Không còn “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”?

 Dẫu nghề giáo còn nhiều vất vả nhưng những thí sinh giỏi vẫn chọn thi và học sư phạm không hẳn là “chuột chạy cùng sào” như trước nữa. (Ảnh minh họa)
Dẫu nghề giáo còn nhiều vất vả nhưng những thí sinh giỏi vẫn chọn thi và học sư phạm không hẳn là “chuột chạy cùng sào” như trước nữa. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Suốt một thời gian dài, ngành sư phạm gần như không thu hút được thí sinh giỏi bởi nỗi ám ảnh lương thấp, ra trường thất nghiệp… Thế nhưng, vài năm trở lại đây, đã có một sự trở lại ngoạn mục khi điểm chuẩn vào sư phạm đã tăng vọt. Mùa tuyển sinh vừa qua, điểm chuẩn cao nhất 30,5 thuộc về Đại học Sư phạm Hồng Đức…

Sự trở lại ngoạn mục

Còn nhớ câu chuyện về Nguyễn Thuận Hưng - Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế 2019 lựa chọn tuyển thẳng vào Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội để thực hiện ước mơ là thầy giáo dạy Toán trở thành sự kiện truyền thông ở thời điểm đó. Nói như GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Gần 20 năm, ngành sư phạm mới lại đón một học sinh đoạt Huy chương Vàng Toán quốc tế vào theo học. Cuộc tái ngộ của Huy chương Vàng Toán quốc tế với sư phạm như dấu mốc quan trọng, khẳng định chất lượng sức hút, chất lượng đầu vào của ngành.

Cũng trong mùa tuyển sinh năm 2019, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội còn đón nhận nhiều thí sinh xuất sắc như: Thủ khoa Khối C trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 và hơn 100 thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia tuyển thẳng vào trường.

Có thể nói, thời bao cấp khó khăn và rất nhiều năm sau này, câu nói “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” đã trở thành nỗi ám ảnh bởi nghề giáo dẫu cao quý nhưng đồng lương lại khá eo hẹp nếu thầy cô không tìm cách bươn chải… Khi đó, ngành Giáo dục chịu ảnh hưởng nặng nề, lương giáo viên không đủ sống, nhiều nhà giáo phải bỏ nghề để tìm kế mưu sinh, học sinh bỏ lớp, nhiều trường ĐH, nhất là các trường sư phạm phải cho sinh viên nghỉ học vì thiếu lương thực...

Và mùa tuyển sinh vừa qua, ngành sư phạm năm nay điểm chuẩn tăng vọt so với năm trước. Không ít ngành sư phạm có điểm chuẩn tăng đến 6, 7 điểm so với năm 2020. Thống kê sơ bộ cho thấy, ngành sư phạm ở các trường có truyền thống đào tạo ngành này đều tăng từ 2 đến 10 điểm so với năm trước. Đây là mức tăng nhiều nhất sau nhiều năm ngành sư phạm ở nhiều trường có điểm chuẩn khá thấp. Nếu các năm trước có trường lấy điểm chuẩn ngành sư phạm chỉ bằng điểm sàn thì năm nay đã tăng lên đến 7-8 điểm, mức tăng cao nhất sau nhiều năm.

GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Theo dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), số nguyện vọng đăng ký vào ngành sư phạm tăng gấp 2,5 lần so với năm trước. Năm 2020, thí sinh trúng tuyển nhập học các ngành đào tạo giáo viên là gần 36 nghìn, tương đương 61,58% tổng chỉ tiêu. Năm nay, đặt trong bối cảnh Covid-19, tỷ lệ nhập học mong đợi vào ngành sư phạm khoảng 40 - 50 nghìn sinh viên, đạt từ 50 - 60% tổng chỉ tiêu”.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, năm 2021 có tới 64 ngành của các trường sư phạm tăng từ 5 điểm trở lên so với năm 2020. Tăng cao nhất, cũng gây ngạc nhiên nhất là ngành sư phạm ngữ văn chất lượng cao của Trường ĐH Hồng Đức (tỉnh Thanh Hóa), với điểm chuẩn lên tới 30,5. Với mức điểm này, thủ khoa khối C00 năm 2021 (tổng điểm thi 29,25) cũng không thể trúng tuyển nếu không có điểm ưu tiên đối tượng và khu vực. Cũng ở trường này, ngành sư phạm lịch sử chất lượng cao lấy điểm chuẩn rất cao, tới 29,75. Các ngành đào tạo sư phạm thuộc chương trình chuẩn, điểm trúng tuyển từ 18 đến 27,75. Ngành sư phạm công nghệ của Trường ĐH Sư phạm 2 cũng có điểm chuẩn là 32,5/40 - tăng tới 7,5 điểm so với năm 2020.

