Hoang mang vì… trò giỏi?!

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Những ngày này, trên facebook cá nhân của các phụ huynh ngập tràn hình ảnh về kết quả học tập của con em mình. Tổng kết năm học, điểm thi Toán, Văn và các môn phụ của con toàn 9, 10 điểm. Điều đó là hẳn nhiên vì giáo dục của Việt Nam vừa được OECD đánh giá là đã vượt qua cả Anh, Mỹ?
Cùng một Thông tư những mỗi trường một khác
Vậy là đã kết thúc năm học đầu tiên thực hiện Thông tư 30 gây nhiều tranh cãi suốt một năm trời. Nếu như đầu năm học, phụ huynh, thầy cô hoang mang khi đi học không có điểm thì đến cuối năm lại một phen rộn ràng danh hiệu học sinh. 
Mỗi trường đánh giá học sinh một kiểu, có trường vẫn phân loại học sinh theo cách truyền thống là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh trung bình thì một số trường khác khen học sinh với những danh hiệu như ở công sở: hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc môn học, hoàn thành tốt nhiệm vụ môn học và hoàn thành nhiệm vụ môn học. 
Đối với giấy khen cuối năm ghi “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của học sinh” tương đương với mức 9-10 điểm; “hoàn thành tốt nhiệm vụ của học sinh” tương đương 7-8 điểm và “hoàn thành nhiệm vụ của học sinh” tương đương với mức 5-6 điểm”… là lý giải của giáo viên.
Theo Thông tư 30, Hiệu trưởng sẽ quyết định tỷ lệ học sinh được khen toàn diện ở trường mình. Căn cứ vào tỷ lệ này, tập thể lớp sẽ bình chọn với 3 tiêu chí: về học tập, năng lực và phẩm chất. Giáo viên chủ nhiệm lấy ý kiến của cả lớp rồi quyết định khen thưởng học sinh toàn diện. Số còn lại, ở một số trường, sẽ xem xét, học sinh nào tích cực về mặt học tập, có thể có 4-5 điểm 9, điểm 10 thì biểu dương về tinh thần học tập, còn em nào có ý thức tốt thì tuyên dương về năng lực, phẩm chất. 
Thế nhưng, vì cách hiểu và áp dụng Thông tư 30 ở mỗi trường một khác nên mới có chuyện, trường thì siết chặt, ít cháu được khen; nhưng lại có trường cháu nào cũng được khen: cháu được khen toàn diện, cháu khen về hoạt động phong trào, cháu thì được khen về mặt học tập… 
Giáo viên một trường tiểu học ở quận Long Biên cho rằng, việc để cho các học sinh bình chọn những bạn xuất sắc cũng mang tính cảm tính. Các con thích bạn nào thì bầu cho bạn ấy chứ ít khi căn cứ vào năng lực thực sự của bạn. 
Chị Hải Anh (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), phụ huynh học sinh lớp 5 cho biết: “Con mình mọi năm và năm nay đều trong tốp các bạn học tốt đầu lớp, các bài thi chỉ có một bài điểm 9 nhưng cháu cũng chỉ nhận được giấy khen: hoàn thành tốt nhiệm vụ môn học cũng tương đương như các bạn học sinh tiên tiến. 
Năm nay cháu lấy điểm để xét tuyển lớp 6 nữa nên mình thấy vậy có vẻ không ổn. Dù mình không bắt con đua tranh thành tích nhưng mình muốn con phải được đánh giá đúng và công bằng, con đạt ở mức nào chứ không phải cào bằng như vậy”.
Lo hơn mừng
Còn với học sinh THCS, bảng thành tích của các em cũng đồng loạt học sinh giỏi. Một phụ huynh Trường THCS Trưng Vương cho biết, lớp con mình sau năm học đầu tiên bậc THCS đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi cả lớp chỉ có duy nhất một học sinh tiên tiến, số còn lại đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. 
Một phụ huynh khác ở Trường THCS Nguyễn Trường Tộ cũng cho biết: cô giáo nói năm nay lớp có 57 bạn thì chỉ có 8 bạn đạt học sinh tiên tiến, như thế cũng đã nhiều. Điều này cũng không phải là hiện tượng đáng ngạc nhiên vì hiện nay, tỷ lệ học sinh giỏi năm học sau thường cao hơn năm học trước trong toàn cấp học. 
Như vậy, nếu bậc tiểu học đã bắt đầu khởi động việc đánh giá học sinh cả về kiến thức, năng lực, phẩm chất thì ở bậc THCS, THPT, cách đánh giá vẫn là kiểu cũ, chỉ tập trung vào kiến thức. Việc thi cử, xét tuyển cũng nghiêng về vấn đề này khiến cho số học sinh giỏi không đúng thực chất ngày càng nhiều. 
Điều đáng nói, khi phụ huynh và các em luôn nghĩ mình giỏi sẽ không còn sự cố gắng và cũng không biết mình đang ở đâu nếu điểm luôn luôn cao. Chỉ khi bước vào các cuộc thi nghiêm túc với sự thẳng tay, không còn vì thành tích của trường, của lớp và những cuộc ganh đua của người lớn thì hậu quả là sự thiệt thòi vô cùng lớn cho cả một thế hệ. 
Hay nói như PGS Văn Như Cương: “Lớn lên với quá nhiều giá trị ảo thì các em sẽ không phân biệt và không bảo vệ được sự chân thật. Khi mà  trong những năm tháng đẹp nhất của đời người ngồi trên ghế nhà trường, con người ta chỉ được học những kỹ năng để trở thành giả dối thì chúng ta sẽ có cả một thế hệ giả dối”. 
Ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, có nhiều học sinh giỏi là điều đáng mừng, nếu phản ánh đúng kết quả học tập. Nhưng trong xã hội của chúng ta, không chỉ riêng giáo dục, mà mọi ngành, mọi cấp đều có các mức giỏi, khá, trung bình. Đó là một quy luật, chứ không thể nhiều đột biến học sinh giỏi như hiện nay.  

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...