Hà Nội: Sớm ban hành các nội dung trọng tâm, đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Hội nghị giao ban Thường trực HĐND TP Hà Nội với Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã quý 2/2024 vừa diễn ra, Thường trực HĐND TP đã quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm Luật Thủ đô (sửa đổi) và triển khai kế hoạch của Thường trực HĐND TP về thi hành Luật nhằm sớm đưa các quy định của Luật đi vào cuộc sống.

Phân quyền mạnh mẽ cho TP Hà Nội

Quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội nghị, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô 2012); quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) có 1 điều riêng về nguyên tắc áp dụng Luật, trong đó xác định ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô (sửa đổi) trong trường hợp có quy định khác về cùng một vấn đề với luật, nghị quyết khác.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội nghị.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội nghị.

Luật có những nội dung trọng tâm, nổi bật như tổ chức chính quyền ở Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Các quy định được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ từ Trung ương về TP (về đầu tư, quy hoạch xây dựng, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ…), đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô đối với hoạt động quản lý điều hành các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HĐND các cấp, bảo đảm thực chất và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, Luật quy định HĐND TP Hà Nội được bầu 125 đại biểu (tăng 30 đại biểu so với hiện tại), trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.

Thường trực HĐNDTP Hà Nội hoạt động chuyên trách có không quá 11 thành viên, gồm Chủ tịch, không quá 3 Phó Chủ tịch (tăng 1 Phó Chủ tịch và 4 thành viên thường trực HĐND Thành phố); các Ban của HĐND TP được thành lập không quá 6 ban (tăng tối đa 2 ban so với nhiệm kỳ này).

Đối với HĐND quận, thị xã có 2 Phó Chủ tịch HĐND (tăng 1 Phó Chủ tịch; tổng số đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách không quá 9 người do HĐND quận, thị xã, TP thuộc TP quyết định (tăng 3 người so với số tối đa theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương); được thành lập không quá 3 ban để tham mưu về các lĩnh vực cụ thể (tăng 1 ban so với Luật hiện nay). Ban có thể có Ủy viên hoạt động chuyên trách do HĐND quận, thị xã, TP thuộc TP quyết định (hiện nay chưa có quy định này).

Đặc biệt, Luật Thủ đô (sửa đổi) phân quyền mạnh mẽ cho TP Hà Nội, giúp chính quyền TP chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong đó, Luật quy định một số nội dung đặc thù như HĐND TP được chủ động trong việc quyết định thành lập, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP, xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức khi đáp ứng một số điều kiện được quy định tại Luật này…

Cho phép Thường trực HĐND TP trong thời gian HĐND TP không họp được quyết định một số nhiệm vụ và báo cáo HĐND TP tại kỳ họp gần nhất nhằm bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của TP

Luật quy định 1 điều riêng về phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND và cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND. Bổ sung một số quy định nhằm làm rõ hơn chủ thể, đối tượng, phạm vi được phân cấp, ủy quyền so với các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; giao UBND TP quy định việc điều chỉnh trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp ủy quyền (Điều 14).

Trên cơ sở quy định mang tính nguyên tắc, Luật giao HĐND TP Hà Nội quy định cụ thể về việc ký hợp đồng với người đáp ứng các điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn dùng chung, bảo đảm phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn của địa phương. Quy định chế độ chính sách để thu hút, trọng dụng người có tài năng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...

Tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề để quyết định các nội dung quy định chi tiết

Tham luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch HĐND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Thủy cho biết, từ ngày Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, cán bộ và nhân dân quận Bắc Từ Liêm mong chờ Luật được thực hiện hóa và tạo ra những đặc thù để đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị đặc thù. Để Luật sớm phát huy hiệu quả, các cơ quan đơn vị mong muốn các cơ quan của HĐND TP sớm có quy định cụ thể hóa các quy định của Luật tại khoản 6, Điều 14 và các Điều 15, 17, 18, 19.

Phó Chủ tịch HĐND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Thủy phát biểu tại Hội nghị.

Phó Chủ tịch HĐND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Thủy phát biểu tại Hội nghị.

Còn Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, quận đã ý thức được trách nhiệm trong thời gian tới để triển khai Luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền; quy định sử dụng đất nổi ở các tuyến sông, tuyến đê; cơ chế để HĐND kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong thực hiện nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền, để tránh lạm dụng ủy quyền tràn lan.

Để Luật sớm đi vào đời sống, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ kiến nghị HĐND TP có hướng tham mưu với Thành ủy để có hướng dẫn triển khai thực hiện bố trí cán bộ, tăng biên chế, vị trí việc làm cũng như định hướng nhân sự tham gia cấp ủy trong nhiệm kỳ tới.

Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Ba Đình Nguyễn Công Thành cho rằng, để triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) một cách chất lượng, hiệu quả, TP cần sớm ban hành kế hoạch và hướng dẫn cho các quận, thị xã về mô hình tổ chức; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật; rà soát từng lĩnh vực để xác định các nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và quy định theo thẩm quyền được giao trong Luật.

Các hướng dẫn triển khai kế hoạch cần phải chặt chẽ, đồng bộ, đảm bảo tính khả thi cao, đặc biệt là các chính sách liên quan đến công tác cán bộ, phát triển đô thị, đầu tư công, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Theo kế hoạch của Kế hoạch của Thường trực HĐND TP về triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), Thường trực HĐND TP dự kiến tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề của HĐND TP để xem xét, quyết định các nội dung quy định chi tiết và các cơ chế, chính sách để triển khai thi hành Luật. Trong đó, dự kiến 1 kỳ tổ chức từ ngày vào tháng 11/2024 và 1 kỳ tổ chức vào tháng 5/2025.

Đối với các nghị quyết quy phạm pháp luật, HĐND TP Hà Nội dự kiến xem xét 28 nội dung tại Kỳ họp chuyên đề tháng 11/2024 và 4 nội dung tại Kỳ họp chuyên đề tháng 5/2025.

Đối với 21 nội dung nghị quyết ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật, các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng văn bản chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung rà soát, nghiên cứu đề xuất nhưng nội dung trọng tâm, trọng điểm, cần thiết, có khả năng thực hiện ngay để ban hành sớm, có hiệu lực cùng với hiệu lực thi hành của Luật.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc
(PLVN) - Sáng 20/12, tại Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 2, năm 2024 với chủ đề: “Vĩnh Phúc - Khát vọng, bứt phá”.