Nhờ một ca khúc, Đài Loan đã thoát khỏi thảm cảnh “chết” trong rác thải

Nhờ một ca khúc, Đài Loan đã thoát khỏi thảm cảnh “chết” trong rác thải
(PLVN) - Tại các thành phố lớn, mỗi ngày có hàng ngàn tấn rác sinh hoạt được thải ra ngoài gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. Một phần là do công nghệ xử lý lạc hậu, một phần là do người dân vẫn chưa có ý thức phân loại rác ngay từ ban đầu.

 

Rước rác về nhà khi chưa đủ khả năng xử lý

Theo điều tra của một số tờ báo tại châu Âu, họ lần theo dấu vết rác thải nhựa và giấy cũ mà các nước G7 xuất khẩu và phát hiện ra rằng số lượng rác chuyển sang các quốc gia Đông Nam Á đã tăng vọt. Trong vòng vài tháng, Malaysia đã trở thành quốc gia nhập rác thải nhựa hàng đầu với khối lượng cao gấp đôi lượng nhập của Trung Quốc và Hồng Kông. Từ năm 2017 đầu năm 2018, lượng rác nhựa ở Indonesia tăng vọt 56%, nhưng nhiều nhất là Thái Lan, với mức tăng 1.370%. 

Xảy ra tình trạng trên là do từ đầu năm 2018, Trung Quốc đã cấm nhập rác do vật liệu này bẩn hoặc nguy hiểm, đe dọa cho môi trường. Và Đông Nam Á trở thành nơi thu nhận phế thải của các nước phát triển trong điều kiện môi sinh và vệ sinh kém. 

Chủ tịch Ủy ban Phụ trách rác thải nhựa tái chế của BIR Surendra Patawari Borad cho biết, các công ty tái chế, xử lý rác ở Đông Nam Á đang nhập khẩu ồ ạt rác thải, họ còn được nhà đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc hỗ trợ, lập công ty liên doanh… Tuy nhiên, ông Borad cảnh báo, Đông Nam Á không có đủ cơ sở hạ tầng và năng lực tiếp nhận lượng rác thải khổng lồ này.

Số lượng rác chuyển từ Châu Âu sang các quốc gia Đông Nam Á đã tăng vọt
 Số lượng rác chuyển từ Châu Âu sang các quốc gia Đông Nam Á đã tăng vọt

Các nước Đông Nam Á nhập khẩu rác thải nhựa từ các nước phát triển đang phải hứng chịu vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Indonesia hiện trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về lượng rác nhựa thải ra môi trường biển gây ô nhiễm (3,2 triệu tấn/năm).

Người dân đất nước này tiêu thụ trên 1 triệu sản phẩm nhựa/phút, với phân nửa là vật dùng một lần như túi nylon, ống hút, muỗng, chai nước, bao bì thực phẩm và đa phần được vứt vào bãi rác thải, không phân loại để tái chế.

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu giảm 70% lượng rác nhựa thải xuống đại dương vào năm 2025. Indonesia cũng tiến hành chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất túi bằng những vật liệu thay thế khác, chẳng hạn rong biển và bột sắn. Mới đây, công ty khởi nghiệp Evoware ở thủ đô Jakarta đã ra mắt màng bọc thực phẩm có thể ăn được, nhựa tự hủy và bao bì làm bằng tảo biển. Trong khi đó, thành phố Bitung khuyến khích người dân đổi rác nhựa lấy gạo tại các siêu thị.

Khủng hoảng rác ở Việt Nam

Còn tại Việt Nam, TP Hà Nội đã nhiều lần phải đối diện với tình trạng rác ứ đọng, ngập ngụa do dân chặn không cho xe chở rác vào bãi chôn lấp. Người dân đã phải chọn cách này để bày tỏ quan điểm của mình, hi vọng mọi người thấy được tình cảnh tận cùng của những hộ dân sống trong vùng bãi rác từ hàng chục năm nay. Nó được mô tả là “ăn cũng phải mắc màn vì ruồi, nhặng”, “thiếu thốn đủ đường”, “bệnh tật ngày càng nhiều”…

Đà Nẵng, đô thị hơn một triệu dân mỗi ngày hứng từ 900 đến 1.000 tấn rác sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2025, lượng rác sẽ tăng lên khoảng 1.800 tấn. Thời gian dài, Đà Nẵng xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn. Sau gần 30 năm hoạt động, bãi rác lớn nhất thành phố này đã quá tải, gây nhiều hệ lụy với môi trường sống của cư dân lân cận.

