Cảnh báo những nguy cơ ô nhiễm trong nhà

Cảnh báo những nguy cơ ô nhiễm trong nhà
(PLO) - 
Theo tính toán của cơ quan Châu Âu về Môi trường, có lẽ tuổi thọ của chúng ta giảm mất 9 tháng do bầu không khí ô nhiễm trong nhà.

Thuốc trừ sâu, paraben, chất bảo quản… những loại hóa chất độc hại đang làm ô nhiễm môi trường và đầu độc cuộc sống thường nhật của chúng ta. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có sự liên hệ mật thiết giữa sự phơi nhiễm các chất gây ô nhiễm với sự phát triển của một số căn bệnh nghiêm trọng như ung thư, hen suyễn, tiểu đường và rất có thể các bệnh về tim mạch. 
Vậy thì làm thế nào để tránh được những thứ hóa chất độc hại đó? Liệu chúng ta có cần phải thay đổi triệt để cách sống hay không? Đâu là những yếu tố nguy hiểm nhất? Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa các chất gây ô nhiễm với các chứng bệnh đã đi đến đâu?
Nguồn gốc các chứng bệnh hô hấp, tim mạch?
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm, các nhà khoa học đã đo lường được 4 loại chất đặc biệt gây ô nhiễm không khí: các hạt bụi phân tử siêu nhỏ (PM 10 và PM 2,5), nitrozen dioxide NO2, cacbon monoxit CO và ozôn O3. 
Nguy hiểm nhất là các hạt bụi phân tử siêu mỏng (PM 10 và PM 2,5). Vì có kích thước siêu nhỏ, nên hai loại hạt bụi PM 10 và PM 2,5 rất dễ dàng xâm nhập sâu vào hệ hô hấp. 
Các ghi nhận của giới y khoa Pháp thời gian gần đây cho thấy lượng trẻ em mắc chứng bệnh hen suyễn đã tăng đáng ngại. Ông Jean Lefèvre (bác sĩ về tim mạch, Hiệp hội Sức khỏe Môi trường Pháp), cho rằng mức gia tăng đáng ngại này có liên quan đến tình trạng không khí bị ô nhiễm trong các thành phố lớn. 
Bác sĩ cảnh báo những hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe do các hạt bụi phân tử gây ra:
“Ô nhiễm trong các thành phố lớn chủ yếu do các hạt bụi phân tử siêu nhỏ gây ra. Do đặc tính siêu nhỏ, nên các hạt bụi này dễ dàng xâm nhập vào phế quản, gây kích ứng các nang phổi. Nhất là các hạt bụi siêu nhỏ có kích thước nhỏ hơn 2,5 µm (1 phần triệu của mét, hay còn gọi là pm < 2,5) có thể đi vào máu, dẫn đến viêm nhiễm các mạch máu, gây ra các chứng bệnh về tim mạch. 
Liên quan đến phổi, ô nhiễm gây ra những căn bệnh nghiêm trọng về phổi, nhất là bệnh suyễn. Không những vậy, ô nhiễm còn có thể làm trầm trọng hơn những triệu chứng bệnh bởi các nguyên nhân tự nhiên như dị ứng phấn hoa”. 
Bác sĩ Jean Lefèvre lưu ý ô nhiễm do các hạt bụi phân tử siêu nhỏ gây ra còn có khả năng gây ra các chứng bệnh về tim mạch: 
“Những hạt bụi phân tử này xâm nhập vào các mạch máu, phần nào gây ra hiện tượng viêm nhiễm, tạo điều kiện phát triển chứng xơ cứng động mạch.”. 
Các nghiên cứu khoa học còn chỉ rõ mối liên hệ giữa ô nhiễm với các chứng bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp. 
Ô nhiễm trong nhà cao hơn ngoài trời?
Nếu nói để tránh ô nhiễm, tốt hơn hết là nên ở trong nhà, nơi ẩn náu an toàn nhất, điều đó thật sự là sai lầm. Tính trung bình, mức độ ô nhiễm không khí ở trong nhà cao gấp 8 lần so với ngoài trời. Hơn nữa, chúng ta dành đến 80% thời gian sống ở trong nhà. Theo tính toán của cơ quan Châu Âu về Môi trường, có lẽ tuổi thọ của chúng ta giảm mất 9 tháng do bầu không khí ô nhiễm trong nhà.
Cái gì đã làm cho không khí trong ngôi nhà ấm cúng của chúng ta trở nên tồi tệ hẳn đi. Theo nghiên cứu, kể từ đầu thế kỷ XX, công nghiệp hóa đã đưa vào môi trường sống của chúng ta gần 100 ngàn sản phẩm hóa chất. Một số ít nay đã bị cấm lưu hành do độc tính của chúng, phần lớn còn lại đều có những hệ quả nghiêm trọng lên sức khỏe con người.
Con người đang bị bao vây bởi vô vàn các chất gây ô nhiễm: các loại chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) như formaldehyde, benzen hiện diện trong các loại sản phẩm tẩy rửa, các loại mỹ phẩm, nước sơn móng tay, keo dán, lọ khử mùi, nhang thơm hay nến thơm, thuốc trừ sâu, gỗ nén hay các loại sản phẩm giả gỗ… 
Những loại hóa chất mang những đặc tính gây ung thư, biến đổi gien hay có hại cho quá trình sinh sản của loài người.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến những loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong các loại sản phẩm nhựa như phtalate, bisphenol A, những độc chất gây rối loạn nội tiết tố, là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh tâm thần như tự kỷ, rối loạn hành vi, thiếu tập trung hay tăng động…
Theo bác sĩ Jean Lefevre, chính quyền nhiều nước bắt đầu nhận thức vấn đề. Nhiều quy định đã được ban hành ngăn cấm sử dụng một số các loại hóa chất đang đầu độc cuộc sống con người, nhất là đối với nhiều loại sản phẩm dành cho trẻ em như cấm sử dụng bisphenol A trong các loại bình sữa cho trẻ sơ sinh. 
Đối với ông Lefevre, những bước đi còn quá khiêm tốn so với tiếng nói trọng lượng của các nhà công nghiệp hóa phẩm - dược phẩm: “Trước các loại hóa chất mà ta phải đối mặt khắp nơi, các hãng công nghiệp hóa và dược đang tìm cách cản trở các luật lệ, quy định có liên quan đến những loại chất đó, ở cấp độ Châu Âu, mọi cấp độ khác”.
Về phần người tiêu thụ, các chuyên gia khuyên rằng trước khi sử dụng các vật dụng làm từ gỗ công nghiệp chế biến nên để riêng một nơi, thông thoáng để loại bỏ những mùi hóa chất độc hại. 
Theo như giải thích của chuyên gia Claire-Sophie Coeudevez: “Khi ta mang một bàn hay tủ về, lý tưởng nhất là đặt trong một phòng riêng, mở toang cửa sổ, gỡ bao bì đóng gói rồi để như thế trong vài ngày, đợi cho đến khi nào các mùi hóa chất gây ô nhiễm thoát hết ra, rồi hẳn để vào vị trí cần đặt. Thường thì phải để trong vòng 2-3 ngày trong một căn phòng được thường xuyên thông thoáng”./.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.