Hà Nội sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật tại trường học

Hình ảnh các em học sinh trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám trong buổi lễ hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam"
Hình ảnh các em học sinh trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám trong buổi lễ hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam"
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn ngành giáo dục hiểu được mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật (9/11 hàng năm).Từ đó, tạo thói quen, ý thức chủ động học tập, tìm hiểu, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật...

Sáng nay, 7/11, tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình), Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức chương trình hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2022”. Thông qua hoạt động này, các luật mới ban hành thuộc lĩnh vực giáo dục và các văn bản liên quan được tuyên truyền, phổ biến trực tiếp đến cán bộ, giáo viên, học sinh.

Ông Lê Đức Thuận, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình phát biểu tại buổi lễ hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam" năm 2022

Ông Lê Đức Thuận, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình phát biểu tại buổi lễ hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam" năm 2022

Tại lễ hưởng ứng, ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình đề nghị các đơn vị hưởng ứng Ngày Pháp luật bằng hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, sát đối tượng học sinh, không phô trương, hình thức; huy động, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội để tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh...

"Thay mặt Ban tổ chức, Trưởng phòng giáo dục quận Ba Đình đề nghị các trường tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Pháp luật và việc thực hiện Pháp luật tới các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Ngay sau Lễ khai mạc hôm nay, ông Thuận cũng tin tưởng mỗi cá nhân, mỗi tập thể sẽ chuyển hóa nhận thức thành hành động thiết thực, chung tay xây dựng những môi trường giáo dục an toàn – hạnh phúc", ông Lê Đức Thuận nói.

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân – Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám phát biểu tại buổi lễ.

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân – Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ hưởng ứng, bà Nguyễn Thị Thanh Vân – Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám cho biết, Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám vinh dự được UBND quận Ba Đình lựa chọn là điểm tổ chức lễ hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 trong toàn ngành giáo dục và đào tạo quận. Ban giám hiệu nhà trường sẽ vận động toàn thể nhà trường, các cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh cùng chung sức, đồng lòng nêu cao tinh thần đoàn kết thực hiện tốt các nội dung pháp luật.

Trường sẽ đổi mới hình thức phổ biến giáo dục thông qua các hoạt động công đoàn, đoàn thanh niện, đội TNTP, lồng ghép vào các giờ sinh hoạt dưới cờ, các giờ học, môn học... Đồng thời, thường xuyên cập nhật các nội dung tuyên truyền mới.

Đa dạng các hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam

Trước đó, sáng 1/11, phòng Cảnh sát Giao thông - Công an TP Hà Nội phối hợp với trường THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam tổ chức chuyên đề “Văn hóa tham gia giao thông” tới hơn 2.000 học sinh của trường trong tiết sinh hoạt dưới cờ. Hoạt động này nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông trong học sinh nhà trường, giáo dục thói quen cư xử có văn hóa, đúng luật pháp, hình thành ý thức tự giác khi tham gia giao thông, tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện, từng bước hình thành thói quen “văn hóa giao thông”.

Học sinh trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám trong buổi lễ hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam " năm 2022

Học sinh trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám trong buổi lễ hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam " năm 2022

Thực hiện Kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc tổ chức ngoại khóa thi tìm hiểu kiến thức pháp luật dành cho học sinh THPT năm 2022, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã lựa chọn các học sinh có thành tích tốt, thành lập đội tuyển và tổ chức ôn tập cho các em. Sáng 5/11, sau 3 vòng của Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật dành cho học sinh THPT cụm quận Thanh Xuân - Cầu Giấy 2022”, đội tuyển trường THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam đạt giải Nhì chung cuộc.

Cuộc thi tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, cung cấp kiến thức pháp luật cơ bản, bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống pháp lý; nâng cao ý thức trách nhiệm để mỗi học sinh chủ động tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu nội dung cơ bản của các luật, pháp lệnh, nhất là văn bản mới ban hành có hiệu lực.

