Lao động Việt Nam ở Lybia đã được di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm

(PLO) - "Theo thông tin mới nhất tại Đại sự quán Việt Nam ở Lybia, những lao động Việt Nam cuối cùng đã được di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm". Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết. 
Chiều nay (14/8), tại Hà Nội, buổi họp báo thường kỳ của Người Phát Ngôn Bộ Ngoại giao tổ chức. Nhiều vấn đề dư luận đang quan tâm như: các động thái của Trung Quốc trên biển Đông, việc đưa lao động Việt Nam rời Lybia, mối quan hệ hợp tác Việt Nam –Mỹ… được báo chí đặt câu hỏi.
Trong buổi họp báo, nhiều câu hỏi của phóng viên đã được đặt ra với ông Lê Hải Bình, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao. Phóng viên báo Pháp luật Việt Nam xin gửi tới bạn đọc diễn biến cuộc họp báo. 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao - ông Lê Hải Bình chủ trì buổi họp báo thường kỳ.
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao - ông Lê Hải Bình chủ trì buổi họp báo thường kỳ. 

Báo Tuổi trẻ: Liên quan tới lao động tại Lybia, xin ông cho biết VN đã đưa hết lao động về nước chưa? Ông thông tin thêm về việc Thái Lan có động thái mới trong việc cấp thị thực cho công dân VN?

Ông Lê Hải Bình: Theo thông tin mới nhất tại Đại sự quán Việt Nam ở Lybia, những lao động Việt Nam cuối cùng đã được di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm. Tính đến hết ngày 13/8, đã có 907 lao động Việt Nam về nước. Liên tục trong những ngày qua, VN liên tục chỉ đạo các Đại sứ quán ở các nước để hợp tác với các nước sở tại đưa người lao động Việt Nam về nước an toàn. 
Bộ Ngoại giao, Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội cũng đang phối hợp chặt chẽ với các công ty sử dụng lao động xuất khẩu để tạo điều kiện tối đa đưa người lao động trở về. 
Đối với việc nhập cảnh vào Thái Lan: Theo hiệp định miễn thị thực cho công dân Việt Nam và Thái Lan mang hộ chiếu phổ thông, hành khách có hộ chiếu phổ thông có thể lưu lại quá cảnh không quá 30 ngày. Chiều nay, Lãnh sự quán Việt Nam tại Thái Lan làm việc với Bộ Ngoại giao để tìm hiểu về thông tin. 

Kinh Tế Sài Gòn: liên quan đến việc đưa lao động Lybia về Việt Nam, có gặp khó khăn gì hay ko? khi nào toàn bộ lao động được đưa về nước? 

Ông Lê Hải Bình: Mọi khó khăn liên quan đến công tác đưa lao động về nước đã được thông tin đại chúng nêu rõ, nhấn mạnh: Mặc dù có những khó khăn như vậy nhưng bộ ngoại giao, Bộ LĐTBXH phối hợp cùng các cơ quan sở tại để đưa các lao động Việt Nam về nước. Công việc không chỉ liên quan giữa Việt Ma và Lybia mà còn liên quan tới các nước lân cận và lao động Việt Nam phải quá cảnh trong quá trình về nước. 

Báo Công an nhân dân: Phản ứng của Bộ Ngoại giao trước thông tin Trung Quốc xuất bản sách về đường 9 đoạn?

Ông Lê Hải Bình: Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hoạt động của Trung Quốc mà phóng viên nêu là vô giá trị và không phù hợp với luật pháp quốc tế. 

Báo An ninhThủ đô: Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, TQ vẫn khăng khăng không có tranh chấp trên biển Đông, vậy việc đưa ra bộ quy tắc COC sẽ khó khăn hơn? Sắp tới, Quốc hội, Bộ Ngoại giao có chuyến thăm nào tới Mỹ hay không?

Ông Lê Hải Bình: Thứ nhất, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Hội nghị liên quan tại ASEAN, Bộ trưởng đã thể hiện quan ngại sâu sắc đối với những sự việc đã xảy ra trên biển Đông thời gian vừa qua, và nhấn mạnh không để xảy ra tình trạng tương tự. 
Thứ hai, như tôi đã nói, kể từ khi xác lập hợp tác toàn diện năm 2013, hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ phát triển, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

Báo Tiền phong: Việt Nam và Mỹ có kế hoạch hợp tác gì về quốc phòng trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ? Reuters trích lời 1 quan chức ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ sẽ theo dõi tình hình biển Đông để xem Trung Quốc có thực sự xuống thang hay không. Xin ông cho biết quan điểm của VN?

Ông Lê Hải Bình: Thứ nhất, các hoạt động trao đổi đoàn như phóng viên vừa nêu là những bước đi cụ thể nhằm triển khai quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam - Mỹ đã được ký kết từ 2013. 
Thứ hai, Việt Nam hoan nghênh mọi sự đóng góp tích cực của các nước nhằm ổn định tình hình biển Đông./. 

Tin cùng chuyên mục

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Đọc thêm

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.