Huyện Đại Lộc 'cán mốc' 20 sản phẩm OCOP đạt hạng sao cấp tỉnh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bắt đầu triển khai từ năm 2018, đến nay số sản phẩm đăng ký và được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh của huyện Đại Lộc tương đối lớn; nhiều sản phẩm đã phát huy tính thương mại và khả năng cạnh tranh, từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

“Mỗi xã một sản phẩm”- OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị, góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thời gian qua huyện Đại Lộc luôn chủ động bám sát mục tiêu của Chương trình. Với thực tế tại địa phương, Đại Lộc xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm trong triển khai Chương trình, phối hợp tốt giữa các ngành có liên quan và các địa phương trong tổ chức thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, địa phương cũng không chạy đua số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng; các sản phẩm khi tham gia cần phải đảm bảo đầy đủ 3 nhóm tiêu chí gồm: sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị và chất lượng sản phẩm.

Nhiều sản phẩm OCOP huyện Đại Lộc được công nhận hạng sao cấp tỉnh.

Nhiều sản phẩm OCOP huyện Đại Lộc được công nhận hạng sao cấp tỉnh.

Để Chương trình OCOP đạt hiệu quả cao hơn, ngay từ những ngày đầu, huyện Đại Lộc đã tổ chức hội nghị triển khai một cách đồng bộ và sâu rộng cho 18 xã, thị trấn trên địa bàn.

Ngoài triển khai chu trình OCOP thường niên, phát hành phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm cho cộng đồng dân cư để các chủ thể sản xuất nghiên cứu đề xuất sản phẩm tham gia chương trình, huyện Đại Lộc còn triển khai tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các chủ thể sản xuất về các nội dung quy định của Chương trình, về bao bì, nhãn mác hàng hóa, các quy định về môi trường trong sản xuất, về vệ sinh an toàn thực phẩm..., giúp các chủ thể phát triển, nâng cấp, chuẩn hóa sản phẩm thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ,...

Ở thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Đại Lộc đã có 20 sản phẩm đạt hạng sao cấp tỉnh: 17 sản phẩm đạt 3 sao và 3 sản phẩm đạt 4 sao. Tiêu biểu như sản phẩm bánh tráng Đại lộc của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Ái Nghĩa được công nhận OCOP 4 sao lần đầu vào năm 2019 và lần 2 vào năm 2022. Đây là sản phẩm truyền thống, mang tính biểu tượng và thế mạnh của địa phương. Qua nhiều năm phát triển, đến nay, thương hiệu này đã có chỗ đứng vững chắc, khẳng định tên tuổi và được phân phối đi khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Sản phẩm bánh tráng Đại Lộc đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Sản phẩm bánh tráng Đại Lộc đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Ngoài ra sản phẩm Bộ Trang sức Hồn quê của HTX Mỹ nghệ Song Tín và Nước cốt chanh Hồng Vân của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hồng Vân cũng được công nhận 4 sao cấp tỉnh lần lượt vào năm 2020 và 2021.

Bên cạnh đó là những sản phẩm được công nhận 3 sao như: Gạo an toàn Ái Nghĩa; Nấm sò Đại Hiệp; Hương trầm không tăm cao cấp Kỳ nam; Chè Bancha An Bằng; Ổi an toàn Hồ Lộc; Nấm bào ngư tím; Bột ngũ cốc Hồng An; Dầu phộng Đại Hồng; Khổ qua rừng sấy khô Đại Lộc Phát…cũng đã và đang dần hình thành thương hiệu và hứa hẹn sẽ mang đến một luồng sinh khí mới, góp phần tạo nên sự đa đạng, phong phú và khẳng định chất lượng cho hệ thống các sản phẩm OCOP tại địa phương.

Gian hàng trưng bày giới thiệu tại ngày hội sản phẩm tỉnh Quảng Nam.
Gian hàng trưng bày giới thiệu tại ngày hội sản phẩm tỉnh

Quảng Nam.

Trong năm 2023, huyện Đại Lộc dự kiến sẽ hỗ trợ phát triển 7 sản phẩm mới và phấn đấu đến 2025 sẽ có thêm 15 sản phẩm đạt 3 sao trở lên, trong đó 12 sản phẩm 3 sao, 3 sản phẩm 4 sao. Với tiêu chí củng cố, cải tiến sản phẩm đã có, phát triển mới các sản phẩm có thế mạnh và tập trung vào chế biến, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị chủ lực của địa phương nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhất là các HTX để sản xuất các sản phẩm truyền thống; giúp các chủ thể phát triển, nâng cấp, chuẩn hóa sản phẩm và chuyển giao công nghệ...

