Kỳ bí ngôi làng trường thọ nhờ ăn rêu đá

Chị Mến nói về cách chế biến đặc sản rêu đá
Chị Mến nói về cách chế biến đặc sản rêu đá
(PLO) - Thôn Trung (xã Xuân Quang, huyện Quang Bình, Hà Giang) đa phần là người dân tộc Tày, Nùng; có khá nhiều cụ đại thọ, hàng trăm tuổi vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn. Khi được hỏi bí quyết sống thọ, các cụ “bật mí” rằng đó là nhờ ăn món rêu đá.

Giai đoạn đời sống còn khốn khó trước kia, rêu đá là món ăn cứu đói của nhiều gia đình. Nay, món rêu đá đang trở thành đặc sản, được coi là bí quyết để khỏe mạnh, trường sinh.

Đặc sản rêu đá

Giữa tháng năm, phóng viên đã vượt chặng đường rừng mấy trăm cây số lên bản vùng cao khám phá ngôi làng trường thọ. Đường đến thôn Trung (xã Xuân Quang) chạy song song với một con suối lớn, hai bờ suối có vài người già, trẻ con đang mò quẹ (tiếng Tày có nghĩa là rêu đá), bàn tay thoăn thoắt nhặt rêu bỏ vào giỏ đeo bên hông.

Rêu ở đây là loại rêu mọc tự nhiên ở đá, nằm sâu dưới lòng những con suối nước trong vắt. Nhiều người có tuổi cao nhất ở vùng này như bà Mạn được hỏi cũng không hề biết dân ở đây ăn rêu từ bao giờ, chỉ biết có một câu chuyện truyền miệng từ đời này nối đời khác rằng “thần rêu” sinh ra con người ở vùng này, ngược lại con người cũng có bổn phận phải tạo điều kiện để rêu mọc tự nhiên.

Bà Hoàng Thị Miện (73 tuổi) bồi hồi nhớ lại: “Từ ngày còn bé tí, tôi đã thấy bà nội, rồi bố mẹ ra suối lấy rêu về làm món ăn. Rêu có thể chế biến thành nhiều món: luộc, xào, nấu canh, thậm chí ăn sống, trộn nộm. Trước kia, đất đai chưa được khai khẩn rộng rãi như bây giờ nên ruộng chưa có nhiều, cơm gạo không đủ ăn. Thời đó rêu là món ăn độn để cứu đói, nhà nào cũng ra suối xúc rêu về ăn đỡ cơm mà sức ai cũng khỏe, cũng phăm phăm được cả ngày rừng. Thời đói khổ ấy mà nhiều người còn sống được cả trăm tuổi đấy”.

Theo lời bà Miện, bởi vậy nên người dân rất quý rêu. Trong các dịp giỗ Tết, cúng bái, người dân đều nhắc đến “thần rêu”, chẳng hạn khi làm lễ cầu mùa, cầu lộc người ta cũng cầu khấn cho “thần rêu” sinh sôi nảy nở để người dân ở đây không còn phải lo đói kém, mất mùa.

Những già làng ở đây cho biết, “thần rêu” cũng đã đi sâu vào văn hóa, phong tục và lối sống của đồng bào nơi đây, khi bố mẹ chết đi những người con trong gia đình phải kiêng không được phép ăn rêu một tháng. Bởi lẽ, họ quan niệm rằng ăn rêu nghĩa là chính những người con đang sống ở cõi trần đang gặm nhấm mái tóc của người mẹ, người cha mới khuất.

Cũng vì món ăn đã đi vào cuộc sống của đồng bào từ nhiều đời này nên người ở thôn Trung đã sáng tạo ra những cách chế biến món ăn vô cùng ngon miệng, hấp dẫn khiến bất cứ ai lần đầu được thưởng thức cũng đều phải trầm trồ khen ngon. Có lẽ chính vì người dân nơi này thường ăn đồ rừng, rau quả từ tự nhiên mà nhiều người đã thọ quá ngưỡng “cửu thập” vẫn khỏe mạnh, dẻo dai, thậm chí người dân ở đây tự khẳng định do ăn rêu nên mới sống được lâu như thế.

