Kiêng kỵ kỳ lạ trong nghi lễ “nhập gia phả” của người Dao

Bộ đồ đặc trưng của thầy Tướng trong mỗi đám cấp sắc
Bộ đồ đặc trưng của thầy Tướng trong mỗi đám cấp sắc
(PLO) - Người Dao ở Văn Yên (Yên Bái) từ lâu nổi tiếng với tục lệ khá li kỳ nhưng cũng không kém phần tốn kém, ấy là tục lệ làm “lễ cấp sắc” hay còn gọi là Lập Tỉnh. Người con trai từ 10 tuổi trở lên đều bắt buộc phải làm lễ này. 
Không những để khẳng định với anh em, họ hàng, những người đang sống là người đó đã trưởng thành, “đã lớn”, có thể “làm thầy” mà mục đích quan trọng hơn là để báo với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất rằng con cháu họ đã được phép “nhập gia phả” tổ tiên, khi chết sẽ được thờ phụng... 
Cấp sắc để trở thành “người lớn”
Nằm cách trung tâm huyện Văn Yên gần 30km về hướng Bắc, dọc theo bờ sông Hồng màu mỡ, nhiều phù sa. Tôi tìm đến Khe Pháo qua lời kể của một người chị họ, rằng: “Nơi đây là địa bàn sinh sống của người dân tộc Dao, đến nay mọi người vẫn giữ nguyên được nét văn hóa đó là tục làm lễ cấp sắc cho những người con trai. Nếu không làm, lớn lên người con trai đó sẽ không được công nhận là trưởng thành. Dĩ nhiên, khi họ đi ăn cỗ, dự tiệc sẽ phải ngồi chung mâm cơm với trẻ con, đến đâu cũng bị nhạo chê”. 
Để đến được Khe Pháo, chúng tôi phải di chuyển qua một chặng đường khá dài. Đến nơi, bắt gặp những người phụ nữ tuổi ngoài 40, nói tiếng dân tộc vừa chuyện trò tay vừa thoăn thoắt trồng quế (một loại cây đặc trưng của Văn Yên) ở ven đường gần đó. Xuống xe, vào lân la hỏi chuyện về phong tục thì được biết đây là một luật lệ đã có từ lâu của người Dao Trắng. Tuy nhiên, cấp sắc của dân tộc Dao ở đây rất tốn kém. 
Chị Tơ, trú ở thôn Khe Pháo cho hay: “Nhà mình có hai thằng con trai, đều được làm lễ cấp sắc từ mấy năm trước. Hai thằng nó sàn sàn tuổi nhau nên gộp làm chung. May sao nhà nuôi lợn, nuôi gà chứ không thì chết cô ạ. Tốn kém lắm vì làm cái lễ này phải mời tất cả anh em, làng xóm láng giềng, hầu như là mời cả làng đến để “khao” họ ăn uống, vui chơi và biếu con lợn, con gà cho các thầy cúng”.
Để hiểu rõ hơn về phong tục, chúng tôi được chị Hiền, một người sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này dẫn về nhà ông Đặng Văn Túc (72 tuổi) để hỏi chuyện. Nghe kể, ông Túc là một người có tài xua đuổi ma quỷ, được dân làng vô cùng trọng vọng và kính nể ở thôn Khe Pháo. Đến đây, hơn một lần chúng tôi được ông kể nghe về những câu chuyện lạ kỳ liên quan tới ma chay, cúng bái của dân tộc Dao và còn cơ hội được ngắm nhìn bộ đồ “hành nghề” của thầy cúng. 
Ông Túc cho hay: “Cấp sắc này đã có từ lâu của người dân tộc Dao Trắng. Và chỉ những người nam giới mới được làm lễ này chứ không có áp dụng cho con gái. Gia đình nào có con trai từ 10 tuổi trở lên đều phải làm lễ này để “đóng dấu” với tổ tiên, xóm làng rằng người đó đã chính thức trưởng thành. 
Những ai khi còn trẻ chưa có cơ hội hoặc nhà không có điều kiện làm thì khi về già, kể cả đến 70 tuổi rồi vẫn bắt buộc phải làm. Không làm không được đâu, bị mọi người chê cười, bị coi là trẻ con chứ không phải “người lớn”. Khi đấy, họ muốn làm gì cũng khó”.
Trong ngôi nhà đặc trưng của người dân tộc Dao, đây là nơi thầy cúng cất giấu “đồ nghề” và để “cúng ma”
Trong ngôi nhà đặc trưng của người dân tộc Dao, đây là nơi thầy cúng cất giấu “đồ nghề” và để  “cúng ma” 
…Và những điều kiêng kỵ
Được biết, khi gia đình có người chuẩn bị thủ tục để được phong sắc thì phải nghe mọi chỉ dẫn của thầy cúng. Vì theo họ, thầy cúng là những người nắm trong tay năng lực siêu nhiên và có khả năng “thông linh” với thế giới ma quỷ và hồn linh hoang dã. Ngồi trong nhà, ông Túc vừa tiếp chuyện chúng tôi, tay vơ tìm chìa khóa mở ra cánh tủ bên trong chứa đựng những “vật lễ”, những “dụng cụ hành nghề” mà ông được truyền lại. 
Ông Túc nhẩn nha kể tiếp: “Để chọn được thầy cúng ưng ý về chủ trì làm lễ cấp sắc này cũng không phải dễ đâu. Gia chủ phải mổ gà và mời thầy bói đến để xem chân. Nếu chân gà tốt, gia chủ thích ai thì người đó mới được làm thầy. Đấy giống như xem bói”.
