Cách nào hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Điều gì sẽ xảy đến khi phía Trung Quốc khởi động một “cuộc chiến” kinh tế chống lại Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, cần có một chiến lược quốc gia, trước mắt là “mặt trận” hạn chế nhập siêu từ quốc gia này.
Việt Nam xuất khẩu gạo, cao su sang Trung Quốc nhưng Việt Nam cũng phải chi nhiều tỷ USD để nhập hàng hóa nguyên liệu, máy móc từ nước này. 
Cụ thể, thị trường Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2013 lên tới 50,2 tỷ USD (tăng 22,0% so với năm 2012), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 13,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,0% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 7,0% so với năm 2012. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2013 là 36,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng mạnh so với năm 2012 (khoảng 28,4%). 
Phần lớn nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong năm 2013, nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này; tiếp theo là nhóm nguyên phụ liệu dệt may da giày chiếm 15%; nhóm điện thoại các loại và linh kiện chiếm 15%; nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12%; nhóm sắt thép các loại và sản phẩm chiếm 9%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác.
Xuất thô, nhập tinh
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nông - lâm - thủy sản, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 15,9%; nhóm hàng dệt may, giày dép các loại chiếm gần 13,0%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm khoảng 10,0%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Trung Quốc còn liên tục tung ra các chiêu thu mua “oái oăm” như ốc bươu vàng, gỗ sưa non... thậm chí thu mua cả đỉa, gây rối loạn sản xuất.
Ở chiều ngược lại, chỉ cần nhìn từ các cửa hàng đồng giá – 10 nghìn đồng/1 sản phẩm, mọc lên như nấm sau mưa tại Hà Nội cũng có thể thấy thị trường nội địa đang bị hàng Trung Quốc lấn át như thế nào. Tại đây, "gi gỉ gì gì cái gì cũng có",  tới gần 2.000 mặt hàng khác nhau thuộc đồ dùng gia đình, đồ nhà bếp, trang sức, mỹ phẩm…, thậm chí cả USB cũng được bán với giá chỉ 10 nghìn đồng. Tất cả đều có nguồn gốc “made in China” khiến các DN sản xuất trong nước chật vật trong cạnh tranh.
Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Quốc gia (VECS) chỉ ra, một nửa hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng thô, sơ chế, trong khi nhập khẩu lại là hàng tinh chế (chiếm 85%). Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cũng đang sử dụng phần lớn công nghệ, nguyên liệu của Trung Quốc để phục vụ sản xuất, lên tới 80%. 
Thời báo Kinh tế Sài Gòn mới đây dẫn báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải đánh giá năng lực các nhà thầu cho hay, trong khoảng 45 nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu, có nhiều công ty của Trung Quốc như Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc thi công đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, Công ty Xây dựng Quảng Tây, Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc, Công ty Cổ phần hữu hạn viễn thông Trung Hưng (ZTE - Trung Quốc). Đặc biệt, tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, con số nhà thầu Trung Quốc đưa ra đã bị đội vốn gần 100%, từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD.
Thiết lập ngay các hàng rào kỹ thuật
Cách nào giảm nhập siêu từ Trung Quốc? TS Phạm Thị Hoàng Anh, Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng khuyến nghị: “Cần xây dựng một nền sản xuất chủ động và có năng lực chính. đây là cơ sở để Việt Nam tiến tới thực hiện những tham vọng về kinh tế và vững vàng trong những quyết định. Bởi vậy, Việt Nam cần nhanh chóng có những kế hoạch trung và dài hạn nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế, từ đó thúc đẩy kinh tế ngoại thương”.
Theo bà Hoàng Anh, trước mắt cần đa dạng hóa danh mục hàng xuất khẩu, nên tính đến việc xây dựng và phát triển những sản phẩm mới sao cho phù hợp với thực lực quốc gia. Trước những giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần rà soát những hạn chế tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam cũng như xáo trộn thị trường trong nước. 
Cụ thể, các doanh nghiệp của Việt Nam cần quan tâm, chú trọng đến bản quyền, thương hiệu sản phẩm trong nước cần được đăng ký cẩn thận, đặc biệt với những hàng hóa truyền thống đã có tên tuổi; hạn chế việc kinh doanh chênh lệch giá từ những thương lái Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch không chính thức. “Chất lượng là nhược điểm lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc và cũng là một mấu chốt quan trọng cho chiến lược cạnh tranh với hàng Trung Quốc của Việt Nam” – vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Còn TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Trung tâm VECS kiến nghị, để đối phó với những hành vi kinh doanh bất lợi từ Trung Quốc, Việt Nam cần phải tăng năng suất để thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước, từ đó hạn chế nhập thiết bị, máy móc; đồng thời thiết lập ngay các hàng rào kĩ thuật đối với hàng hóa Trung Quốc, chẳng hạn quy định về biện pháp kiểm dịch động và thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm quy định về kiểm tra chứng nhận, dư lượng, bao bì, ghi nhãn sản phẩm; quy định về hóa chất, phụ gia; quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường. 
Đồng thời, để hạn chế tình trạng “chảy máu” tài nguyên, cần chính sách khai khoáng hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận của ngành; xây dựng hệ thống thuế và phí tài nguyên cho phép Chính phủ tái phân bổ nguồn thu này một cách hiệu quả vào các lĩnh vực sản xuất; thiết lập tài khoản kế toán tài sản và tham gia hệ thống minh bạch EITI để quản lý nguồn lợi thu được từ xuất khẩu tài nguyên.

Đọc thêm

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.