“Dị nhân” hàng chục năm chỉ sống bằng mỳ tôm

Cụ Ấu bên những thùng mì tôm dự trữ
Cụ Ấu bên những thùng mì tôm dự trữ
(PLO) - Mỳ tôm không phải là một món khoái khẩu của cụ, chỉ vì ngoài thứ thực phẩm ấy ra , bụng cụ không “chịu” được thứ nào khác. Cụ cũng muốn ăn cơm, ăn cháo bình thường như mọi người. Bởi theo nhẩm tính, có khi số tiền mua mỳ tôm ăn, nếu tiết kiệm cụ có thể nuôi được năm, sáu người cháu của mình ăn học nên người.
Hàng chục năm chỉ ăn duy nhất… mỳ tôm

Mỳ tôm là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng để ăn thay cơm như cụ Bùi Ngọc Ấu (SN 1934) ở xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang suốt từ năm 1980 đến nay thì quả là chuyện lạ. Ở làng này, nhiều người gọi cụ là Ấu “mỳ tôm” vì “thành tích” ăn mỳ tôm trong suốt mấy chục năm. 

Lúc chúng tôi đến, chỉ có một mình cụ Nguyễn Thị Phú, vợ của cụ Ấu ở nhà. Cụ Phú bảo: “Ông lão nhà tôi vừa đi ra ngoài cánh đồng để lấy rau về cho gà. Các chú đợi một lúc, ông ấy về”. 

Cụ bà tóc bạc trắng, nhưng vẫn còn nhanh nhẹn và minh mẫn so với tuổi 80 rất nhiều. Tôi hỏi cụ: “Ông cháu mấy chục năm ăn mỳ, còn bà cháu thì sao?”. Cụ cười: “Ông ấy ăn mỳ bao nhiêu năm thì tôi ăn cháo từng ấy năm. Bắt đầu từ lúc ông bị đau dạ dày. Ông không ăn được cơm, chỉ húp được ít cháo loãng cầm hơi, cho đến khi không ăn được cháo, chuyển hẳn sang ăn mỳ tôm nhưng tôi vẫn giữ thói quen cũ, ngày nào cũng nấu một ít cháo hoa để ông ấy ăn thêm vài thìa cho đỡ xót ruột. Ông ấy cũng không ăn, thành ra lại một mình tôi phải ăn hết nồi cháo ấy”. Cũng vì vậy mà ở làng Hồ Lương, nếu cụ Ấu được phong danh là “vua mỳ tôm” thì cụ Phú được cho là “bà cháo”.
Cụ Ấu về. Khác nhiều so với những gì chúng tôi mường tượng ban đầu, dáng người nhỏ nhắn, tưởng ở tuổi cụ thì nếu không chống gậy cũng bước thấp bước cao, nhưng đằng này cụ lại đi xe đạp, từng vòng đạp vẫn đều và chắc chắn lắm. 
“Ở làng này, vào tầm tuổi như ông nhà tôi không ai còn được khỏe mạnh như vậy đâu. Ông vẫn làm Hội trưởng Hội Người cao tuổi của làng, vẫn đi họp, đi hội nghị dưới xã đều đều. Mọi việc trong nhà như cám bã cho lợn gà đến hơn hai sào lúa ngoài đồng đều một tay ông ấy làm tất”, cụ Phú cho biết. 
Nghe kể, cụ Ấu người ở đất Hải Dương, chuyển về đất Hồ Lương sinh sống đến giờ cũng ngót một đời người. “Tôi có bốn người anh em nhưng đều đã mất tất cả rồi.  Lúc mọi người còn sống cũng không ai ăn mỳ tôm giống tôi cả”, cụ Ấu cho biết.
Theo cụ Ấu cho biết, từ bé đến lớn sức khỏe cụ rất tốt, không hề biết đau ốm là gì và cụ cũng không biết mùi vị, hay một sợi mỳ tôm là gì cả, mãi đến khi bị bệnh đau dạ dày hành hạ. Lúc ấy cụ Ấu ngoài 20 tuổi, mới lập gia đình. Bà Phú vội vàng đưa chồng đi ra trạm xá xã rồi chuyển lên bệnh viện đa khoa của huyện. Bệnh viện kết luận cụ bị đau dạ dày rồi cho thuốc về uống. Tuy nhiên, cụ uống thuốc tây mãi cũng không thấy bệnh tình thuyên giảm. 

