Interserco phân trần về cơ chế đặc thù cảng ICD Mỹ Đình: Có “Lobby” chính sách?

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, cuối năm 2014 cơ quan chức năng sẽ sơ kết 6 tháng việc cho thí điểm cảng ICD Mỹ Đình
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, cuối năm 2014 cơ quan chức năng sẽ sơ kết 6 tháng việc cho thí điểm cảng ICD Mỹ Đình
(PLO) - Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty Đầu tư thương mại và Dịch vụ quốc tế (Interserco) cho biết, trong quá trình xin cơ chế đặc thù cho cảng ICD Mỹ Đình đúng là có chuyện “ông” Hải Phòng muốn ôm hàng, ôm việc, còn “ông” Hà Nội thì dứt khoát muốn bằng mọi cách phải đưa được hàng hóa của các doanh nghiệp Hà Nội từ cảng Hải Phòng về Thủ đô làm thủ tục nhằm tăng thu ngân sách. 
“Chúng tôi chỉ là “cửu vạn”
Như PLVN đã thông tin, Bộ Tài chính đã xin Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm cơ chế chuyển cửa khẩu đối với hàng tiêu dùng tại cảng ICD Mỹ Đình từ tháng 6/2014 đến hết 31/12/2016. Lần đầu tiên cảng nội địa này được cho phép hưởng một số đặc quyền xuất nhập khẩu bình đẳng như các cảng quốc tế đã dấy lên nghi ngại cơ quan chức năng có kiểm soát được việc lợi dụng chính sách ưu đãi để gian lận thương mại và có thực sự cần cơ chế đặc thù cho Cảng ICD Mỹ Đình?
Ông Phùng Tiến Toàn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Interserco trấn an rằng, việc lợi dụng chính sách để gian lận thương mại sẽ khó xảy ra bởi việc vận chuyển hàng hóa khi chuyển cửa khẩu đang được cơ quan hải quan quản lý thông qua hệ thống điện tử rất chặt chẽ. 
Liên quan tới thông tin đưa nhóm hàng rượu và xe hơi về đây làm thủ tục là một trong những mục đích chính của việc xin thí điểm cơ chế đặc thù, ông Toàn thừa nhận hàng hóa tiêu dùng thông thường có sai lệch trong khai báo, thậm chí buôn lậu, nhất là rượu. Nhưng nhiệm vụ của Interserco là hàng ngày xem số liệu trên máy chạy bao nhiêu container, hàng gồm những gì ở các cửa khẩu, cước phí bao nhiêu, chi phí vận tải bốc xếp thế nào…, còn chất lượng hàng hóa ra sao là trách nhiệm của cơ quan khác. 
“Chức năng của chúng tôi như “cửu vạn” thôi, nhiệm vụ của Interserco là kiểm soát hành trình hàng đi, hàng đến, còn kiểm soát về chất lượng hàng hóa ra sao, có buôn lậu không là trách nhiệm của Hải quan, Quản lý thị trường” - ông Toàn nói.  
“Lobby” là chuyện thường?
Cơ quan này cho rằng, hiệu quả của cảng ICD Mỹ Đình có thể góp phần vào sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, lãnh đạo Interserco cho rằng, đề xuất cho cảng ICD Mỹ Đình được hưởng cơ chế đặc thù  đã làm Hải Phòng “không vui”. 
“Ông” Hải Phòng va chạm không chỉ Hà Nội mà va chạm khắp nơi. Cái gì “ông” cũng muốn giữ hết, ôm hết. Ngay cả khi có cơ chế đặc thù, số hàng về cảng ICD Mỹ Đình là rất nhỏ nếu so với số hàng của DN Hà Nội nằm ở cảng Hải Phòng. Vì sao họ lại làm vậy? Tôi nghĩ họ muốn giữ hàng, giữ việc dù biết như vậy là “bội thực”, nhưng suy cho cùng cũng vì lợi ích cuộc sống. Chúng tôi chỉ mơ được 5 - 10%  số lượng hàng hóa của Hà Nội nằm ở cảng Hải Phòng về đây đã là phúc lắm rồi” - ông Toàn nói. 
Liên quan tới quy định rượu và xe hơi chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế chứ không phải cửa khẩu nội địa trong Nghị định 154 ngày 15/12/2005 và Nghị định 94 ngày 12/11/2012 của Chính phủ, ông Toàn thừa nhận quy định hiện hành đúng là có hạn chế đối với hoạt động của cảng ICD Mỹ Đình nhưng cơ quan nào có thẩm quyền ban hành thì cơ quan đó có thẩm quyền sửa đổi. 
“Để hạn chế việc buôn lậu Hải Phòng mạnh, cố giữ nên mới ra đời một điều trong Nghị định 154. Việc “loppy” chính sách cũng là chuyện bình thường, chẳng qua cũng chỉ liên quan tới công ăn việc làm, số thu ngân sách của địa phương đó thôi” - lãnh đạo Interserco không ngại ngần bày tỏ.   
Cũng theo ông Toàn, trong câu chuyện xin cơ chế đặc thù cho cảng ICD Mỹ Đình có chuyện “ông” Hải Phòng muốn ôm hàng, ôm việc, “ông” Hà Nội thì dứt khoát muốn bằng mọi cách phải đưa hàng về Thủ đô để tăng thu ngân sách. Còn việc sai trái thế nào thì các cơ quan pháp luật căn cứ vào từng vấn đề để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Khánh thành 40 căn nhà 'Làng tình nghĩa Khánh Mailisa' tại Cao Bằng

