'Bộ Tài chính nên mạnh dạn đề xuất các chính sách tốt nhất cho hiệu quả và hỗ trợ phát triển'

'Bộ Tài chính nên mạnh dạn đề xuất các chính sách tốt nhất cho hiệu quả và hỗ trợ phát triển'
(PLVN) - Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai công tác năm 2025, được tổ chức chiều 31/12/2024.

Thu ngân sách nhà nước lần đầu tiên vượt 2 triệu tỷ đồng

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh năm 2024 là một năm bội thu, hoàn thành xuất sắc công tác thu chi khi thu thì tăng và chi thì tiết kiệm.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, thu NSNN năm 2024 ước đạt khoảng hơn 2 triệu tỷ đồng, bằng 119,1% (tăng 324,4 nghìn tỷ đồng) so dự toán và tăng 15,5% so với năm 2023. Chi NSNN ước đến ngày 31/12/2024 đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán; trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 78,1% dự toán Quốc hội quyết định; tỷ lệ giải ngân ước đạt 77,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt khoảng 81,9%); chi thường xuyên ước đạt 94,5% dự toán.

Nợ công được quản lý chặt chẽ, thấp hơn ngưỡng cho phép. Đến cuối năm 2024, các chỉ tiêu dư nợ công khoảng 36-37% GDP, nợ Chính phủ khoảng 33-34% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN khoảng 20-21%. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tiếp tục cơ cấu lại nợ công; phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài, góp phần kéo dài danh mục nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội; thực hiện trả đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ theo cam kết; không cấp mới bảo lãnh cho các dự án vay trong nước và nước ngoài.

Đánh giá về kết quả của ngành Tài chính, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng các nhiệm vụ của ngành cơ bản hoàn thành, các cân đối lớn không những đủ mà thặng dư cao. Vấn đề an sinh xã hội làm rất tốt, là điểm sáng trên thế giới về thực hiện công tác an sinh, tốc độ giảm nghèo cao.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý các kết quả chưa tốt như việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, chưa có nhiều chuyển biến. “Cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao giải ngân chậm. Hiện điểm nghẽn lớn nhất là thể chế, nhiều thủ tục vòng vo, duyệt dự án lâu, qua lại nhiều vòng, gây ra lãng phí, đẩy lùi sự phát triển. Do vậy cần phân cấp phân quyền mạnh hơn, tinh thần là địa phương quyết, địa phương làm và chịu trách nhiệm" - Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần phải đoàn kết thống nhất, huy động mọi nguồn lực tài chính cho phát triển đất nước; lãnh đạo, cán bộ ngành cần có tư duy đột phá tầm nhìn chiến lược, nghĩ sâu làm lớn, nói đi đôi với làm, đổi mới sáng tạo, từ đó mới khai thác được mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.

Đặc biệt Thủ tướng cho rằng, cần phải dám nghĩ dám làm, dám đổi mới, tạo không gian huy động mọi nguồn lực trong phát triển xã hội. “Không nên quá an toàn. Hiện nhiều cán bộ không dám vượt qua an toàn trong thi hành công vụ. Nếu dám vượt qua giới hạn của bản thân trong thực thi công vụ mới biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể được” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng lấy ví dụ về việc Bộ Tài chính xin giảm thuế VAT cứ 6 tháng một lần. Tính đến thời điểm hiện tại là đã 6 lần 6 tháng. “Rõ ràng các đề xuất chính sách còn thận trọng quá, mỗi lần đề xuất 6 tháng, rà soát đi rà soát lại.. mất nhiều thời gian cho các thủ tục. Bộ nên mạnh dạn đề xuất các chính sách tốt nhất cho hiệu quả và hỗ trợ phát triển. Những số liệu tổng kết cho thấy, năm 2023 giảm thuế phí lệ phí khoảng 200.000 tỷ đồng nhưng thu lại vượt 300.000 tỷ đồng; 3 năm vừa qua đều vượt thu, từ hơn 100k tỷ, năm 2022 400k tỷ nên Bộ Tài chính cần mạnh dạn hơn trong các đề xuất” - Thủ tướng nói.