Đúng lúc ấy thì có người nhà bệnh nhân cùng cảnh giới thiệu cho cụ một bài thuốc dân gian của ông thầy trên phố Hàng Than (Hà Nội) rất hiệu nghiệm. Những vị thuốc bắc kết hợp với bột nghệ vàng được tán thành bột nhồi trong ống tre lại làm giảm những cơn đau quằn quại trong bụng cụ. 

“Thế là từ đấy tôi bỏ luôn thuốc tây, chuyển sang dùng bài thuốc đông y của ông thầy lang này. Phải đến 10 năm như vậy tôi mới khỏi bệnh dạ dày”, cụ Ấu nhớ lại.

Khi bài thuốc tán trong ống tre hợp với bệnh tình thì lại xảy ra một “biến chứng” khác khiến cụ Ấu phải lao tâm khổ tứ. “Qua mấy tháng uống thuốc, hễ ăn cơm vào là tôi lại bị chướng bụng, đầy hơi, trong người lúc nào cũng rạo rực khó chịu. Còn nếu ăn nhiều thì y như rằng bụng lại đau quặn lên như trước. Vì thế mà tôi không dám động đến một hạt cơm. Vợ tôi thấy vậy nấu cháo cho tôi ăn, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn là tôi lại thấy tức bụng, nôn nao trong người, những cơn đau dạ dày lại quay lại hạnh hạ”, cụ kể tiếp. 
Theo cụ Ấu cho biết, từ cháo đến cơm cụ đều không ăn được. Kinh tế gia đình vốn đã thiếu thốn, kể từ lúc cụ ốm đau thì lại càng thêm kiệt quệ. Mẹ cụ Ấu vì lo lắng nên mất ăn, mất ngủ người cũng gầy rạc đi, bà vừa pha mỳ mà vừa ứa nước mắt cầu trời hy vọng. Lạ thay, vừa ngửi mùi thơm của gói mỳ, cái bụng đói meo của cụ như nổi sóng, thèm ăn. Cụ bắt đầu ăn mỳ tôm từ đận ấy.

Biết bụng cụ Ấu đã “chịu” được mỳ tôm, cả gia đình ai cũng vui mừng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nỗi lo khác. Theo cụ Ấu cho biết, lúc ấy nước mình mới kháng chiến chống pháp thành công, mỳ tôm chỉ phổ biến ở miền Nam, còn miền Bắc thì rất hiếm. Để mua được một gói mỳ tôm là điều không đơn giản. 

“Mỳ tôm bấy giờ chỉ có một loại, đó là mỳ sợi (chỉ có một sợi dài cuộn lại – PV), thường dùng phục vụ trong quân đội. Ở các cửa hàng phân phối thực phẩm không bán, phải mua lại từ những người trong Nam mang ra với giá rất cao. Mãi sau này cửa hàng phân phối thực phẩm mới bán, nhưng là mỳ vụn chứ không phải mỳ tôm gói như bây giờ” – vợ cụ Ấu kể.

Mì tôm đã theo cụ hơn nửa cuộc đời
Mì tôm đã theo cụ hơn nửa cuộc đời 
Tiền mua mỳ có thể nuôi được con cháu ăn học nên người
Nhưng cũng lạ một điều là, dù ăn mỳ tôm thay cơm nhưng cụ Ấu vẫn khỏe mạnh, làm việc bình thường như mọi người. Cụ kể, cách đây gần 20 năm, khi đi làm thợ xây cho một gia đình ở thôn bên cạnh, thấy cụ chỉ ăn mỳ tôm và còn nói là ăn mỳ thay cơm, có người không tin bèn thách cụ ăn mỳ tôm liền nửa tháng không động đến một hạt cơm nào mà vẫn làm việc bình thường thì sẽ biếu cụ chục thùng mỳ. Cụ đã nhận lời thách đấu và trong nửa tháng ấy, cụ đã ăn toàn mỳ tôm mà vẫn làm việc bình thường.

