Hãy về nhà và cùng nhau ăn tối ngay chiều nay

Tuy bữa cơm gia đình không có giáo án, không dùng bút, dùng phấn, dùng bảng, nhưng luôn có sự giáo dục đặc thù, đó là sự trao truyền kinh nghiệm, lẽ sống…
Tuy bữa cơm gia đình không có giáo án, không dùng bút, dùng phấn, dùng bảng, nhưng luôn có sự giáo dục đặc thù, đó là sự trao truyền kinh nghiệm, lẽ sống…
(PLO) - Khảo sát của một tờ báo gần đây cho thấy có hơn 87% trong số 22.848 độc giả được hỏi ăn tối với gia đình ít hơn 3 buổi/tuần, riêng số người chỉ ăn tối với gia đình duy nhất 1 lần/tuần chiếm tới 60%. 
Trong khi đó, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em sống trong gia đình có mức độ gắn kết cao thường được nhiều điểm A hơn trong học tập, các kỹ năng xã hội cũng phát triển tốt hơn, ít bị rối loạn hành vi khi ở tuổi chưa thành niên. 
Thậm chí, sự gắn kết gia đình còn có ảnh hưởng tới chỉ số IQ của một đứa trẻ khi chỉ số IQ trung bình lúc 3 tuổi là 60,5, nhưng nếu trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường đầy yêu thương, chăm sóc thì chỉ số IQ sẽ đạt 91,8…
Tình cảm gia đình đâu phải chỉ là những câu khẩu hiện
Phóng viên đã mang những thông tin, con số này tới cuộc trò chuyện với Thạc sĩ Hoa Hữu Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) về tầm quan trọng của bữa cơm gia đình nhân Ngày Gia đình Việt Nam. Chia sẻ về sự lo ngại từ những con số này mang lại, ông Vân cho biết:
- Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì gia đình luôn phải chịu sự tác động trên cả hai khía cạnh là tích cực và có những thách thức. Về mặt tích cực, đó là những thành tựu mà quá trình đô thị hóa cũng như trong sự nghiệp đổi mới đạt được và gia đình là nơi thụ hưởng đầu tiên. 
Đời sống tinh thần của phần lớn gia đình Việt Nam được cải thiện theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp. Các giá trị mới trong đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới, quyền con người, phụ nữ và trẻ em trong mỗi gia đình được đề cao. 
Thế nhưng bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa cũng tước đoạt của gia đình Việt Nam khá nhiều. Điều thấy rõ nhất đó là thời gian bên nhau, dành cho nhau giữa các thành viên trong gia đình ít đi rất nhiều. Cơ chế thị trường tạo cho mỗi cá nhân trong xã hội, cụ thể mỗi thành viên có cơ hội phát triển, có việc làm tăng nguồn thu nhập nhưng đồng nghĩa với việc đó thì thời gian dành cho nhau cũng bị bớt xén. 
Nói như vậy thấy để lý do vì sao Bộ VH-TT&DL lại liên tiếp trong hai năm liền 2014 và 2015 chọn chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là: “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. Chủ đề này nhằm phát huy các giá trị gia đình thông qua bữa cơm, bởi vì một trong những thách thức hiện nay là bữa cơm gia đình đã và đang trở nên khan hiếm, đồng nghĩa với thời gian cho gia đình trở nên chuệch choạc. 
Chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” nằm trong chủ đề lớn đó là xây dựng nhân cách con người Việt Nam từ giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình.
Thưa ông, với những quan điểm mà ông vừa trao đổi thì có thể hiểu bữa cơm gia đình không đơn thuần chỉ là những giá trị vật chất thông qua những món ăn mà nó còn có giá trị tinh thần cao hơn rất nhiều. Và nếu như hiện nay khi những bữa cơm gia đình đang ngày càng hiếm hoi hơn thì người chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là những thành viên gia đình, sau đó là xã hội.  Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
- Nghiên cứu từ góc độ quản lý nhà nước, giáo dục gia đình cho thấy, thời gian bên nhau giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là thời gian của cha mẹ dành cho con cái, là điều kiện vô cùng cần thiết để giáo dục, hình thành nhân cách cho con trẻ. 
Cách đây 30 năm về trước, bữa cơm gia đình nhà nào cũng quây quần bên nhau, nhưng ngày nay, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu đô thị và trong không ít các gia đình kinh doanh, có thành viên bố mẹ làm việc trong công ty nước ngoài…, bữa cơm gia đình đã trở nên hiếm hoi.  
Tôi nhớ một địa phương cách đây 3 năm, Hội Phụ nữ có phong trào là tăng tỷ lệ bữa ăn chung trong gia đình. Theo tôi, cách tiếp cận của địa phương rất đúng bởi vì bữa cơm gia đình không chỉ là ăn uống mà đây còn là dịp để người lớn và trẻ con gần gũi nhau, trao đổi tình cảm với nhau. 
Bữa cơm gia đình là dịp ông bà, cha mẹ, con cháu quây quần thực hành văn hóa trong gia đình. Chúng ta thấy trong các gia đình truyền thống xưa, gia đình nào cũng vậy, không phân biệt giàu nghèo, trong một mâm cơm, có món nào ngon cũng nhường cho người lớn tuổi nhất, nhưng có bao giờ người lớn tuổi ăn đâu, lại nhường cho người bé nhất trong nhà. Tình cảm gia đình ấm áp cứ thế lớn lên trong tâm hồn trẻ thơ, nền giáo dục đó xuất phát từ ý thức nhường nhịn, sẻ chia, kính trên nhường dưới. 