Trong một lần làm lễ phải có ba thầy đạo và hai thầy tướng. Thầy đạo mặc áo vằn là những người phụ trách múa may, đánh trống để xua đuổi ma quỷ. Khác với thầy đạo là thầy tướng. Đây là hai người có nhiệm vụ chính để lập ra lễ cấp sắc, là người “cấp bằng” và “đóng dấu” đỏ vào tấm bằng chứng nhận. Sau đó “vào âm” để tổ tiên hay những người đã khuất biết rằng, người đó đã “lớn”. 
Từ đây có thể làm bất kỳ công việc gì liên quan đến cúng bái, khi về với thế giới bên kia sẽ được ghi dấu trong gia phả tổ tiên. Theo tìm hiểu, lễ cấp sắc này kéo dài trong vòng 7 ngày nhưng quá trình chuẩn bị phải được diễn ra khoảng hai tháng trước đó.
Tuy nhiên, tìm được thầy cúng mới xong bước thứ nhất của lễ cấp sắc. Sau khi tìm được thầy cúng thích hợp, gia chủ phải mổ một con lợn để lạy thầy vào nhà và cúng lợn để lấy “thầy cụ”. Trong những ngày mời được thầy cúng về nhà, sau mỗi màn “biểu diễn” của 3 thầy đạo với trống, thanh la và phần “cúng mo” của hai thầy Tướng thì gia chủ phải làm cơm “khao” làng. 
Sau ba ngày ba đêm với sự “thông linh” của các “thầy” thì đến ngày thứ tư là bước vào nghi thức “rơi cây”. Trong những ngày diễn ra lễ Cấp Sắc, những người trong gia đình và thầy tướng buộc phải ăn chay, đặc biệt trong thức ăn không được có muối.
Sau khi gia đình tổ chức lễ cấp sắc với sự giúp đỡ của các thầy tướng và thầy đạo cho “rơi cây”. Bước tiếp đến là màn “hóa quỷ” của thầy đạo. Theo quan niệm của người dân tộc Dao rằng: “hóa quỷ” nhằm mục đích để dọa nạt, đuổi hết những người không tốt, những con “ma điên”, “ma dở”, những ai không phận sự ra ngoài để bảo vệ gia chủ và lễ cấp sắc. 
Thầy đạo hóa thân vào những con quỷ dữ phải đeo mặt nạ và diện trên mình những bộ trang phục màu vàng nhưng phải mặc ngược. Vì đây là nguyên tắc. Sau đó vào ngày thứ 6 trong 9 ngày làm lễ, “quỷ” sẽ chạy theo con đường làng, vào nhà dân hù dọa nhằm cho mọi người khiếp sợ.
Bước cuối cùng là “cấp bằng” cho gia chủ. Đây được xem như sự khẳng định trên mặt giấy tờ là người đó đã được cấp sắc phong và hoàn thành nghi lễ. Các bàn tay, bàn chân của người được cấp sắc đều được thầy tướng “đóng dấu” bên “âm”, vì họ quan niệm làm như vậy sẽ phân biệt người đã cấp sắc và người chưa. 
Sau đó, thầy tướng đưa ra một quyển sách, mà họ gọi sách để cấp phong cho gia chủ, coi đấy là tấm bằng, có in dấu đỏ để trao cho người làm lễ. Đây được coi như một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của những chàng trai dân tộc Dao Trắng.
Bức tranh vẽ “thầy cụ” được ông Đặng Văn Túc mang theo trước mỗi đám cấp sắc gần xa. Thể hiện lòng biết ơn đối với những bậc thánh nhân đi trước
Bức tranh vẽ “thầy cụ” được ông Đặng Văn Túc mang theo trước mỗi đám cấp sắc gần xa. Thể hiện lòng biết ơn đối với những bậc thánh nhân đi trước 
Phía sau là gánh nặng về kinh tế
Sau khi được sắc phong, người đó coi như đã được “giải thoát” về mặt tinh thần. Từ đó chính thức trở thành một người trưởng thành “chính hiệu”. Và 7 ngày sau khi “đám” kết thúc phải mang lễ lạt đến nhà thầy cúng để tạ ơn. Đây được coi như bước cuối cùng của phong tục này.
Lễ cấp sắc là một nét đẹp trong văn hóa, là nơi giao lưu, giải trí của người đồng bào dân tộc Dao vùng núi cao cùng cốc từ bao đời nay. Qua đó, còn thể hiện lòng biết ơn đối với những người đi trước. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người dân và ghi nhận của người viết thì đây là phong tục có phần lạc hậu và vô cùng tốn kém. Cả về mặt thời gian lẫn mặt kinh tế. Được biết, trước mỗi đám Lập Tỉnh, gia đình phải mất gần 2 tháng để chuẩn bị cả về vật chất lẫn tinh thần, như lợn gà, tiền bạc...
Khe Pháo là một thôn nghèo của Châu Quế Hạ, nơi đây chủ yếu là người dân tộc Dao sinh sống với nền nông nghiệp lạc hậu nen cuộc sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn. Cùng trao đổi về vấn đề này, ông Khuê trưởng thôn Khe Pháo nhận định: “Đây là một phong tục không thể bỏ được vì nó đã gắn liền với cuộc sống của bà con từ bao đời nay. Đến nay ở làng Pháo người người, nhà nhà vẫn làm, trừ số ít trường hợp quá khó khăn thì họ bỏ. Nhìn chung chiếm khoảng 98% người dân vẫn giữ phong tục của dân tộc mình”.
Bàn về vấn đề tốn kém trong việc tổ chức lễ cấp sắc, người đứng đầu thôn có cùng quan điểm và cho rằng: “Làm đám (tức lễ cấp sắc – theo PV) này khá là tốn kém, đặc biệt là mất nhiều thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa thể khắc phục được vấn đề này”. 

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.