Lễ khánh thành tại "Làng tình nghĩa Khánh Mailisa"
(PLVN) - Ngày 20/4, Hệ thống Thẩm mỹ viện Mailisa cùng với UBND huyện Bảo Lạc tổ chức lễ khánh thành Dự án xây dựng 40 nhà tình thương cho những hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại khu tái định cư xóm Bản Riềng, xã Sơn Lộ, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại Hải Phòng

Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại số 2 An Đà, Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 21/4, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ động thổ khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại số 2 An Đà, Hải Phòng. Đây không chỉ là cột mốc quan trọng đánh dấu bước đi chiến lược của công ty mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đồng hành cùng sự phát triển của địa phương.

Doanh nghiệp tư nhân muốn phát triển: Phải kinh doanh có trách nhiệm và thượng tôn pháp luật

Đổi mới công nghệ là yêu cầu số 1 để nâng cao tính cạnh tranh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) đóng góp đáng kể vào GDP, với khoảng 40 - 50% và có tiềm năng đạt 70% trong tương lai. Khối KTTN hiện đang tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội, với khoảng 85% tổng số việc làm trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chiếm đại đa số vẫn là các doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Đã đến lúc lực lượng này phải vươn tầm, phát triển...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1
(PLVN) -  Ngày 17/4/2025, tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025
(PLVN) - Với 51,9% thị phần ngành sữa tươi và có 2 nhà máy đạt trung hòa carbon, Tập đoàn TH đã có những chia sẻ sâu sắc về tầm nhìn và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025.

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar
(PLVN) -  Chiều ngày 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ tuyên dương và trao tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang, cứu nạn, cứu hộ, hãng hàng không Vietjet… về thành tích tham gia cứu trợ nạn nhân động đất tại Myanmar. Tham dự buổi lễ còn có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, lãnh đạo các đơn vị, cơ quan…

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên
(PLVN) - Ngày 9/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

(PLVN) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển (1965 - 2025), Công ty Điện lực Nam Định đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không ngừng phát triển, cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu điện sản xuất, kinh doanh và điện sinh hoạt của nhân dân.

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025
(PLVN) - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đặt chỉ tiêu đạt 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế, 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay. Và thực tế, các công ty du lịch, lữ hành… đã và đang “rộn ràng” từng ngày, chuẩn bị mọi điều kiện để “hút” khách…

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm
(PLVN) - Sáng 6/4, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2025 ). Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế số và hội nhập toàn cầu, thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới, sáng tạo và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ không chỉ khởi nghiệp với khát vọng xây dựng những doanh nghiệp bền vững mà còn nỗ lực tạo ra các giá trị thiết thực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, họ cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong thời đại mới.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.