“Luật không bảo bỏ con dấu doanh nghiệp, nhưng...”

TS. Lê Thành Vinh, Phó tổng giám đốc Công ty Luật TNHH SMiC
TS. Lê Thành Vinh, Phó tổng giám đốc Công ty Luật TNHH SMiC
(PLO) -Theo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Không ít người đã hiểu theo ý, từ nay doanh nghiệp sẽ không cần dùng con dấu nữa?
TS. Lê Thành Vinh, Phó tổng giám đốc Công ty Luật TNHH SMiC nhận định: "Dường như đang có một sự hiểu nhầm nội dung về con dấu của doanh nghiệp, trong Luật Doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua. Nhiều báo chí đưa tin bỏ con dấu, nhưng thực tế, luật không quy định là bỏ hay không dùng con dấu nữa." 
So với các quy định hiện hành, thì Luật Doanh nghiệp mới vẫn đã cải cách rất lớn về con dấu. Trước hết, thay đổi về cách tiếp cận trong quản lý Nhà nước về con dấu. Theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định số 58/2001/NĐ-CP thì cơ quan quản lý Nhà nước sẽ quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn hoạt động phải xin phép khắc dấu và phải được cơ quan quản lý nhà nước đồng ý cho khắc dấu và cấp giấy đăng ký mẫu dấu. Doanh nghiệp muốn có con dấu thứ hai thì cũng phải xin phép và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp mới đã chuyển quyền quyết định này về cho doanh nghiệp. 
Cụ thể, điều 44 Luật Doanh nghiệp mới quy định doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp, nhưng phải bảo đảm nội dung con dấu thể hiện những thông tin tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Sau khi quyết định rồi thì doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Một cải cách lớn là quy định về sử dụng con dấu. 
Theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định số 58/2001/NĐ-CP thì con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp. Nói cách khác, nếu không có con dấu đóng trên văn bản giấy tờ thì văn bản giấy tờ đó cũng chưa được khẳng định giá trị pháp lý. 
Luật Doanh nghiệp mới quy định con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Mặc dù chúng ta cần chờ thêm hướng dẫn của Chính phủ để hiểu chắc chắn trường hợp nào pháp luật quy định phải sử dụng con dấu, có thể thấy, Luật Doanh nghiệp mới đã mở ra một khả năng có giao dịch không cần sử dụng con dấu. 
Một điều cũng rất quan trọng là quy định về lưu giữ và bảo quản con dấu. Thay vì quy định cứng như trong Luật Doanh nghiệp là phải lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp mới cho phép điều lệ doanh nghiệp tự quy định việc lưu giữ con dấu.
Cải cách này sẽ giảm bớt rất nhiều sự vướng mắc trong sử dụng con dấu ở ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Người đại diện theo pháp luật có thể mang dấu đi bất kỳ địa điểm nào để tiện cho việc quản lý và sử dụng, mà không lo đã làm trái quy định như hiện nay.
Chưa tháo hết “vòng kim cô” 
Liên quan đến việc để doanh nghiệp “tự chủ” về con dấu, theo ông có thực sự “cởi trói” cho doanh nghiệp? Doanh nghiệp nên vận dụng việc “tự chủ” này như thế nào để mang lại hiệu quả và sự hợp lý nhất cho doanh nghiệp mình? Ông Vinh cho rằng: "Nếu hiểu doanh nghiệp hiện nay đang bị trói buộc bởi những quy định khắt khe, thậm chí là cứng nhắc về con dấu thì việc để doanh nghiệp tự quyết định thực sự là một sự “cởi trói” cho họ. Việc nên quyết định khắc con dấu như thế nào, có nội dung gì và số lượng bao nhiêu sao cho hiệu quả thì lại tùy thuộc vào từng doanh nghiệp một." 
Việc quyết định doanh nghiệp cần cân nhắc đến tính chất ngành nghề hoạt động, nhu cầu sử dụng và khả năng quản lý con dấu của mình.
Một điểm mới của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), đó là quy định không cần ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận. Liệu sự thay đổi này có đang tháo bỏ một gánh nặng đáng kể, giảm thủ tục, linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh?
