Hạ lãi suất khó diễn ra trên diện rộng

(PLO) - Tại sự kiện công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 với chủ đề “Thành quả cải cách phát triển 2014 và một số vấn đề chính sách cho các năm 2015-2016”, TS. Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) cho rằng lãi suất giảm là một điểm khác biệt tốt cho năm 2015, đây là điều doanh nghiệp (DN) cần và trông ngóng. PLVN đã có cuộc trao đổi với ông xung quanh vấn đề này.
TS. Nguyễn Đình Cung
TS. Nguyễn Đình Cung 
Theo ông, năm 2015 này lãi suất sẽ giảm đến mức nào? 
- Lãi suất giảm là điều rất cần cho DN, nhưng dư địa thực tế không nhiều, và đây cũng là nút thắt với nền kinh tế. Thời gian vừa rồi đã thảo luận nhiều về vấn đề này. Nhưng theo tôi, không dễ giảm lãi suất, bởi cần phải nhìn ở mức chênh lệch giữa lãi suất huy động – lãi suất cho vay và dự báo lạm phát.
Nếu chỉ nhìn thấy chênh lệch lãi suất huy động và cho vay thì thấy có khả năng hạ lãi suất, tình hình chung của hệ thống ngân hàng là tốt nhưng tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại khác nhau, các món vay mới không nhiều do mức độ hấp thụ vốn chưa tốt; lượng trái phiếu phát hành ra và các khoản huy động vốn khác của Chính phủ đang quá lớn; khả năng tỷ giá đồng USD tăng và dù sao chúng ta vẫn phải duy trì một mức chênh lệch tỷ giá nhất định để hạn chế tình trạng USD hóa… 
Vì vậy, hạ lãi suất khó có thể diễn ra trên diện rộng mà chỉ thông qua vận động một số ngân hàng thực hiện và đối với một số đối tượng vay vốn, khó có thể căng đều việc hạ lãi suất cho tất cả. Để hạ lãi suất cũng cần có các biện pháp hỗ trợ như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi VND cho các ngân hàng thực hiện hạ lãi suất. Như vậy, tùy theo trường hợp cụ thể thì vẫn có dư địa.
Như ông vừa nói, lãi suất giảm thì mới tăng cung tín dụng, và khả năng tăng cung tín dụng ở năm 2015 như thế nào?
- Tôi thấy tín dụng đang chịu sức ép lớn bởi quá nhiều chương trình tín dụng theo mục tiêu và chính sách tiền tệ vẫn đang phải gánh thêm một số chức năng của chính sách tài khóa, nên làm méo mó thị trường tín dụng. Theo tôi, nên bỏ mục tiêu tín dụng hàng năm, hãy để cung tín dụng đi theo cầu của thị trường, đừng đặt mục tiêu tín dụng cho hệ thống ngân hàng để rồi trở thành một mục tiêu thành tích vì “lượng”, hãy nhìn tín dụng ở “chất”, ở hiệu quả. 
Hãy để các tổ chức tín dụng chủ động hơn theo định hướng thị trường nhiều hơn trong tìm kiếm khách hàng và phân bổ tín dụng. Tôi đề nghị hãy để ngành ngân hàng điều hành tín dụng phải gắn với mục tiêu ổn định lãi suất trong trung và dài hạn, dựa trên nền tảng ổn định lạm phát ở mức thấp (để neo kỳ vọng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư). 
Nợ xấu vẫn đang là vấn đề “nóng” và theo ông, nên có sự thay đổi quan trọng nào để giải quyết nợ xấu?
- Để giải quyết nợ xấu, có 3 vấn đề cần trả lời: nợ xấu là bao nhiêu và ở đâu, lấy tiền đâu để xử lý nợ xấu, tức là để bù đắp cho số vốn đã “mất” của các tổ chức tín dụng và thiết lập thị trường mua bán nợ như thế nào. 
Tôi ưu tiên giải quyết vấn đề thứ 3: Phải thiết lập thể chế thị trường mua bán nợ theo thị trường đầy đủ bằng cách ban hành một đạo luật đặc biệt. Điều này hoàn toàn làm được trong bối cảnh hiện nay vì nền kinh tế tương đối ổn định. Thiết lập được thị trường mua bán nợ đầy đủ nợ sẽ được giải quyết dần dần và đúng bản chất. 
Có ý nói để có luật này phải sửa 10 luật khác, nhưng theo tôi không khó và có luật đặc biệt này chỉ 5 năm có thể xử lý hết nợ xấu và khi nợ xấu đã giải quyết xong, luật sẽ hết hiệu lực, như vậy không phải sửa các luật khác. Theo cách này, không đòi hỏi phải trả lời tận tường thực sự nợ xấu là bao nhiêu nhưng vẫn dần xử lý hết nợ xấu. 
Trở lại vấn đề ông vừa nêu “chính sách tiền tệ đang phải gánh một số chức năng của chính sách tài khóa, vậy nên kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ như thế nào? 
- Cho đến nay, chính sách tiền tệ ít độc lập và phải “chạy theo” chính sách tài khóa. Trong khi chính sách tài khóa thì hầu như luôn mở rộng, tài khóa mở rộng thì tiền tệ không thể thắt chặt. Theo tôi, sắp tới đây, chính sách tài khóa cần chủ động thắt chặt trong trung hạn: không cố định chỉ tiêu mức thâm hụt ngân sách nhà nước ở con số 5% GDP mỗi năm mà phải có giảm chỉ tiêu cùng cam kết trả nợ, tránh tư duy “tiêu cho hết dự toán”, như thế phải giảm nợ công, giảm phát hành trái phiếu Chính phủ. 
Giảm phát hành trái phiếu Chính phủ để giảm chèn lấn dư địa tiếp cận tín dụng của khu vực tư nhân. Giảm phát hành trái phiếu cũng là giảm áp lực cho nợ công, tạo điều kiện hạ lãi suất tín dụng và mở đường cho nới lỏng tiền tệ - tăng tín dụng… 
Chỉ khi tài khóa thắt chặt, tiền tệ mở thì thị trường vốn mới vận hành đúng nghĩa, mới tạo được đột phá trong phân bổ nguồn lực, làm cho thị trường đóng vai trò quan trọng hơn trong huy động và phân bổ vốn đầu tư. Như thế, vi mô sẽ hoạt động tốt hơn và vốn sẽ chạy về khu vực có hiệu quả cao hơn là tập trung vào khu vực nhà nước như hiện nay…Tất nhiên, còn một điều kiện quan trọng là hệ thống ngân hàng phải tái cơ cấu nhanh để tăng hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ. 
Xin cảm ơn ông! 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.