Mình muốn nhờ mọi người tư vấn giúp mình xem còn cách nào giải quyết chuyện của mình không?
Mình năm nay 30 tuổi đã kết hôn được hơn 2 năm một chút,có 1 bé gái gần 20 tháng. Khoảng 9 năm trước vợ chồng mình yêu nhau một thời gian nhưng sau đó cảm thấy không hợp và chia tay. Trong thời gian đó mình cũng yêu người khác và chồng mình bây giờ cũng vậy .
Nhưng mặc dù chia tay rồi mình và anh ấy vẫn thường gọi điện hỏi thăm nhau và coi nhau như bạn bè , cũng có vài lần chồng mình muốn bọn mình làm lại nhưng do mình không muốn. Năm 2013 mình chia tay anh người yêu vì hiểu nhầm nhau.
Thời gian này anh chồng hiện tại luôn gọi điện động viên an ủi và khuyên mình rất nhiều. Sau đó anh nói yêu mình muốn cho 2 đứa cơ hội làm lại, cuối cùng mình cũng mềm lòng và đồng ý mặc dù chưa hoàn toàn yêu .
Thời gian tiếp đó mình có thai và cả hai gia đình nhộn nhịp tổ chức đám cưới. Sau khi cưới về ngày đầu tiên chính thức làm vợ ,anh đã thờ ơ không quan tâm mình. Tiếp sau đó là quãng thời gian mang bầu trong nuớc mắt.Mình đã tủi thân rất nhiều đau khổ rất nhiều vì trong suốt thời gian mang thai chồng không hỏi han lấy một câu.
Mỗi lần đi khám thai định kỳ, nhìn những ông chồng khác ân cần,tỉ mỉ chăm sóc vợ mình còn bản thân thì lủi thủi một mình, lúc đấy chỉ biết nuốt nước mát vào trong mà thôi.
Cuối cùng cũng đến ngày mình sinh đứa con gái đáng yêu vô cùng, tưởng rằng chồng sẽ thay đổi tâm tính nhưng vẫn tính nào tật ấy.
Nói sơ về tính chồng mình: it nói, cục tính, lười nhác,không thích làm việc nhà mà chỉ thích ngû và ôm điện thoại chơi điện tử.
Không bao giờ giúp vợ làm việc cũng như tâm sự,chia sẻ bất cứ chuyện gì. Thú thực từ ngày lấy chồng tới giờ mình chưa có được ngày nào hạnh phúc. Đã nhiều lần mình muốn li hôn nhưng phần thương con phần lo co bố mẹ hai bên gia mình nên cố gắng làm ngơ để sống cũng mong chồng mình thương vợ mà thay đổi.
2 năm rồi nhưng cuộc hôn nhân như đường hầm tâm tối không một chút ánh sáng của mình không hề có dấu hiệu tiến triển và chồng lai đòi quyền nuôi con. Nếu không được nuôi con anh ta sẽ không li hôn, còn nếu mình cứ cố tình không nghe những gì anh ta nói thì anh ta sẽ làm hại bé con.
Mình rất sợ con gặp nguy hiểm vì con người anh ta gần như Chí Phèo ấy,vừa nóng tính,lại không nói lý lẽ, mà tiếp tục sống những ngày tháng này mình kông thể chịu đựng thêm nữa.
Đã 10 ngày nay rồi bọn mình không nói chuyện không nhìn mặt nhau mặc dù mình vẫn cơm nuớc giặt đồ cho anh ta. Bây giờ mình không biết làm sao để vừa được giải thoát và được nhận quyền nuôi con.
Trả lời
Theo khoản 1 điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình về Căn cứ ly hô:
"1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn."
Bạn có thể hiểu như sau Tòa án sẽ xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Tình trạng của vợ chồng trầm trọng;
b) Đời sống chung không thể kéo dài;
c) Mục đích của hôn nhân không đạt được.
Vậy thì nếu bạn chứng minh được tình trạng hôn nhân quá trầm trọng, gây áp lực tâm lý cho bản thân cũng như con cái thì có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn.
Trong trường hợp này hai bạn không thuận tình ly hôn được thì bản thân bạn có thể đơn phương nộp đơn yêu cầu ly hôn theo điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình "“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Còn về vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn thì bạn nên lưu ý những điểm sau để có thể có lợi nhất trong việc giành quyền nuôi con gái như sau
Trước hết, vợ chồng bạn thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Nếu không thể thỏa thuận được thì áp dụng các nguyên tắc theo quy định pháp luật để giải quyết.Theo đó, để quyết định giao con cho ai thì Tòa án dựa vào căn cứ về quyền lợi mọi mặt và hướng tới tương lại tốt đẹp của con. Có thể xem xét đến các yếu tố sau :
Thứ nhất là độ tuổi của con :
Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc không muốn trực tiếp nuôi. Trường hợp này, người mẹ có ưu thế hơn về quyền nuôi con.
Thứ hai là xem xét hai phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng:
a) Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập, đi lại,… mà mỗi bên có thể dành cho con. Có thể thấy người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc,… thì sẽ có lợi thế hơn nên thông thường, người cha sẽ có lợi thế hơn về mặt này.
b) Các yếu tố về tinh thần như: chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục, dành tình cảm cho con,….Về mặt này người mẹ thường có lợi thế hơn.
Do con gái bạn mới có 20 tháng tuổi nên nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện về vật chất cũng như tinh thần thì quyền nuôi con gái đương nhiên thuộc về bạn./.