'Lần về sau anh sẽ về hỏi cưới em'

Ký ức chiến trường xưa. (Tranh minh họa: Báo Lâm Đồng)
Ký ức chiến trường xưa. (Tranh minh họa: Báo Lâm Đồng)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tháng tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Ngày ông mất cũng là lần đầu tiên tôi gặp người phụ nữ ấy. Đó là một người đàn bà tóc bạc và gương mặt tràn đầy phúc hậu. Người ấy đứng lặng yên bên mộ ông rất lâu. Đôi mắt của bà rất đẹp nhưng buồn, cứ như đang chịu đựng một nỗi đau nào lớn lắm nhưng không thể nào nói ra được. Và cũng rất kì lạ, họ hàng người thân của tôi khi thấy bà tất cả dường như cũng đều tách ra như nhường cho bà, bà cũng nhẹ nhàng đi qua tất cả tới thả một nhành hoa xuống mộ ông. Nỗi đau và nỗi cô đơn lắng đọng lại không gian xung quanh bỗng chốc thu bé lại vừa bằng một người phụ nữ. Mãi cho đến khi ba tôi run rẩy tiến lại gần và quỳ xuống dưới chân bà mà khóc:

- Ba mất rồi mẹ ơi.

Thì lúc ấy trong vô thức tôi đã hiểu được, kia chính là người bà mà ông vẫn hay nhắc đến trong những câu chuyện kể. Người bà mà tôi chưa bao giờ gặp mặt và cũng là người phụ nữ duy nhất mà ông yêu thương suốt cả cuộc đời.

Ông kể điều hối tiếc nhất trong cuộc đời ông là không thể làm cho bà hạnh phúc. Những lúc ấy trái tim trẻ thơ của tôi hơi hẫng một nhịp, có lẽ vì trong tâm thức của tôi, ông là người đáng ngưỡng vọng nhất mà tôi từng được gặp. Sau khi ông mất ít lâu thì ba rước bà về phụng dưỡng, tuy chỉ mới gặp bà lần đầu tiên nhưng giữa chúng tôi không hề có khái niệm gì xa lạ, vì dường như ông đã làm rất tốt với vai trò cầu nối của mình: kể cho chúng tôi về nhau dù chưa từng gặp mặt. Cứ như ông biết đoạn nhân duyên này sẽ có ngày hội ngộ, dù không phải là với ông.

Ông kể bà là một người… cứng đầu. Hai người lớn lên bên nhau tại làng quê nghèo và cũng yêu nhau từ khi còn trẻ. Rồi ông đi lính, rồi bà chờ đợi. Suốt những năm tháng ông chiến đấu, nhiều lúc hành quân qua làng, khoảng thời gian ngắn ngủi ấy là khoảng “hẹn hò” hiếm hoi của hai người. Từ hồi còn bé, bà đã là người mà đám trai trong làng vẫn hay gọi là “nữ cường”. Ông kể ngày bé ông thậm chí bị bắt nạt và được bà “bảo kê”, người phụ nữ lúc nào cũng cứng cỏi như đàn ông vậy mà khi ông bảo:

- Năm tháng chiến đấu còn ác liệt, hay em cứ cưới người khác đừng đợi anh.

Bà đã bật khóc làm ông sững người. Ông bảo bà còn ít nói hơn cả ông, nên những hành động của bà đủ để ông hiểu bà thương ông rất nhiều. Sau lần đó, ông lên đường hành quân tiếp, với lời ước hẹn:

- Lần về sau anh sẽ về hỏi cưới em.

Và đó là “lời nói dối” đầu tiên của ông.

Những năm chiến trường ác liệt bà vẫn đợi ông, dẫu thanh xuân đang dần trôi với cô giáo làng. Ông và bà nồng nàn tình yêu bằng những cánh thư mà thường là một chiều ông gửi cho bà. Vì tính bảo mật và vì ông bôn ba khắp các mặt trận. Những tưởng tình yêu chỉ chờ một đám cưới thì biến cố xảy ra.

Ông đi biền biệt suốt mấy năm ròng không một tin tức. Thậm chí làng xóm còn kháo nhau ông đã hi sinh trong một trận càn của địch. Nghe tin, bà nhất quyết không tin và dành những năm thanh xuân của mình bôn ba khắp nơi để nghe ngóng tin tức về ông. Bà vẫn làm cô giáo đi khắp mọi nơi trên đất nước, xin dạy thời vụ ở nhiều trường dù chỉ là nghe tin ông hay quân đoàn của ông từng đi qua. Cho đến khi đôi chân mỏi mệt, bà mới quay về quê, trước khi bắt đầu hành trình mới.

Cứ mỗi khi bà về quê nhiều người lại ngăn cản bà tiếp tục đi, phần vì phận gái không thể cứ thế mà dong ruổi mãi. Nhưng tính bà vốn cương quyết, hơn nữa bà luôn tin ông vẫn còn đó, và “nếu không phải ảnh thì con không lấy người khác”...

Ông cũng đã về, về hai năm trước. Ông hỏi thăm hết mọi tin tức về bà nhưng không ai biết bà đã đi đâu. Dưới sức ép của gia đình, ông đã lấy vợ - một cô gái trong làng.

Ngày đó trong trận càn của địch ông bị thương nặng rồi được người dân bảo vệ, tách biệt hoàn toàn với quân đoàn, đến khi lành lặn ông mới tìm mọi cách để về với quê cũ.

Hai người lỡ hẹn một cái nửa năm mà ông thành người đã có gia đình. Mỗi khi ông nhắc về chuyện đó ông vẫn hay bảo tôi:

- Ông hứa sẽ về cưới bà, ông về thật nhưng ông đã không giữ được lời của mình.