Trong khi đó, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho thấy điểm chuẩn vào trường cao không kém các trường kinh tế đang “hot” nhất. Theo thông báo của trường, điểm trúng tuyển ngành sư phạm tiếng Anh lên đến 28,53; thí sinh muốn vào các ngành sư phạm toán (dạy bằng tiếng Anh) và giáo dục chính trị phải có điểm chuẩn lên đến 28,25. Với mức điểm này, thí sinh dù đạt điểm hai môn 9 và một môn 10 vẫn nằm ngoài cuộc đua.

Không còn tuyển sinh ồ ạt

Theo các chuyên gia giáo dục, một lý do quan trọng khiến điểm chuẩn ngành sư phạm tăng là năm nay sinh viên sư phạm được miễn học phí, ngoài ra còn được cấp sinh hoạt phí hằng tháng và được sắp xếp công việc sau khi ra trường. Chính sách ưu đãi này đã thu hút lượng lớn thí sinh đăng ký xét tuyển, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế nhiều gia đình rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cùng với đó, Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT quy định: Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Hơn nữa, trình độ của đội ngũ giảng viên được nâng lên, sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường sư phạm trọng điểm, môi trường học tập của sinh viên sư phạm ngày càng tốt hơn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ năm 2020, thực hiện Luật Giáo dục, các trường cao đẳng, trung cấp dừng tuyển sinh đào tạo giáo viên tiểu học, THCS; việc đào tạo giáo viên được giao cho các trường sư phạm trọng điểm; do đó sẽ hạn chế việc tuyển sinh, đào tạo giáo viên ồ ạt. Sinh viên sau khi tốt nghiệp thuận lợi hơn trong việc tuyển dụng, lựa chọn vị trí việc làm.

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Năm nay, số sinh viên nhập học các ngành Sư phạm tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cơ bản là đã nằm trong chỉ tiêu của Bộ GD-ĐT căn cứ theo nhu cầu của địa phương, nên các em không cần quá lo lắng về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp hay vấn đề điểm chuẩn tăng cao, có tăng cũng chỉ tăng nhẹ. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh dựa trên nhu cầu của địa phương về tuyển dụng giáo viên nên thí sinh không quá lo về cơ hội việc làm với nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong thời gian tới.

Theo đó, sinh viên ngành sư phạm đều được miễn học phí và nhận trợ cấp. Nghị định 116/2020/NĐ-CP hỗ trợ sinh hoạt cho sinh viên sư phạm thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác đào tạo giáo viên hiện nay. Theo đó, từ năm học 2021-2022, không những tiếp tục được miễn học phí, sinh viên sư phạm còn nhận được hỗ trợ 3,63 triệu đồng sinh hoạt phí. “Tuy nhiên, để đánh giá về sự cải thiện tình trạng tuyển sinh, về lâu dài cần có thêm dữ liệu các năm sau để đánh giá” - PGS.TS Nguyễn Đức Sơn chia sẻ.

Còn theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP HCM, Nghị định 116/2020-NĐ-CP ra đời nhằm hướng đến các mục tiêu: Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của các địa phương thông qua cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu, gắn với trách nhiệm của các địa phương trong đào tạo và bố trí, sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp. Đồng thời, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước thông qua việc cấp đúng đối tượng, đảm bảo mục tiêu hỗ trợ cho sinh viên sư phạm làm đúng ngành.

Mặt khác, xây dựng mức hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm hợp lý, bảo đảm đủ tiền đóng học phí và cơ bản đủ chi trả chi phí sinh hoạt tối thiểu để sinh viên yên tâm theo học. Đồng thời, thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội, thúc đẩy việc tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo giáo viên.

Ở góc độ khác, theo GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), để trở thành giáo viên, dù thí sinh có điểm thi cao nhưng không có sự đam mê với nghề dạy, không có tình yêu với trẻ em, không thích làm những công việc “tỉ mẩn” rất dễ “bỏ ngang”. Chính vì vậy, trong bối cảnh nghề giáo còn nhiều khó khăn, vất vả vẫn có những thí sinh chọn thi và học sư phạm không hẳn là “chuột chạy cùng sào” nữa, bởi nhiều bạn thừa điều kiện đỗ ngành “hot”, trường ĐH danh tiếng khác. Từ năm 2020, cùng với việc tiếp tục áp dụng ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, các chính sách hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí của Chính phủ, sức hút của các ngành sư phạm được nâng lên…

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Phó Hiệu trưởng ĐH

Sư phạm Hà Nội: Không chỉ là sức hút mang tính thời điểm

“Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT có nhiều đề xuất để tạo sức hút cho ngành sư phạm. Nhà nước cũng có các chính sách quan tâm hơn. Theo tôi, có 2 phương diện quan trọng: Thứ nhất, chính sách với đội ngũ nhà giáo và giáo sinh (cơ hội việc làm, thu nhập, phúc lợi và tôn vinh).

Thứ hai, cũng quan trọng không kém là mỗi nhà trường, mỗi giáo viên phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của mình để chính bản thân ngành sư phạm khẳng định được vị thế trong xã hội. Lúc đó ngành sư phạm sẽ tự có sức hút bền vững và lâu dài thay vì chỉ là sức hút mang tính thời điểm”.

Đọc thêm

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.