chí Minh với Đà Nẵng hoặc một số địa phương khác được bởi mỗi địa phương có đặc điểm riêng về đất đai, về môi trường, về khí hậu, về dân số và nhiều vấn đề khác nhau. Cho nên, chúng ta quy định đặc thù cho mỗi địa phương, kể cả nội dung đặc thù của TP Hồ Chí Minh cũng không giống nội dung đặc thù của Đà Nẵng, không giống với Nghệ An. Nhưng sau thời gian thực hiện các đặc thù, nếu các chính sách đặc thù, ưu đãi với TP Hồ Chí Minh hoặc một số tỉnh khác mà chúng ta có thể nâng lên thành luật thì quá tốt. Và kể cả Luật Thủ đô cũng thế. Tất nhiên, Thủ đô có một đặc trưng mà không tỉnh, thành nào có được, đó là Thủ đô. Vì vậy, phải có những điểm riêng cho Thủ đô để Thủ đô có thể thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của một đơn vị hành chính mang tên là Thủ đô.

Đại biểu Trần Kim Yến. (Ảnh: quochoi.vn)

Đại biểu Trần Kim Yến. (Ảnh: quochoi.vn)

Về mô hình TP trong TP tại dự thảo Luật Thủ đô, theo ĐB Yến, hiện nay, các địa phương có mô hình TP trong tỉnh, còn mô hình TP trong TP đầu tiên là TP Thủ Đức của TP Hồ Chí Minh. Thủ Đức vẫn đang tiếp tục xây dựng và đề xuất với Chính phủ một số nội dung để TP Thủ Đức có thể thực hiện đúng với mong muốn là một TP. TP Hồ Chí Minh cũng đang tính đến một số địa phương khác có thể thành lập TP nếu như Thủ Đức sau thời gian thực hiện chứng minh được hiệu quả của mình.

Việc các địa phương khác, đặc biệt là Hà Nội cũng đang tính đến việc xây dựng TP trong TP, ĐB Yến chia sẻ, bà hoàn toàn ủng hộ đề xuất này với điều kiện là chúng ta không nên ồ ạt quá mà cần cân nhắc, có bước đi rất thận trọng để đề ra lộ trình cụ thể. “Chúng ta không nên cứ thấy anh hàng xóm có gì thì chúng ta có cái đấy mà điều quan trọng là từ kinh nghiệm của nhà hàng xóm để chúng ta có những đề xuất cụ thể và đạt được mong muốn là có một mô hình mới đáp ứng được những yêu cầu phát triển trong tương lai”, ĐB Yến nêu quan điểm.

ĐB Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) đánh giá, hiện nay, dự thảo Luật Thủ đô cơ bản đã hoàn thiện tốt. Đặc biệt là tinh thần phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội, phải thực hiện các sứ mệnh để tạo ra bước phát triển vượt trội bứt phá, vượt trội. Tuy nhiên, cũng còn một vài chỗ cần phải có quy định thật sự rõ ràng và đúng nghĩa là vượt trội riêng cho Thủ đô. Điển hình là vấn đề đang có nhiều băn khoăn là khai thác, phát triển TP hai bên sông Hồng, làm sao biến sông Hồng trở thành trục trung tâm về văn hóa, sinh thái và du lịch của TP. Đây là nội dung rất cần hoàn thiện, để tạo ra cho Hà Nội một cơ chế riêng trong việc khai thác hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống cũng như các sông khác trên địa bàn.

Đại biểu Hoàng Văn Cường. (Ảnh: quochoi.vn)

Đại biểu Hoàng Văn Cường. (Ảnh: quochoi.vn)

Hay vấn đề điều chỉnh tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức ở Thủ đô, ĐB Cường cho hay, Hà Nội đang có tỷ lệ biên chế thấp nhất so với quy định về biên chế công chức, viên chức chung quốc gia. Do vậy, việc trả lương phải dựa trên tổng quỹ lương khi sử dụng hết các biên chế như tại các địa phương và tổng quỹ lương của Hà Nội sẽ tăng cao. Phần dôi dư trong tổng quỹ lương này có thể dùng để chi trả lương tăng thêm cho cán bộ, công chức. Đây sẽ là một cơ chế khuyến khích tăng năng suất lao động và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao. Đồng thời, nâng cao được vai trò, trách nhiệm làm việc của họ với cường độ, công suất hiệu quả và thái độ phục vụ tốt nhất để trả lương một cách xứng đáng.

Đặc biệt, ĐB Cường khẳng định, để phát triển Thủ đô phải cả một quá trình, chứ không thể đong đo trong một thời gian ngắn. Chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam phải là một nước thu nhập cao và phải ngang tầm với các nước phát triển. Trong đó, Quy hoạch Thủ đô cũng đặt ra mục tiêu, đến năm 2050, Hà Nội phải là một thủ đô đứng vào hàng đầu so với các nước trong khu vực và ngang tầm với Thủ đô các nước tiên tiến trên thế giới. Đây là lộ trình đã đặt ra và chúng ta có thể đạt được hay không sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta khai thác những các quy chế, những cơ chế rất đặc thù và vượt trội cho Thủ đô. Đồng thời, cũng đòi hỏi phải có quyết tâm, quyết tâm rất cao không chỉ của chính quyền Thủ đô trong việc thực hiện các quá trình chuyển đổi, mà còn đòi hỏi sự tập trung nguồn lực rất lớn của cả xã hội. Từ đó, tạo ra bộ mặt Thủ đô thực sự đột phá và xứng tầm là Thủ đô của nước phát triển vào năm 2045.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.