Mỗi sáng cụ bà dậy sớm đun cho chồng một phích nước để cụ ông pha mỳ. Tâm sự với người viết, cụ bảo, tính ra thì mỳ tôm đắt hơn cả gạo. Nhưng giờ ngoài mỳ không ăn được những thứ khác nên đành bấm bụng mà mua. 

Theo cụ thì cho biết, tất cả các loại mỳ tôm cụ đều đã ăn qua. “Mỗi ngày tôi ăn hết ba gói mỳ, tính ra 1 hộp mỳ ăn được có 10 ngày, một tháng ăn hết gần ba trăm nghìn đồng tiền mỳ. Trước đây, tôi hay mua từng thùng một, hết thùng này đến thùng khác, nhưng giờ mỳ đắt quá, tôi chỉ mua mỳ vụn cho tiết kiệm vì mỳ vụn chỉ có 15 nghìn đồng/kg”, cụ Ấu thật thà kể.

Cụ Ấu sinh được sáu người con trai, nhưng từ năm 2005 nay, bốn người đã chết vì tai nạn giao thông. “Cuối tháng 5/2005, hai người con tôi là Bùi Ngọc Trường, Bùi Ngọc Giang về quê Hải Dương chơi. Khi từ dưới quê lên thì bị tai nạn giao thông cách nhà có 15km, hai đứa đều đi luôn một ngày. Hai thằng em của Trường và Giang là Hồng và Nam thì cũng bị người ta say rượu lái xe đâm chết sau đó khoảng 3 năm”, những đám táng liên tiếp ập đến gia đình “vua mỳ”. 
Cụ Ấu bảo, lúc bị tai nạn, Trường với Giang đang ôm hai hộp mỳ. Vụ tai nạn khiến mỳ bắn tung tóe và thấm ướt máu hai người con trai của cụ. Mỗi lần ăn mỳ là những ký ức không vui ấy lại hiện về. Cảnh đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, hai cụ đau đớn đến đứt từng khúc ruột. 

Điều khiến “vua mỳ” khổ tâm nhất chính là những đứa cháu sớm mồ côi cha, phải chịu nhiều thiếu thốn, thiệt thòi. “Cả bốn đứa mất khi các con của chúng nó đều còn rất nhỏ. Thằng Hồng mất, mẹ nó đưa hai cháu vào Nam làm công nhân, đến Tết mới về. 

Còn cháu Bùi Thị Yến, con gái cả thằng Trường, thi đỗ Đại học Luật Hà Nội, đi học được một tháng thì phải bỏ vì không có tiền đóng học phí”, cụ ông trải lòng mình. Tính đến nay, cũng không biết là cụ đã ăn bao nhiêu mỳ tôm. Giọng cụ trầm buồn, bảo: “Số tiền mua mỳ tôi từng ăn, nếu để tiết kiệm có khi tôi đã nuôi được năm đến sáu đứa cháu ăn học đàng hoàng”.

Đọc thêm

Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”

Cụm di tích lịch sử Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải- Vĩĩ tuyến 17 (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) -  Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Khu vực Vĩnh Linh (25/8/1954 -25/8/2024), Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”. Chương trình sẽ diễn ra vào tối ngày 19/7/2024 tại Kỳ đài Bờ Bắc – Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Vở nhạc kịch Shrek - hạnh phúc khi là chính mình

Hành trình đưa nhạc kịch đến với khán giả khắp Việt Nam mang tên "Shrek: On National Tour". (Ảnh BTC)
(PLVN) - Vở nhạc kịch Shrek đã phá vỡ những định kiến thông thường, đem lại thông điệp vô cùng ý nghĩa: Mỗi người dù là ai, đều thật đẹp khi là chính mình và đều xứng đáng có được hạnh phúc. Chính thông điệp này đã chạm đến trái tim của những khán giả thưởng thức vở nhạc kịch và để lại những dư âm thật sâu sắc, rực rỡ.