Nhiều người đặt câu hỏi tại sao trong rất nhiều yếu tố để giữ hạnh phúc gia đình thì bữa cơm gia đình lại có ý nghĩa quan trọng giữ tổ ấm bền vững? Theo tôi, như đã nói ở trên, bữa cơm gia đình không chỉ là ăn mà còn là cơ hội để các thành viên chia sẻ. 
Trong áp lực chung của cuộc sống, tất cả mọi người phải mải miết học tập, làm việc, con trẻ mải miết học thêm, bố mẹ mải miết nơi làm việc, vậy thì chính trong bữa ăn này, các thành viên trong gia đình có thể chia sẻ với nhau những suy nghĩ của mình, để từ đó yêu thương và thấu hiểu nhau hơn. Tình cảm gia đình đâu phải chỉ là những câu khẩu hiện: “Yêu thương nhé!” hay “Đoàn kết nhé!” mà nó là những hành động cụ thể hàng ngày, đem lại hiệu quả thiết thực. 
Thạc sĩ Hoa Hữu Vân
 Thạc sĩ Hoa Hữu Vân
Bếp lửa nguội lạnh thì lòng người cũng lạnh theo
Nói như vậy thì hiện nay nếp sống trong nhiều gia đình trẻ đang rất đáng lo ngại. Nhiều người trẻ do chưa hiểu hết ý nghĩa của bữa cơm gia đình nên xem nhẹ việc duy trì nó. Ông có lời nhắn nhủ gì cho những mô hình gia đình kiểu này?
- Sở dĩ những người trẻ hành xử như vậy với bữa cơm gia đình vì nguyên nhân trước nhất là tiện, tiết kiệm thời gian và nguyên nhân thứ hai là họ chưa lường hết được hậu quả của việc mình làm. Đó là  trong mỗi gia đình, nếu như bếp lửa nguội lạnh thì lòng người cũng sẽ lạnh theo. Ngược lại, nếu có càng nhiều bữa cơm gia đình ấm áp thì tình yêu thương sẽ sưởi ấm căn nhà, từ đó nó sẽ lấn át, giảm bớt những xung đột, mâu thuẫn gia đình. 
Mỗi người có một hoàn cảnh không giống nhau, nhưng có chung một mẫu số chung là họ phải giữ gìn hạnh phúc gia đình. Từ thông điệp bữa cơm gia đình, tôi muốn hướng tới các bạn trẻ suy nghĩ rằng tuy các bạn luôn bận rộn trong công việc, những áp lực đó mang lại cơ hội cho các bạn có thu nhập, nhưng các bạn cũng phải biết cân bằng giữa việc kiếm tiền tăng thu nhập với giữ lửa trong gia đình, mà trách nhiệm này không của riêng ai mà cả của vợ, của chồng. 
Các bạn hãy biết bớt phần hưởng thụ cá nhân mình đi, như thay vì chiều nào cũng có thói quen ngồi nhậu với nhau thì hãy trở về ngôi nhà của mình nhiều hơn, bởi gia đình mới là nơi trú ngụ, nâng đỡ cho bạn suốt cả cuộc đời. 
Không ít người trẻ nghĩ rất đơn giản rằng bữa cơm gia đình chẳng khác gì bữa nhậu ngoài đường vì chỉ đơn giản là ngồi ăn. Họ đã nhầm vì tuy bữa cơm gia đình không có giáo án, không dùng bút, dùng phấn, dùng bảng nhưng nó có sự giáo dục đặc thù của nó. Nó là sự trao truyền kinh nghiệm, lẽ sống thông qua hành vi ứng xử của người lớn. 
Trong một bữa ăn, cách cầm đũa, cách và miếng cơm, cách bày biện thức ăn, gắp thức ăn, nhường người lớn, dành miếng ngon cho con trẻ…, những hành vi đó sẽ trở thành tấm gương mà đứa trẻ nhìn vào đó để lớn lên, để học tập, xây dựng lối sống và nhân cách. 
Cũng từ khảo sát của tờ báo cho thấy có đến gần 87% trong số 38.362 độc giả không dành đủ thời gian cho gia đình, đặc biệt 57% chỉ dành dưới 20 phút mỗi ngày cho gia đình. Bản thân tôi cũng có đọc một số nghiên cứu đối với những đứa trẻ vào năm 2010,  thì chưa đến 60% các bậc cha mẹ có con dưới 10 tuổi ở phía Bắc dành được một tiếng chơi với con, tương tự như vậy, các cha mẹ phía Nam cũng không có thời gian dành cho con cái, trò chuyện với con. Ông nghĩ sao về thực tế đáng buồn này?
- Ở phần trên tôi đã nói nhiều tới việc hậu quả sẽ ra sao nếu gia đình mất đi giá trị của nó. Chỉ xin nhắc lại là, điều gì sẽ tác động tới đứa trẻ khi mà những bữa cơm sum vầy của gia đình ngày càng ít đi? Tôi  nhấn mạnh cảnh báo rằng, một khi con trẻ không tìm thấy yêu thương, ấm áp từ chính cha mẹ mình thì như bản năng, nó sẽ tìm niềm an ủi đó từ chính người khác, bất kể tốt, xấu. 
Có một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lớn trẻ em phạm tội có hoàn cảnh không được sống trong gia đình và không nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Vậy thì, thay vì lo lắng  suông cho con em mình trước vấn nạn game bạo lực, xâm hại, phạm tội…, các bậc cha mẹ chủ động làm gì đi chứ. Đơn giản có thể là về nhà ngay buổi chiều hôm nay và dành cho con mình một bữa cơm gia đình đúng nghĩa!
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này và chúc cho những bữa cơm gia đình hạnh phúc luôn hiện diện ngày càng nhiều!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.