Khoảng 1.700 hộ dân quanh bãi rác Khánh Sơn hàng ngày phải hít thở không khí kèm mùi hôi đậm đặc. Đã nhiều lần, họ xuống đường chặn xe chở rác ra vào bãi, khiến khu vực nội thành ùn ứ rác. Cả chục cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân diễn ra suốt nhiều năm chưa tìm được lời giải.

Tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) cũng từng có hai bãi rác là Đèo Sen và Hà Khẩu xử lý bằng công nghệ chôn lấp, nhưng do gây ô nhiễm nên đã dừng hoạt động. Hàng trăm nghìn tấn rác được chôn lấp trong 10 năm đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây trầm trọng. Những ngày mưa bão, bể chứa nước rỉ thải chảy tràn vào nhà dân, gây ngập úng ruộng, vườn. Người dân "ăn cơm cũng phải mắc màn, khi ngủ cũng phải đeo khẩu trang".

Năm 2013, vì không thể chịu được mùi hôi thối và lo sợ sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, nhiều hộ dân sống gần đó đã gửi đơn kiến nghị đến chính quyền yêu cầu đóng cửa bãi rác.

Nhưng “khủng hoảng” rác thải đang diễn ra không chỉ đơn thuần là chuyện những cọng rác và bãi chôn lấp rác. Quan trọng hơn nữa là phải có kế hoạch dài hơi cho vấn đề rác thải. Giải pháp rẻ là chôn lấp đã không còn “dễ” thực hiện trong bối cảnh lượng rác thải ngày một tăng lên mà đất thì không còn.

Một khó khăn nữa là do các đô thị ở Việt Nam thường không phân loại rác đầu nguồn nên việc áp dụng công nghệ cao khó thành công. Không phân loại rác đầu nguồn cũng sẽ dẫn đến các loại nhựa khi chôn xuống phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy. Điều này cần rất nhiều từ ý thức của người dân. 

Cần có giải pháp hữu hiệu

Với lượng rác thải lớn hơn nhiều so với diện tích sinh hoạt, Đài Loan (Trung Quốc) từng được mệnh danh là "Đảo rác", vậy mà chỉ trong vài năm, điều này đã thay đổi hoàn toàn. Mọi chuyện bắt đầu bằng một bài hát tuyên truyền phát lên, người dân nhanh chóng mang theo rác thải ra đường, hai xe tải màu vàng kích thước lớn xuất hiện.

Thế nhưng, họ không quăng mọi thứ lên xe, những công nhân vệ sinh cùng người dân nơi đây bắt đầu phân loại để rác nào vào đúng thùng đó.

Rác thải được đựng trong xô, thùng nhựa... Nhưng họ không ngại phải di chuyển xa cũng như mất công phân loại rác thải. Và rất nhanh chóng, rác thải như rau củ hỏng hoặc thức ăn sống chưa nấu chín được họ đưa vào thùng màu xanh dương, thức ăn chín được đưa vào thùng đỏ để sau đó tái chế làm phân bón. Trong khi những vật dụng khác từ chai nhựa, cốc thuỷ tinh, kim loại, bóng đèn hỏng... được xếp gọn gàng vào một thùng khác. Chiếc xe còn lại treo biển nhận giấy, báo cũ nên toàn bộ giấy báo được người dân đưa vào chiếc xe này.

Rác thải nhựa đang trở thành một vấn nạn của môi trường thế giới
Rác thải nhựa đang trở thành một vấn nạn của môi trường thế giới 

Vì vậy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Đài Loan từ thiên đường rác đã chuyển mình trở thành một trong những khu vực tái chế rác tốt nhất toàn cầu. Thống kê vào năm 2015, tỷ lệ tái chế rác của Đài Loan đạt tới mức 55%, cao hơn rất nhiều so với các quốc gia đã phát triển khác. Ngay cả ở Mỹ, thời điểm cao nhất con số tái chế này cũng chỉ lên tới mức 35%.

"Để người dân tuân thủ quy định về rác thải, chúng ta phải đưa việc đổ, phân loại rác tiện lợi hơn với người dân. Chúng ta cần có những khen thưởng và có những mức phạt xứng đáng", giám đốc dự án kiểm soát chất thải nói.