Đúng là Luật Doanh nghiệp mới đã bỏ quy định phải ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
Tuy nhiên, luật vẫn quy định ngành nghề kinh doanh là một nội dung mà doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Khi thay đổi ngành nghề đã đăng ký, doanh nghiệp lại phải thông báo lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh. 
Tôi cho rằng cải cách như trên của Luật Doanh nghiệp mới cũng chỉ ở mặt hình thức, giấy tờ chứ chưa thực sự giải quyết bản chất của vấn đề. Việc bỏ nội dung ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, do vậy, cũng sẽ không tháo bỏ gánh nặng, giảm thủ tục hay tạo sự linh hoạt đáng kể nào cho doanh nghiệp. 
Doanh nghiệp vẫn phải đăng ký ngành nghề mình dự định kinh doanh, chỉ có điều cơ quan nhà nước sẽ không phải ghi các ngành nghề đăng ký đó trên giấy chứng nhận nữa. 
Sự linh hoạt cho doanh nghiệp ở đây, chính là mỗi lần thay đổi họ chỉ việc làm thông báo lên cho cơ quan đăng ký kinh doanh mà không cần phải chờ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cập nhật ngành nghề thay đổi đó. 
Tuy nhiên, điều mà tôi lo ngại là mỗi lần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh doanh nghiệp lại phải chờ ý kiến trả lời của cơ quan này rồi mới được phép kinh doanh trong ngành nghề mới thay đổi đó. 
Mà nếu cơ quan đăng ký kinh doanh cứ ra một văn bản trả lời là chấp nhận thay đổi ngành nghề thì chẳng khác nào là cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi như hiện nay. Đây là tư duy rất phổ biến ở Việt Nam, và tôi sợ rằng khi áp dụng cải cách này sẽ không đạt được mục tiêu như kỳ vọng. 
Tôi cũng đã từng phát biểu về vấn đề bỏ việc đăng ký kinh doanh theo ngành nghề. Quan điểm của tôi là đăng ký doanh nghiệp chỉ nên đơn thuần là đăng ký khai sinh ra một tổ chức kinh tế. 
Nội dung đăng ký chỉ cần đến mức đủ để xác định danh tính của doanh nghiệp đó, ai là chủ sở hữu, ai là người đại diện, doanh nghiệp tổ chức theo loại hình nào và có vốn bao nhiêu để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp trong quan hệ với cá nhân tổ chức khác. Sau khi khai sinh rồi thì doanh nghiệp có quyền kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm. 
Khi muốn kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật yêu cầu có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện đó rồi mới được tiến hành kinh doanh. Chỉ có vậy mới thực sự tháo bỏ đi “vòng kim cô” hiện đang hạn chế quyền tự do kinh doanh được.
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này được các nhà làm chính sách đánh giá có nhiều nội dung mới, đột phá theo hướng đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân. Ông nghĩ sao về những điểm mới này?
So với Luật Doanh nghiệp 2005, tôi cho rằng Luật Doanh nghiệp mới cũng đã có nhiều nội dung cải cách đáng kể theo hướng bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân. 
Có thể kể đến những cải cách rút ngắn thủ tục thành lập doanh nghiệp, về bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận, về bỏ yêu cầu xác định vốn pháp định ngay từ đầu, về con dấu, về tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp…
Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng cần cải cách mang tính đột phá hơn nữa thì mới có thể đảm bảo được quyền tự do kinh doanh, khơi dậy và phát huy được các nguồn lực trong xã hội để đưa vào kinh doanh. 
Cứ nhìn sang các nước khác như Singapore chẳng hạn, người ta thành lập doanh nghiệp hết có mấy phút trên mạng là kinh doanh được rồi, đâu cần phải nhiều thủ tục ràng buộc như ở Việt Nam. Làm mất cơ hội kinh doanh, gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý và nhiều hệ lụy kéo theo khác sẽ là kết quả tất yếu./.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Đọc thêm

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.