Việc được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh là cơ hội để chủ các cơ sở sản xuất xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng biết đến, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân nông thôn. Đồng thời, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hạn chế nông dân di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển xã hội khu vực nông thôn một cách bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

Nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh

(PLVN) - Hội thảo sâm Ngọc Linh được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) nhằm đánh giá giá trị lịch sử, khoa học và kinh tế của loại dược liệu quý này. Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp cho người dân về phương pháp trồng, chăm sóc và phân biệt sâm Ngọc Linh.

Đọc thêm

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà
(PLVN) -  Vinacoco ( Công ty CP Cô Cô Việt Nam) - một thành viên của GC Food Group - vừa vinh dự nhận được 2 giải thưởng lớn: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và Sao Vàng Đất Việt năm 2024. Đây là sự công nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc biến nước dừa, một thức uống bình thường trở thành thạch dừa cao cấp của Việt Nam.

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt
(PLVN) - Được sản xuất từ nguyên liệu cao su thiên nhiên an toàn, sản phẩm của Nam Long không chỉ đảm bảo chất lượng vượt trội mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nỗ lực không ngừng nghỉ hơn 10 năm qua với cam kết mang lại giá trị tốt nhất, Nam Long đã và đang trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của người tiêu dùng, đồng hành cùng sự phát triển của hàng Việt.

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết
(PLVN) -  Vào những tháng cuối năm gần dịp Tết Nguyên đán, người dân làng bưởi Tân Triều đang tất bật chăm sóc vườn bưởi để cho ra những trái bưởi ngon và chất lượng nhất chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng cùng thị trường bưởi tết năm 2025.

Giữ 'hồn' để thương hiệu bưởi Đoan Hùng vang xa

Trong vườn của gia đình ông Nguyễn Minh Mạch, cây bưởi lâu đời nhất có tuổi lên đến hơn 30 năm.

(PLVN) - Tự hào vì bưởi Đoan Hùng, đặc biệt là bưởi Sửu "vang danh" nhờ mùi thơm và vị ngon đặc biệt, suốt nhiều năm qua, người dân đất Tổ luôn cố gắng giữ gìn và phát triển sản vật mà tổ tiên để lại. Bưởi Đoan Hùng đã được dán tem, nhãn mác mang chỉ dẫn địa lý đưa ra tiêu thụ trên thị trường cả nước...

'Ửng hồng không ửng đỏ' - chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao

Chương trình “Ửng hồng không ửng đỏ” hướng đến các mục tiêu nhân văn.
(PLVN) - “Ửng hồng không ửng đỏ” là một chương trình phi lợi nhuận do Cocoon và Trung tâm UNESCO Hợp tác Giáo dục và Văn hoá Việt Nam (UNESCO-CEP) phối hợp tổ chức, hướng đến xây dựng sân chơi an toàn, sạch sẽ, góp phần nâng cao điều kiện học tập và mang lại niềm vui cho trẻ em vùng cao.

Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay

Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay
(PLVN) - Sáng 29/11, tại TP Biên Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Đồng Nai tổ chức triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay.

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
(PLVN) - Cà Mau vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường trong thời gian tới.

“Xé màn” hậu cung cùng phấn nụ

Bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai
(PLVN) - Mang dáng hình của một nụ hoa, phấn nụ đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, xé bỏ bức màn bí mật nơi chốn hậu cung để bước ra đời sống dân dã và tồn tại cho đến ngày nay. Đây được coi là một sản phẩm làm đẹp nổi tiếng của phụ nữ xứ Huế.

Khởi nghiệp từ phòng trọ 20m2: Đồ chơi gỗ Made in Vietnam "làm mưa làm gió" trên thị trường nội địa

Anh Phạm Vĩnh Hải và Phạm Công Nhất 2 nhà sáng lập Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Hùng Cường (HUCUCO).
(PLVN) -   Từ những ý tưởng bắt đầu từ phòng trọ 20m2, hai chàng trai cựu sinh viên Bách Khoa đã và đang phát triển thành công các dòng sản phẩm đồ chơi gỗ cho trẻ em mang thương hiệu "Made in Vietnam". Những món đồ chơi gỗ truyền thống như ô ăn quan, cờ caro, cờ cá ngựa... đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước, được nhiều gia đình Việt tin dùng.

Chàng trai Hòa Bình và hành trình nâng tầm nông sản Việt

Sản phẩm chuối Viba được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
(PLVN) - Nhận thấy mẹ thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam rất nhiều loại nông sản, trái cây đặc sản có những vị thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng chỉ theo mùa vụ, rất dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, Trần Đức Thuận và anh trai đã cùng nhau nghiên cứu tìm hướng đi mới cho nông sản Việt, giúp người nông dân bảo đảm sản xuất bền vững.

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao
(PLVN) -  Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.