Rêu thường mọc ở những dòng suối có nước trong
Rêu thường mọc ở những dòng suối có nước trong

Khám phá đặc sản rêu đá

Biết chúng tôi là nhà báo lại muốn nếm thử đặc sản của vùng nên những người già ở trong làng đã dẫn chúng tôi đến nhà chị Hoàng Thị Mến, người phụ nữ này theo như lời gợi mở của các bô lão là một người nhanh nhẹn và biết cách chế biến rêu ngon nhất làng.

Khi gợi ý muốn tìm hiểu và học cách chế biến món rêu, chị Mến liền gật đầu đồng ý ngay. Chị Mến bảo: “Đơn giản thôi mà các chú ạ, hầu hết mọi người ở đây ai cũng biết làm cả, nhưng nói trước công đoạn chế biến sẽ rất lâu vì rêu chứa rất nhiều cát, sạn”.

Chị Mến đưa cho chúng tôi 2 cái rổ lớn rồi bảo: “Nếu các anh thực sự muốn thử làm món này thì phải biết cách lấy rêu đã rồi mới nói đến cách làm được”. Theo chân chị Mến, chúng tôi đi về phía thượng nguồn của con suối chạy qua làng Trung nhặt rêu. Chị Mến thở dài bảo, những năm gần đây đời sống phát triển khiến môi trường bị ô nhiễm nên rêu mọc càng ít hơn ngày trước.

Vừa nhặt rêu, chị Mến vừa giải thích, rửa rêu phải thật kiên nhẫn và tỉ mỉ mới có được rêu sạch và ngon, không có sạn. Từ một loại rêu nhưng người chế biến món ăn có thể làm ra được rất nhiều món, nhưng không thể bỏ qua bước sơ chế món ăn này.

Chị Mến cho hay: “Ngày xưa các cụ thường dùng đá vừa đập vừa rửa rêu ba lần mới mang về chế biến thành món. Ngày nay để chế biến món ăn này nhanh hơn thì người ta lại cho vào cối rồi giã ra, sau đó mới cho gia vị là xả, rau hẹ, hạt dổi, mùi tàu... Rêu có thể nướng trên lửa hoặc nấu canh đều ngon, những người sành ăn thì họ hay nướng cho rêu chảy hết nước chỉ còn lại mùi vị của rêu hòa lẫn cùng với gia vị rất ngon. Món rêu nướng thường hay dùng cho các đám cưới ở vùng”.

Rời nhà chị Mến sau khi được tham gia chế biến và thưởng thức món rêu xào, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Mạn (92 tuổi, là một trong những người cao tuổi nhất ở làng Trung). Cụ Mạn mái tóc bạc phơ nhưng còn khá nhanh nhẹn, minh mẫn.

Nói về những năm tháng mà dân làng Trung khổ nhất, cụ bảo: “Đó là vào những năm chống Pháp, giặc lập đồn ở ngay xã bên để vơ vét của cải của nhân dân, bấy giờ tôi còn phải đi múa, đi hát điệu Then để phục vụ chúng. Lúc đó nạn đói hoành hành, đi đến đâu cũng có người chết giữa đường như ngả rạ, nhưng duy nhất chỉ có làng Trung này là không có ai chết vì đói cả. Nhờ có rêu đá nên cả làng mới không đói”.

Bà Mạn phóm phém cười và nói tiếp: “Cho đến bây giờ, những người ở thời tôi vẫn còn vài người hiện vẫn đang khỏe mạnh, thi thoảng gặp nhau vẫn còn tếu táo kể chuyện ăn rêu thay cơm ngày đó!”.

Ông Hoàng Văn Thương, trưởng thôn thôn Trung cho biết: “Rêu vốn là món ăn không thể thiếu của người dân nơi đây, rêu cũng đã đi sâu vào đời sống văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào. Rêu không những cứu đói mà nó đã trở thành một “thần dược” mà chỉ những ngôi làng ở miền sơn cước này mới có được.

Chuyện làng chúng tôi có nhiều người già nhất huyện, nhất tỉnh là có thật, nhưng nói về chuyện ăn rêu có thể sống lâu thì cũng chưa có nghiên cứu, kết luận cụ thể. Vài năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường làm rêu ít dần đi, hiện chính quyền thôn vẫn đang tuyên truyền quyết liệt để bảo vệ loài rêu và coi đó như là món ăn đặc trưng ở thôn này”. 

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.