Xem phim kinh điển trên Hanoi On

Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội ra mắt ứng dụng nội dung đa phương tiện Hanoi On (ảnh P.V)
(PLVN) - Hanoi On là một hệ sinh thái nội dung số cho Hà Nội và về Hà Nội. Ứng dụng này gồm các chương trình truyền hình, thông tin điện tử, chương trình phát thanh và các nội dung nghe nhìn đặc sắc. Ngoài ra, Hanoi On còn có hàng vạn chương trình âm nhạc, hàng nghìn sách nói, cùng thư viện phim bộ đặc biệt là bộ sưu tập những bộ phim kinh điển của Việt Nam và nước ngoài.

60 thí sinh vào bán kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Thí sinh tham dự Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024. (Ảnh T.Thanh)
(PLVN) - Tại vòng Bán kết, top 60 thí sinh xuất sắc nhất đến từ khắp đất nước tập trung tại Sa Pa (Lào Cai) và bắt đầu chuỗi hành trình quảng bá, lan tỏa vẻ đẹp của du lịch Sa Pa nói riêng và Việt Nam nói chung đến cộng đồng.

Hội thảo về Danh nhân Lưu Đình Chất

Tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà sử học góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất. (Ảnh: Y. Khương).
(PLVN) - Ngày 6/7/2024, Hội thảo “Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông” diễn ra tại huyện Hoằng Hóa, (Thanh Hóa), góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất, cũng như đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc.

Ca sĩ Phương Linh từng ở ẩn để chữa bệnh

Ca sĩ Phương Linh trở lại với sân khấu sau thời gian dài điều trị bệnh (ảnh P.V)
(PLVN) - Hạn chế việc đi hát, ít ai biết được rằng ca sĩ Phương Linh phải đối diện với việc bị tràn dịch khớp gối. Sau nhiều năm điều trị từ Đông y đến Tây y, đến nay nữ ca sĩ mới phục hồi được 80%.

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội
(PLVN) - Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

Vẻ đẹp Tây Hồ trên khuôn nhạc

Vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. (Ảnh: Zing.vn)
(PLVN) - Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Như một lẽ rất tự nhiên, vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa, văn chương bao đời nay. Vẻ đẹp lung linh, lãng mạn của Hồ Tây được hiện lên trên từng khuôn nhạc.

'Vui lên nào, anh em ơi' - bộ phim ca ngợi sức mạnh tình bạn

"Vui lên nào, anh em ơi" hướng đến khẳng định giá trị bản thân, sức mạnh của tình bạn (ảnh trong phim)
(PLVN) - “Vui lên nào, anh em ơi” khẳng định sức mạnh của tình bạn, giá trị của niềm tin, sự khích lệ và lối sống tích cực. Bộ phim không chỉ mang đến cho khán giả những tiếng cười mà còn truyền tải những bài học quý giá về cuộc sống, khơi dậy sự lạc quan trong mỗi người.

18 tác phẩm hội họa tại 'Hồng Sen'

Một số bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam (ảnh Sơn Tùng).
(PLVN) - 18 tác phẩm hội họa có chủ đề về hoa sen thuộc bộ sưu tập “Hồng Sen” của nhà sưu tập Thúy Anh được trưng bày tại Hà Nội. Những bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam xuất hiện bên áo dài, nón lá đã tạo điểm nhấn đẹp đẽ, khó phai, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp bình dị

Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp đời thường (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” trưng bày 63 tác phẩm, là những sáng tác mới của 62 tác giả thuộc thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc. Người xem có thể bắt gặp những hình ảnh bình dị với làng gốm, làng thổ cẩm, làng nón, phong cảnh bốn mùa, đình làng, Khuê Văn Các...