Tại những khu chợ đêm hoặc trong các dịp lễ hội, nơi tập trung đông người, họ thường dùng loại thùng rác tiện lợi làm bằng khung sắt, sau đó mắc túi rác lớn có thể chứa tới cả 1m3 rác vào để người dân vứt rác. Và cứ cách vài chục mét lại có một nơi gom rác như vậy, thùng rác tiện lợi có ở khắp mọi nơi khiến sau lễ hội đường xá vẫn sạch sẽ.

Người dân "phải" mua túi để tái chế

Ở thành phố Đài Bắc, tiện lợi đồng nghĩa với việc có tới hơn 4.000 điểm thu rác hoạt động 5 ngày mỗi tuần và thậm chí cả các ứng dụng trên di động để thông báo cho người dân biết sắp có xe rác tới gần.

Để khuyến khích tái chế với người dân, Đài Loan yêu cầu người dân mua loại túi đặc biệt để dùng cho rác thải không thể tái chế. Túi nhỏ có giá 1 Tân Đài Tệ (TĐT) trong khi 5 túi lớn có mức giá 216 TĐT (khoảng 145.000 VNĐ). Đối với những người vứt rác sai vị trí hoặc vi phạm quy định bị phạt tới 6.000 TĐT (khoảng 3,8 triệu VNĐ) và có thể sẽ bị bêu danh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Một đặc điểm nữa trong hoạt động tái chế của Đài Loan chính là các quỹ chính phủ được các hãng sản xuất đóng góp. Ngành nào dùng vật liệu gì, sẽ phải đóng góp tiền cho quá trình tái chế vật liệu đó. Ví dụ như các hãng sản xuất nước ngọt đóng chai dùng nhiều vật liệu PET, chai nhựa... Số tiền đóng góp này sẽ giúp cho Đài Loan có chi phí để tái chế tốt hơn. 

Khả năng tái chế của người Đài Loan không những tới từ người dân, chính quyền mà một phần rất lớn tới từ nhiều tổ chức tình nguyện. Ví dụ điển hình là Tzu Chi, một tổ chức Phật giáo phi chính phủ, tổ chức này thành lập hơn 4.500 điểm tái chế rác trên toàn Đài Loan và có lượng tình nguyện viên cực lớn để giúp phân loại, thu thập và xử lý rác thải đúng quy trình.

Hoạt động của hội được diễn ra vào mỗi buổi sáng, khi mà hàng trăm người về hưu tụ tập nhau lại ở mỗi địa điểm để thu gom rác. Chỉ tính riêng trong năm 2015, Tzu Chi đã thu được 100.000 tấn rác thải tái chế, chiếm 3% tổng lượng rác thải tái chế tại Đài Loan. Rất nhiều rác thải sau đó đã được tái chế trở thành vật dụng hàng ngày được nhiều người ưa chuộng.

Quy củ là thế, thế nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp vi phạm ở Đài Loan. Chính quyền bố trí nhiều camera theo dõi ở khắp nơi để ghi hình những người vi phạm. Ở lần đầu bị phát hiện, họ sẽ chỉ bị nhắc nhở nhẹ nhàng.

Thế nhưng, ở lần thứ 2, đoạn video sẽ được quay lại, hành vi vi phạm sẽ được trình chiếu trên các màn hình công cộng hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng. Nếu còn tiếp tục tái phạm, người vi phạm sẽ phải trả số tiền lớn cho chính quyền.

Số tiền phải trả kia được chia đôi, một phần chính quyền Đài Loan giữ và phần còn lại gửi cho người đã phát hiện sai phạm. Đó cũng là khi mà nghề "bắt người đổ rác trộm" xuất hiện ở Đài Loan.

Từng có một người bán hàng chợ đêm nhận được tới 700.000 TĐT (hơn 400 triệu VNĐ) do phát hiện 4.900 người vi phạm trong vòng 10 tháng, tất nhiên người này cũng có cuộc sống chẳng mấy yên bình khi thường xuyên bị những người vi phạm doạ nạt.

Bằng việc tái chế rác thải, Đài Loan hiện nay không những có môi trường trong sạch hơn mà còn là một trong những quốc gia thu lợi từ rác thải tái chế lớn nhất trên thế giới, phối hợp giữa quản lý chất thải và tái chế vật liệu, ngành công nghiệp tái chế đã mang về hàng tỷ USD mỗi năm cho Đài Loan.

Ví dụ điển hình là những công ty tái chế sản phẩm điện tử, một công ty tại Đài Loan cho rằng họ có thể triết suất vàng tinh khiết tới 99,99% từ linh kiện điện tử bỏ đi.

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...