Kinh doanh xuất khẩu gạo: Nhiều quy định được thay đổi triệt để

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Nghị định thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo đang được Bộ Công Thương xây dựng, đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, theo đó đã đề xuất những cải tiến đột phá về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, giúp doanh nghiệp xuất khẩu gạo “dễ thở” hơn.

Điều kiện kinh doanh: sàng lọc nhưng cực đoan 

Về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc và có ít nhất 1 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ; phải phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và phải nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu gạo.

Quy định điều kiện này của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP đã tạo động lực thúc đẩy thương nhân đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ bảo quản, chế biến, xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, thực tế có một số doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gạo đặc sản, hữu cơ với số lượng nhỏ, nhu cầu và khả năng đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo còn hạn chế nên không đáp ứng điều kiện theo quy định, hoặc một số thương nhân chuyên kinh doanh thương mại, mặc dù có khách hàng, thị trường nhưng không có năng lực tài chính, vốn hoặc đất đai và nguồn nhân lực cần thiết để đầu tư vận hành kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo theo quy định, do đó, đã không đáp ứng đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận. Từ thực tiễn này, một số ý kiến cho rằng, những quy định này đã trở thành rào cản đối với DN vừa và nhỏ khi tham gia thị trường.

Hoặc, liên quan đến quy hoạch địa bàn xây dựng kho chứa, để đáp ứng điều kiện kinh doanh, cơ sở xay, xát thóc, gạo phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố có thóc, gạo hàng hoá xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định khống chế địa bàn này cũng tạo ra sự không bình đẳng giữa các địa phương, tạo rào cản đối với thương nhân tại nhiều địa phương khi muốn đầu tư tham gia xuất khẩu gạo. Mặt khác, quy định này cũng thể hiện sự can thiệp hành chính đối với quyền tự do cân nhắc, quyết định địa bàn đầu tư của DN.

Hàng loạt quy định trói chân doanh nghiệp

Về quy định dự trữ lưu thông, theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó. 

Về quy định này, một số ý kiến cho rằng, sản xuất lúa gạo nước ta có đặc thù mùa vụ thu hoạch gối đầu, liên tiếp có thu hoạch mới. Trường hợp cần thiết  thiên tai, mất mùa cục bộ thì đã có nguồn thóc gạo dự trữ nhà nước để cung ứng ra thị trường. Vì vậy, không cần thiết phải quy định trách nhiệm thực hiện dự trữ lưu thông để đảm bảo an ninh lương thực. Mặt khác, quy định dự trữ lưu thông gây tồn đọng vốn, phát sinh chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa, làm tăng gánh nặng đối với DN, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Đây là một vấn đề thực tiễn cần xem xét.

Về cơ chế thị trường có hợp đồng tập trung và hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung quy định tại Điều 16 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, được cụ thể hóa tại các quy định từ Điều 10 đến Điều 14 Thông tư số 44/2010/TT-BCT, quá trình thực hiện cho thấy một số vướng mắc như thời gian giao dịch thị trường tập trung, tiêu chí lựa chọn, duy trì đầu mối thực hiện hợp đồng tập trung, ràng buộc trách nhiệm và xử lý vi phạm của doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp được phân bổ thực hiện hợp đồng tập trung theo cơ chế ủy thác xuất khẩu, việc bổ sung 2 đầu mối tại một thị trường tập trung dẫn tới nhiều quy định tại Thông tư số 44/2010/TT-BCT không còn phù hợp. Do dó, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 16 Nghị định để tạo lập cơ sở pháp lý cần thiết cho việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/2010/TT-BCT.

Quy định về đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và công bố giá sàn gạo xuất khẩu cũng có nhiều ý kiến phản đối, cho rằng chưa phù hợp với thực tiễn, coi đây là một thủ tục cản trở xuất khẩu cần bãi bỏ...

Điều hành theo hướng mở, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Dự thảo Nghị định sửa đổi số 109/2010/NĐ-CP sẽ quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng không quy định điều kiện về quy mô kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo, không khống chế địa bàn đầu tư xây dựng các cơ sở này; chỉ quy định yêu cầu các cơ sở này phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm và đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm. 

Đồng thời, Dự thảo bổ sung quy định đối với thương nhân đã xây dựng vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo theo lộ trình do Bộ Công Thương ban hành thì không cần điều kiện về kho chứa, cơ sở xay xát thóc, gạo. Bổ sung quy định đối với mặt hàng gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo dược liệu, thương nhân được xuất khẩu không hạn chế về số lượng, không cần đáp ứng điều kiện kinh doanh, không cần cấp giấy chứng nhận; khi xuất khẩu chỉ cần thực hiện thông báo hợp đồng xuất khẩu, thủ tục xuất khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan.   

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung một số các quy định để tạo thuận lợi, thông thoáng hơn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Cụ thể, bãi bỏ Điều 18 quy định tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và Điều 19 quy định giá sàn gạo xuất khẩu của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP. Giảm quy định lượng gạo dự trữ lưu thông của thương nhân từ 10% xuống còn 5% lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó; bãi bỏ quy định về đăng ký hợp đồng tại VFA, theo đó, bỏ quy định thương nhân phải có lượng gạo tồn kho tối thiểu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký xuất khẩu. Thay vào đó là quy định áp dụng phương thức thông báo hợp đồng xuất khẩu gạo trực tuyến trên cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương...  