“Việc bồi dưỡng ý thức pháp luật, định hướng cho học sinh là hành trang vững vàng trong thời kỳ mở cửa hội nhập, không để những tư tưởng văn hóa xấu, độc xâm nhập. Từ những hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, các em học sinh thêm hiểu giá trị, vai trò và ý nghĩa của pháp luật với đời sống xã hội nói chung và với cá nhân mỗi học sinh nói riêng, đó là cần phải sống, học tập và làm việc theo pháp luật. Chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cũng góp phần tích cực trong việc bồi đắp, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh”- nhà giáo Trần Thùy Dương chia sẻ.

Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam vinh dự có 10 thành viên (gồm thầy cô và học sinh) tham gia Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 sẽ diễn ra tại Nhà Hát lớn tối 6/11. Buổi lễ dự kiến có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo.

Mở đầu cho tuần lễ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, Công an quận Hà Đông, Hà Nội phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo, trường THCS Lê Lợi, Khoa Cảnh sát hình sự - Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với chủ đề: “Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng và kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn”.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Lê Minh Nguyệt – Hiệu trưởng trường THCS Lê Lợi mong muốn, các học sinh là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nước nên phải cố gắng trau dồi tri thức, hiểu biết về những quy định pháp luật, tuân thủ pháp luật, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức thật tốt để góp phần xây dựng một môi trường học đường lành mạnh, tạo nên những giá trị tích cực cho xã hội.

Ngày 4/11, tại trường THCS Hồng Hà, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đan Phượng đã tổ chức chương trình “Hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2022.

Học sinh trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Đan Phượng biểu diễn tiểu phẩm "Xin đừng bỏ rơi con", câu chuyện nói về việc một thanh niên vướng vào ma túy, bị bố mẹ từ bỏ. Ảnh: Kinh tế Đô thị

Học sinh trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Đan Phượng biểu diễn tiểu phẩm "Xin đừng bỏ rơi con", câu chuyện nói về việc một thanh niên vướng vào ma túy, bị bố mẹ từ bỏ. Ảnh: Kinh tế Đô thị

Thiết thực hưởng ứng Ngày pháp luật nước Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng kêu gọi mỗi thầy cô giáo, học sinh và người dân trên địa bàn bằng những hành động cụ thể chung tay góp phần đưa Hiến pháp, pháp luật đi vào cuộc sống, xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật trong xã hội.

Chiều 4/11, hàng nghìn học sinh của 12 trường trung học phổ thông thuộc cụm Long Biên - Gia Lâm hào hứng tham gia hoạt động ngoại khóa tìm hiểu kiến thức pháp luật.

Hơn 1.500 học sinh Trường Tiểu học Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng) cũng hào hứng tham dự vòng chung khảo hội thi “Chúng em tìm hiểu pháp luật” vào ngày 31/10. Từ nhiều ngày trước đó, các giáo viên, học sinh đã chuẩn bị các tiết mục văn nghệ với những ca khúc liên quan đến một số bộ luật như: Luật Trẻ em, Luật Giao thông, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật An minh mạng… Đây là điểm khác biệt so với các hoạt động của trường, giúp “mềm hóa” kiến thức pháp luật và tạo sự sôi động, cuốn hút hơn với học sinh. Các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm đều mang nội dung định hướng hành vi cho học sinh, giúp các em tiếp cận với kiến thức pháp luật tự nhiên.

Học sinh cụm Long Biên - Gia Lâm thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, chiều 4-11-2022. Ảnh: HanoimoiHọc sinh cụm Long Biên - Gia Lâm thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, chiều 4-11-2022. Ảnh: Hanoimoi

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Sơn Nguyễn Thị Lệ Thủy cho biết, nhà trường mong muốn xây dựng một sân chơi an toàn, bổ ích, ý nghĩa cho học sinh. Vòng sơ khảo của hội thi đã được tổ chức theo hình thức trả lời trắc nghiệm trên fanpage của trường trong nhiều tuần, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo học sinh.

“Tôi mong rằng, mỗi học sinh, dù ở lứa tuổi tiểu học vẫn có thể hiểu giá trị và ý nghĩa của pháp luật, từ đó tự giác chấp hành, trở thành những công dân văn minh, làm nhiều việc tốt”, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.