Lễ hội Sen Đồng Tháp lần 2 thu hút hơn 200.000 lượt khách tham quan

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 4 ngày diễn ra, Lễ hội sen Đồng Tháp lần II thu hút hơn 200.000 lượt khách tham quan, thưởng lãm, mua sắm.

Tối 19/5, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần II – năm 2024.

Lễ hội Sen Đồng Tháp diễn ra từ ngày 16-19/5 vào dịp cả nước long trọng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ.

Lễ hội thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm

Lễ hội thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm

Lễ hội tổ chức hơn 30 hoạt động sôi nổi như: Hội thảo quốc tế về sen; Không gian trưng bày các giống Sen của Đồng Tháp và quốc tế; các đại cảnh, tiểu cảnh sen; Phố ẩm thực Sen; Lễ hội Canival, chương trình nghệ thuật “Giai điệu tuổi trẻ đất sen hồng” kết hợp trình diễn áo dài sen; Không gian sáng tạo, trải nghiệm chủ đề sen; hoạt động diễu hành của 5.500 phụ nữ Đồng Tháp hưởng ứng lễ hội sen; Hội chợ Công Thương khu vực ĐBSCL, các chương trình nghệ thuật đặc sắc…

Lễ hội Sen đã trở thành điểm nhấn ấn tượng, mang dấu ấn riêng Đồng Tháp

Lễ hội Sen đã trở thành điểm nhấn ấn tượng, mang dấu ấn riêng Đồng Tháp

Lễ hội đã thu hút trên 200.000 lượt khách đến tham quan, thưởng lãm và mua sắm. Lễ hội lần này không chỉ mang đến những trải nghiệm văn hóa về Sen mà còn mở ra nhiều cơ hội kết nối, giao lưu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước và những người làm kinh tế về Sen.

Lễ hội có hơn 30 hoạt động sôi nổi, hấp dẫn

Lễ hội có hơn 30 hoạt động sôi nổi, hấp dẫn

Ông Trần Trí Quang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 không chỉ quảng bá về văn hóa, du lịch mà còn là dịp để Đồng Tháp nhận diện đầy đủ giá trị văn hóa sen đối với vùng đất, con người Đồng Tháp. Qua đó, nâng tầm phát triển của sen Đồng Tháp trong các phương diện văn hóa ở địa phương, góp phần nâng tầm hội nhập quốc tế của sen Đồng Tháp. Lễ hội góp phần thiết thực quảng bá hình ảnh đất và người Đồng Tháp nghĩa tình năng động, sáng tạo, làm tô đậm, tôn vinh giá trị sen, làm thắm đẫm tình đất – tình người – tình sen.

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…