Phấn đấu tăng trưởng năm 2025 ít nhất 8%

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc bứt phá để về đích, trong bối cảnh thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô nền kinh tế còn khó khăn, sức chống chịu còn hạn chế... Thủ tướng yêu cầu phải nỗ lực hơn trong năm 2025, sẽ phải thực thi nhiều nhiệm vụ hơn sau sắp xếp bộ máy.

“Sắp xếp tổ chức bộ máy là cuộc cách mạng, là nỗ lực để giảm bớt đầu mối, bớt khâu trung gian, bớt thủ tục hành chính nên phải quyết tâm, quyết liệt. Trong quá trình sắp xếp phải có sự hy sinh, sự nhường nhịn để cùng làm, cùng hưởng, cùng phát triển; Cùng với đó, tăng cường phân cấp phân quyền, đi đôi với phân bổ quyền lực, nâng cao khả năng thực thi của cấp dưới, tăng cường kiểm soát quyền lực, kiên quyết xóa bỏ cơ chế xin cho, làm tăng thủ tục hành chính” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu tập trung xây dựng thể chế chính sách để huy động nguồn lực cho phát triển. Trong đó, nhấn mạnh về hoạt động đấu thầu, đấu giá, Thủ tướng cho rằng, các cuộc đấu thầu, đấu giá đều chưa có hiệu quả, giá thầu chỉ giảm được thấp, chưa 1%, chưa kể “quân xanh quân đỏ”.

“Nếu thực hiện đấu thầu hiệu quả thì tiếp tục hoạt động này, nếu thấy không hiệu quả thì không nên duy trì, cần mạnh dạn cắt” - Thủ tướng nói. Đồng thời lấy ví dụ về việc xây dựng cầu Phong Châu (Phú Thọ) là chỉ định thầu nhưng giảm được giá thầu 5%, yêu cầu nhà thầu cam kết xây dựng xong trong 1 năm, không đội vốn và đảm bảo an toàn lao động.

Thủ tướng cũng yêu cầu, trong năm 2025, Bộ Tài chính cần nắm chắc tình hình phản ứng chính sách kịp thời hiệu quả, đảm bảo vĩ mô; phấn đấu thu NSNN năm 2025 vượt 10% so năm 2024, vượt dự toán Quốc hội quyết định; Tổ chức điều hành chi NSNN năm 2025 chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết, phấn đấu tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 tăng thêm so năm 2024

Đồng thời đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tập trung cho các dự án lớn mang tính xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái như đường cao tốc, đường sắt kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào, các dự án năng lượng... Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ít nhất 8%.

Đọc thêm

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học: Trách nhiệm nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, diễn ra ngày 30/12 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử…

Những dấu ấn quốc phòng năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024.
(PLVN) -  Năm 2024, toàn quân chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ động, sâu rộng...

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Kiểm toán Nhà nước cần tập trung kiểm toán tính đúng đắn phù hợp, đầy đủ, kịp thời của việc ban hành các văn bản hướng dẫn các luật; việc tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến các cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền trong phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; việc thực hiện phòng chống lãng phí; việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy...

Giai đoạn mới 'cuộc chiến' chống lãng phí

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân).
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra vừa tổ chức, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình một lần nữa nhấn mạnh đến công tác thanh tra chống lãng phí.

Từ năm 2025 cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên

Trong Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, với tỷ lệ 100%, 306 đại biểu trẻ em biểu quyết thống nhất cấm TLĐT, TLNN. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ năm 2025, các loại thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng (TLĐT, TLNN) sẽ được liệt vào danh sách hàng cấm. Quyết định mang tính lịch sử này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên, đồng thời minh chứng rằng tiếng nói của trẻ em đã được lắng nghe, nguyện vọng chính đáng của các em về môi trường không khói thuốc đang thành hiện thực.

Công nghệ là cộng hưởng trong hợp nhất 2 Bộ TT&TT và KH&CN

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: T. Anh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông vừa bao quát được hết các lĩnh vực của hai Bộ, lại vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai Bộ là công nghệ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương, tưởng nhớ Đại tướng Lê Đức Anh.
(PLVN) - Sáng 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Nhà văn hóa và Thư viện Đại tướng Lê Đức Anh, bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; và thăm, tặng quà người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Thủ tướng: Trình Bộ Chính trị để sớm ban hành chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quán triệt tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vừa chạy vừa xếp hàng" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo.