Kỳ quái phong tục 'bôi bẩn' cô dâu chú rể trước ngày cưới

Kỳ quái phong tục 'bôi bẩn' cô dâu chú rể trước ngày cưới
Cưới xin là một ngày trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng ở rất nhiều nơi trên thế giới, người ta thực hiện những nghi thức cưới hỏi kỳ quái và khác lạ vô cùng, trong đó không thể không nhắc đến nghi thức “Bôi bẩn cô dâu” của người Scotland. 

Bôi bẩn cô dâu trước ngày cưới

Ngoài việc được biết đến như một vùng đất xinh đẹp, Scotland cũng nổi tiếng là mảnh đất với nhiều nghi thức truyền thống cưới xin độc đáo. Nếu ở những nơi khác, niềm vui, sự hạnh phúc trong lễ thành hôn luôn được cô dâu chứ rể mong chờ nhất thì ở Scotland, ngày hôm đó sẽ thật sự rất tồi tệ và “bốc mùi”. 

Trước khi một người con gái có thể tổ chức đám cưới với người đàn ông mà cô chọn lựa, cô và chú rể của mình sẽ phải trải qua một nghi thức cổ xưa vô cùng thú vị, gọi là “Blackening of bride”, có nghĩa là “Bôi bẩn cô dâu”. Tục lệ này xuất phát ở ngôi làng Balintore, Scotland. Ý tưởng về việc bôi xấu cô dâu và chú rể trước khi cử hành hôn lễ đã hiện diện trong nhiều nền văn hóa, nhưng nghi thức này ở Scotland lại được nhiều người trên thế giới biết đến hơn cả, bởi sự độc đáo của nó. 

Được biết, nghi lễ trước hôn nhân này được coi là một di sản văn hóa có từ lâu đời của người Scotland. Đối với nhiều người trên thế giới, đây một nghi thức truyền thống kỳ dị, giống như là một cuộc tấn công hơn là một phong tục cưới xin mang lại sự vui vẻ và hạnh phúc nhân dịp trọng đại của cuộc đời đôi vợ chồng trẻ.

Riêng người Scotland, đây là một nghi thức truyền thống được tôn vinh. Họ cho rằng, nghi thức này sẽ xua đuổi linh hồn ma quỷ, giúp cho cặp vợ chồng trẻ có thể hạnh phúc bên nhau bền lâu, có thể cùng nắm tay nhau vượt qua mọi gian nan và đi đến cuối cuộc đời.  

Có rất nhiều người tham gia việc chúc phúc đôi vợ chồng trẻ, đó là những người anh em thân thích, họ hàng gần xa, hàng xóm, bạn bè... Họ sẽ đổ một đống rác thải lên người cô dâu và chú rể. Để thực hiện “nghi thức” này, trước tiên, người ta sẽ chuẩn bị gồm những thứ như cá chết, sữa đông, thực phẩm hư hỏng, bột mì, xúc xích, nước sốt, bùn đất và cả sữa thiu, trứng gà, mật ong…và hàng loạt những thứ khác, rồi trộn lẫn vào với nhau để tạo thành hỗn hợp màu đen đáng sợ và đổ lên đầu đôi vợ chồng trẻ. 

Những hình ảnh cô dâu chú rể bị bôi đen ở Scotland.

Những hình ảnh cô dâu chú rể bị bôi đen ở Scotland. 

Sau khi bôi bẩn xong, cặp vợ chồng sẽ ngồi trên một chiếc xe tải và được chở lòng vòng quanh ngôi làng khoảng vài giờ đồng hồ, trong tiếng hò hét cổ vũ, tiếng trống, tiếng còi của mọi người như muốn chúc mừng đôi uyên ương. Sau cùng, đôi vợ chồng trẻ còn bị treo lên một cành cây suốt một đêm dài.

Người Scotland tin rằng, nếu như đôi trẻ có thể trải qua và chịu đựng được những cực hình như thế thì về sau, không có chuyện gì trong cuộc sống có thể làm họ gục ngã, nhất là trong hôn nhân. Đây là cách giúp họ mạnh mẽ hơn và đương đầu được với thử thách trong cuộc sống. Cho đến ngày nay, nghi thức này vẫn được các cặp vợ chồng thời hiện đại tôn vinh và giữ gìn như một nét văn hóa riêng biệt. Tuy nhiên, nghi thức “bôi bẩn cô dâu” có thể thực hiện nhẹ nhàng hơn. Đó là cô dâu và chú rể chị phải bôi đen bàn chân của mình bằng tro hoặc xỉ, chứ không nhất thiết phải “bôi đen” cả cơ thể. 

Những nghi thức cưới khác

Ngoài nghi thức “bôi bẩn cô dâu”, cũng có rất nhiều những thủ tục cưới xin hay ho ở Scotland. Đầu tiên phải nói đến tục rửa chân cho cô dâu. Đây là một truyền thống đã có từ lâu đời và vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay. Đêm trước ngày diễn ra lễ cưới, cô dâu sẽ ngồi trên ghế trong một căn phòng cũ và được vị hôn phu của mình rửa chân. Ý nghĩa của tục lệ này mong muốn mọi sự may mắn sẽ đến với đôi vợ chồng trẻ. 

Một phong tục nữa đó là chú rể sẽ phải mang một giỏ chất đầy đá đi khắp ngôi làng của mình. Việc này sẽ kết thúc khi cô dâu chịu ra khỏi nhà và trao cho chú rể một nụ hôn nồng cháy. Sau đó, khi tiến hành xong mọi nghi thức ở nhà thờ, gia đình hai bên sẽ treo một giỏ đầy cá trên một dải duy băng ở cánh cửa nhà thờ. Cặp vợ chồng mới cưới sẽ cùng nhau cắt dải duy băng để giỏ cá rơi xuống. Người ta hy vọng rằng tục lệ này sẽ mang lại sức khỏe và giàu có cho cặp vợ chồng.

Có một nghi thức cưới khác cũng rất độc và lạ, đó là “Bước qua ngưỡng cửa”. Sau đám cưới, cô dâu sẽ đi vào nhà mới cưới qua cổng chính. Theo truyền thống, chú rể phải bế cô dâu qua cửa lần đầu tiên. Có nhiều lý giải khác nhau. Người thì nói rằng cô dâu sẽ xui xẻo nếu bị ngã khi bước vào nhà. Người thì cho rằng nếu cô dâu bước vào bằng chân trái đầu tiên thì cũng không may. Cách tốt nhất để tránh cả 2 điều này là chú rể bế cô dâu qua cửa.

“Một chút gì cũ/ Một chút gì mới/ Một chút gì đi mượn/ Một chút gì màu xanh/ Và một đồng bạc trong giày cô dâu”. Đây là một đoạn thơ của người Scotland để nói về một đám cưới. “Một chút gì cũ” có nghĩa là đôi uyên ương sau khi cưới vẫn tiếp tục là bạn tốt của nhau. Thông thường, “một chút gì cũ” sẽ là một chiếc bít tất cũ của một người phụ nữ có cuộc hôn nhân hạnh phúc tặng lại cho cô dâu, để truyền hạnh phúc của mình sang cô dâu mới. “Một chút gì mới” thể hiện tương lai hạnh phúc và thịnh vượng của cặp vợ chồng mới. “Một chút gì đi mượn” thường là những đồ quý giá của của gia đình cô dâu cho mượn.

Để gặp may mắn, cô dâu phải mang trả lại những đồ này sau khi cưới. Phong tục cô dâu phải mặc “một chút gì màu xanh”, đó là cô dâu thường cài một dải ruybăng màu xanh da trời trên tóc để thể hiện tấm lòng chung thủy và chân thành của mình. Ngày nay, các cô dâu thường để một đồng 1 xu vào trong giày trong suốt buổi lễ với ý nghĩa mang lại may mắn cho cuộc sống của vợ chồng trẻ.

Một nghi thức cưới khác có từ thời Trung cổ, để cầu hôn người con gái mình muốn lấy làm vợ, người đàn ông sẽ phải đặt một cành táo gai trước cửa nhà người yêu của mình vào ngày 1/5. Nếu cô gái vẫn để nguyên cành táo trước cửa thì có nghĩa là cô chấp nhận lời cầu hôn của chàng trai. Còn nếu cô từ chối, cô sẽ thay cành táo bằng một cành súp lơ.

Những đám cưới ở nhiều vùng khác nhau của Scotland là một sự pha trộn phức tạp của truyền thống cổ xưa và hiện đại. Tuy nhiên, tất cả những tục lệ cưới xin ấy để nhằm mục đích mang lại may mắn, hạnh phúc cho những đôi uyên ương trong cuộc sống hôn nhân sắp tới…/. 

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.