Sau lần đó, bà không đi nữa, cũng ở lại làm một cô giáo làng, thi thoảng đi ngang qua ngõ nhà ông, nhác thấy bóng ông, bà cũng không trốn tránh, ông biết đó là tính cách của bà. Bà có thể đau lòng nhưng bà sẽ không tức giận. Sau khi kết hôn được dăm tháng, ông lại lên đường tiếp tục chiến đấu.

Bà nội ruột của tôi là bà Cả, là người đã sinh ra ba tôi, là vợ của ông. Ngày đó chiến trường ác liệt, vật chất thiếu thốn, sau khi sinh ra ba, bà Cả cũng mất vì sức khỏe yếu. Lúc đó, căn nhà nhỏ neo người khi đó, chỉ còn tiếng khóc oe oe của ba tôi, chính bà là người đã lo toan chôn cất cho bà Cả rồi bế ba đi khắp xóm xin từng chút sữa và cũng tìm người tìm cách liên lạc báo cho ông chuyện ở nhà.

Những mẩu thư ngắn ngủi và những lời hứa lại một lần nữa trói buộc cuộc đời bà. Ngày đó thực ra nhà ông vốn neo người, chỉ có cha mẹ già, họ hàng người thân hầu như ở xa hoặc đều đã nằm xuống bởi khói lửa chiến tranh. Có nhiều người cũng ác miệng nói sao bà phải vướng nợ vào thân chăm con người phụ mình. Nhưng bà vẫn nhất quyết chăm lo ba tôi đến ngày ông trở về không màng danh phận.

Thi thoảng ông về, ngôi nhà nhỏ như có thêm tiếng cười, dẫu bà vốn không có gì ràng buộc đối với ngôi nhà này. Phần vì ngày xưa dường như ai cũng hiểu mối tình thanh mai trúc mã của ông bà, bị chia cắt bởi chiến tranh. Phần vì cái xóm này nhỏ lắm, nhỏ đến độ bước chân bà mòn đi vì tìm ông tất cả đều nhớ như in. Ba tôi cũng xem bà như mẹ dù sau này khi ba đến tuổi trưởng thành, cũng chính bà là người đã nói rõ sự thật với ba, cũng kể với ba về bà Cả… Ba mỗi khi nói về bà với tôi luôn nói với tất cả sự yêu thương. Ba kể bà Cả mất khi vừa sinh ba nên nếu nói thấu hiểu về tình mẹ thì chỉ có thể là tình cảm bà dành cho ba. Tình thương bà dành cho ba nhiều đến độ khi biết mình không phải con ruột của bà, ba đã rất đau đớn.

Hòa bình lập lại, ông về đoàn tụ cùng gia đình. Nhờ những chiến công thời đi lính và cũng bởi khả năng của mình, ông được cất nhắc chức vụ cũng khá cao ở địa phương. Lúc này đây gần như bà đã bước vào tuổi gần tứ tuần, ông chỉ muốn có thể cho bà một danh phận. Bà chỉ phì cười:

- Từng tuổi này rồi cưới xin gì nữa, được thì ở với nhau, vậy thôi. Bôn ba đủ rồi.

Thế nhưng, biến cố lại ập tới một lần nữa, vì ông có chỗ đứng trong xã hội, bà cố tôi nhất quyết muốn ông đi bước nữa với một người môn đăng hộ đối chứ không cho ông lấy bà. Dường như suốt những năm tháng thanh xuân bà hi sinh cho ông và cho gia đình này bị phủi sạch. Bà cố làm đủ mọi cách và dùng cả tính mạng ra để đe dọa ông bà, ông dù thương bà cách mấy cũng chỉ có thể hứa hẹn: “Đợi tôi thuyết phục mẹ…”. Nhưng ngay cả ông cũng biết lời nói của ông không có trọng lượng nữa. Chữ tình chữ hiếu thực ra người đời vốn không thể đặt lên bàn cân được. Với ông, đó lại là thêm một lần “ông nói dối”.

Ông không kết hôn lần nữa như một cách phản kháng lại ý của đấng sinh thành nhưng ông cũng không thể đến bên bà vì rào ngăn cha mẹ. Bà lại dọn qua làng bên ở để tránh ngõ hẹp đụng phải mặt nhau, tiếp tục làm cô giáo làng đến khi về hưu.

Sau khi bà cố mất, cũng nhiều lần ông muốn rước bà về nhưng có lẽ vì sự kiêu hãnh và cả tổn thương, bà đều không một lần đặt chân vào căn nhà ấy cùng với ông…

Thi thoảng, trong suốt phần đời còn lại của mình, ông vẫn hay ghé thăm bà, cũng kể bà nghe về con cháu. Có lẽ đó là sự an ủi khi về già của cả hai người. Ba tôi vẫn luôn xem bà như mẹ, cũng thảo hiếu đủ đầy, và như sau này bà nói, đó là niềm vui lúc về già của bà. Sau, ông mất, bà mới chịu về ở với ba để tiện bề hương khói cho ông. Có nhiều lúc khi tôi còn nhỏ thấy ông nhớ bà quá cũng nói ông rước bà về nhưng ông chỉ cười.

Khi lớn lên, nhiều khi tôi kể lại với bà về những lần ông kể tôi nghe về bà, cũng nói ông đã “nói dối” bà rất nhiều. Bà chỉ mỉm cười hiền từ:

Đó không phải là nói dối, đó chỉ là ước muốn mà ông không thể hoàn thành. Nếu ông vẫn tự trách mình và cho đó là lời nói dối, thì cháu hãy hiểu rằng đó là những lời nói dối lương thiện.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)

Hương mùa hè

(PLVN) - Cuối xuân mà Hà Nội cứ như đã vào hè, trời nóng hầm hập, bức bối muốn xé toạc lớp da của mỗi người.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.