Theo đó, Bộ Công Thương cho rằng, Nghị định thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP khi được ban hành sẽ tác động tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, rào cản trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của doanh nghiệp; thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm có lợi thế, có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ gắn kết chặt chẽ hơn với hoạt động sản xuất, thu mua, chế biến, dự trữ lúa, gạo; gắn chặt chẽ hơn với nhu cầu, đòi hỏi của thị trường. Các quy định về điều kiện kinh doanh của Nghị định sẽ thúc đẩy thương nhân đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, góp phần xây dựng, củng cố thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế. 

Tin cùng chuyên mục

12 robot bị "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot khác (Ảnh cắt từ video)

Robot 'dụ dỗ bắt cóc' 12 robot khác khỏi phòng trưng bày

(PLVN) - Đoạn video ghi lại cảnh 12 robot cỡ lớn bị "dụ dỗ" và "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot nhỏ hơn đã gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc. Sự việc tưởng chừng như dàn dựng này hóa ra lại là một thử nghiệm AI gây kinh ngạc.

Đọc thêm

FPT Techday 2024 thu hút gần 10.000 người tham dự

FPT Techday 2024
(PLVN) - FPT Techday 2024 - Diễn đàn công nghệ quốc tế thường niên lớn nhất Việt Nam do Tập đoàn FPT tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 13 và 14/11, tại Trung tâm triển lãm và sự kiện Thiskyhall, TP Thủ Đức, TP HCM.

Trình diễn ấn tượng, ô tô bay của Xpeng nhận hơn 2.000 đơn đặt hàng

Ô tô bay của Xpeng nhận hơn 2.000 đơn đặt hàng sau màn trình diễn ấn tượng (Ảnh: Car New China)
(PLVN) - Chiếc ô tô bay "Land Aircraft Carrier" của Xpeng, có giá 280.000 USD, đã thu hút sự chú ý lớn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải với khả năng bay tự động và thiết kế module độc đáo. Hơn 2.000 đơn đặt hàng đã được ghi nhận, cho thấy tiềm năng to lớn của phương tiện di chuyển tương lai này.

Viettel triển khai thương mại mạng 5G Open RAN

Toàn cảnh sự kiện 5G ORAN Vietnam Connect 2024
(PLVN) - Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh thành, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế...

Chàng trai Hòa Bình và hành trình nâng tầm nông sản Việt

Sản phẩm chuối Viba được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
(PLVN) - Nhận thấy mẹ thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam rất nhiều loại nông sản, trái cây đặc sản có những vị thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng chỉ theo mùa vụ, rất dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, Trần Đức Thuận và anh trai đã cùng nhau nghiên cứu tìm hướng đi mới cho nông sản Việt, giúp người nông dân bảo đảm sản xuất bền vững.

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm
(PLVN) - Chiều nay ngày 11/11 giá vàng trong nước tiếp tục giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. Giá vàng giảm từ 100.000đ - 300.000đ ở chiều mua vào và 200.000 đồng - 400.000 đồng ở chiều bán ra.

Sách lậu, sách vi phạm bản quyền lộng hành - Do thị trường thiếu ý thức?

Sách lậu có kích cỡ thô hơn, màu nhòe hơn, phần ruột không có màu và căn lề lệch hơn so với sách chính thống.
(PLVN) - Sự phát triển của văn hóa đọc và tương lai của ngành xuất bản sách nước ta đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng khi tình trạng sách lậu và sách vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến. Các nhà xuất bản, tác giả và độc giả đều chịu ảnh hưởng khi những nỗ lực phát triển thị trường sách chính thống bị sách lậu làm suy yếu, kéo theo hệ lụy về kinh tế lẫn văn hóa.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên 'hồi sinh' đón Tết Nguyên đán

Tại làng nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) những ngày này nhiều hộ gia đình trồng đào ở đây đang tất bật hồi sinh những vườn đào sau bão. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
(PLVN) - Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) là hai biểu tượng đặc trưng thú chơi hoa cho Tết Nguyên đán của người dân đất Kinh kỳ. Năm nay, đợt bão số 3 làm nước sông Hồng dâng cao khiến nhiều vườn cây cảnh ở đây bị thiệt hại nghiêm trọng. Những người trồng cây cảnh nơi đây đang dồn hết công sức để hồi sinh những vườn đào, quất để đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Câu chuyện người Việt học tiếng Anh cùng AI

Các khách mời trải nghiệm nền tảng học tiếng Anh FSEL. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Với thông điệp An English Center in Your Pocket (Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi bạn), FSEL - nền tảng học ngoại ngữ tương tác cùng AI (trí tuệ nhân tạo) là bước đột phá, hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hiệu quả học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung của hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam.

Thấy gì qua các vụ kiện bản quyền liên quan đến AI trên thế giới?

 Với tác phẩm “Zarya of the Dawn” của Kristina Kashtanova, Mỹ chỉ bảo hộ tác quyền phần nội dung do con người tạo ra. (Ảnh: The Verge)
(PLVN) - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các vấn đề bản quyền đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Các vụ kiện liên quan đến bản quyền AI đã làm nổi bật những thách thức pháp lý mới, đòi hỏi nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải xem xét điều chỉnh khung pháp lý về sở hữu trí tuệ.