Hòa giải thành ở cơ sở khi nào bắt buộc thi hành?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có gần chục ngàn vụ việc hòa giải thành ở cơ sở và hòa giải thành do UBND xã tiến hành. Trong số vụ việc hòa giải thành đó, có rất nhiều vụ việc đương sự không thực hiện nhưng chính quyền cũng không có biện pháp thi hành nào khác ngoài việc động viên khích lệ. Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 giải quyết được tồn tại, vướng mắc này. 

Gia đình ông Châu Cài và gia đình bà Lý Cải (huyện Giồng Riềng – Kiên Giang) tranh chấp con mương và bờ mương chiều ngang 3m, chiều dài hơn 150m. Hai bên đều có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vụ việc được ấp hòa giải nhưng không thành, đến xã thì hòa giải thành.

Các bên đều thống nhất thời gian thực hiện chậm nhất là 03 tháng, kể từ ngày hòa giải thành - tháng 12/2015. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay đã gần 2 năm trôi qua, gia đình bà Cải vẫn không thực hiện cam kết, nhưng ấp, xã cũng chỉ biết động viên nhắc nhở mà không có biện pháp nào khác buộc bà Cải chấp hành. 

Vừa qua, ấp B xã Định An (huyện Gò Quao – Kiên Giang) mới hòa giải thành một vụ tranh chấp chia di sản thừa kế trong gia đình anh Danh Dân. Theo gợi ý của tổ hòa giải, các anh, chị em của anh Dân đều đồng thuận chia mỗi người 03 công ruộng, kể cả số đất trước đây cha mẹ đã cho làm của hồi môn khi còn sống; vàng và tiền mặt sau khi trừ đi chi phí mai táng được chia đều. 

Để thể chế hóa tinh thần cải cách tư pháp về việc khuyến khích giải quyết một số  tranh chấp thông qua hòa giải, Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định, Tòa án có thẩm quyền công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, nhằm giảm số lượng vụ tranh chấp phải giải quyết tại Tòa án và nhanh chóng hàn gắn mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân.

Đây là điểm mới lần đầu được quy định trong BLTTDS 2015 đối với các vụ việc hòa giải thành xảy ra giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Thương mại, Luật Đất đai, Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Theo đó, việc xem xét công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án do một thẩm phán giải quyết. Điều kiện để công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải.

Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý; một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận; nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải gửi đơn đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chủ yếu sau: Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 362 của BLTTDS 2015; tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã tiến hành hòa giải; nội dung, thỏa thuận hòa giải thành yêu cầu Tòa án công nhận. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật có liên quan.

Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của BLTTDS. Kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được Tòa án ra quyết định công nhận  sẽ được cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

Như vậy, trường hợp hòa giải thành giữa ông Cài và bà Cải theo Luật Đất đai, do UBND xã thực hiện và hòa giải thành tranh chấp chia di sản thừa kế trong gia đình anh Dân theo Luật Hòa giải ở cơ sở và Bộ luật Dân sự, do ấp thực hiện chỉ có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện nếu được Tòa án ra quyết định công nhận. Tuy nhiên, vụ việc của ông Cài và bà Cải thời hạn yêu cầu Tòa án công nhận đã hết, vì vậy để được Tòa án công nhận, UBND xã phải tiến hành hòa giải lại vụ việc./.

Đọc thêm

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.