Dự án cảng hàng không Long Thành: Đầu tư đã giảm, vẫn tiếp tục lo

(PLO) -Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sáng (26/2) có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 giảm khoảng 2.601,6 triệu USD so với dự toán trình Quốc hội.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế vẫn đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, bảo đảm tính chính xác của tổng vốn đầu tư của toàn bộ Dự án (3 giai đoạn), tránh phát sinh lớn chi phí đầu tư khi thực hiện. Cần có phương án huy động vốn khả thi trên cơ sở cân đối ngân sách nhà nước và vấn đề nợ công. Chỉ sử dụng vốn ngân sách nhà nước vào những hạng mục đầu tư không thể huy động vốn từ doanh nghiệp.
Giảm vào mục đích gì?
Ông Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - cho biết, qua rà soát lại đơn giá và mức đầu tư, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án là 5.236 triệu USD, giảm khoảng 2.601,6 triệu USD so với dự toán trình Quốc hội. Cơ cấu vốn là: ODA 1.389,4 triệu USD (chiếm 26,53%), vốn ngân sách nhà nước (NSNN) 578,3 triệu USD (chiếm 11,05%), vốn doanh nghiệp, cổ phần, PPP... 3.268,8 triệu USD (62,42%). 
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn: “Sau một lần thảo luận, tổng mức đầu tư đã giảm rất nhiều như vậy thì giảm vào mục gì, nếu rà soát tiếp thì có giảm nữa hay không?”.
Cùng mối quan tâm trên, ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính băn khoăn:  “Chỉ riêng giai đoạn 1 là 5 tỷ USD thì cả 3 giai đoạn 15 tỷ USD, ngân sách là bao nhiêu? Cuối cùng, hiệu quả, thu hồi vốn ra sao? Khi hoàn thành, sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa sẽ ra sao?”
Bên cạnh đó, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành được xây dựng với mục tiêu trung chuyển từ 3 nước Philippines, Indonesia và Australia. Tính theo khoảng cách thì khả năng chỉ có thể thực hiện trung chuyển được 20% (từ Australia) vì Indonesia và Philippines quá gần nên ông Hiển nghi ngờ khả năng Cảng HKQT Long Thành đạt được lưu lượng hành khách dự kiến lên đến 100 triệu sau khi hoàn thành 3 giai đoạn của dự án.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa 
Tính ưu tiên của dự án trong điều kiện eo hẹp nguồn vốn đầu tư phát triển nói chung và nguồn vốn cho các dự án giao thông nói riêng cũng được đặt ra. Nhưng theo giải trình của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, tổng mức đầu tư trong báo cáo tiền khả thi là “tối đa” và trong phát triển ngành giao thông thì dự án Cảng HKQT Long Thành là dự án đường hàng không duy nhất. 
Quan tâm giải quyết vấn đề dân sinh sau thu hồi đất
Thường trực Ủy ban Kinh tế vẫn đề nghị Chính phủ cần rà soát, tính toán lại diện tích của Dự án xem có cần thiết sử dụng đến 5.000ha đất không, vì một phần lớn diện tích không liên quan trực tiếp đến Dự án là 2.250ha (bao gồm 1.050ha đất dành cho quốc phòng và 1.200ha đất dành cho các hạng mục phụ trợ và đầu tư xây dựng khu công nghiệp hàng không). 
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Chính phủ giải trình tại sao trước cần 5.000ha đất cho dự án, nay giảm xuống còn hơn 2.000ha đất mà vẫn đầu tư được? Bên cạnh đó, ông Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc - lo lắng về đời sống người dân bị lấy đất cho dự án vì trong 5.000ha đất dự án Cảng HKQT Long Thành có rất nhiều đất sản xuất. 
Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, đến nay đã điều tra và xác định tổ chức, cá nhân sử dụng đất là 4.409,3ha, chiếm 88,2% tổng diện tích đất thu hồi trong Dự án, số còn lại 590,7ha đất đang tiến hành điều tra.
UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã quy hoạch 02 khu tái định cư với diện tích 282,3ha bảo đảm cho hộ dân dự kiến thu hồi đất. Qua ý kiến của địa phương cho thấy, hầu hết các hộ dân có đất thu hồi ủng hộ chủ trương thực hiện Dự án Cảng HKQT Long Thành (99,4%) và đề nghị chung của các hộ dân là sớm triển khai Dự án để họ ổn định cuộc sống. 
Tuy vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, việc di dân tái định cư của dự án này phải có đề án riêng và “Chính phủ vẫn có trách nhiệm lo cho dân, từ giải quyết công ăn việc làm, không chủ quan đâu” vì như  Thủy điện Hòa Bình, đến nay chưa dứt được vai trò của Chính phủ trong việc tái định cư cho người dân.../.
Một điểm được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là Chính phủ không đề xuất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất nhưng lại cho làm sân golf. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng, diện tích làm sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất là đất dự trữ quốc phòng, khu đất lưu không nằm trong vùng bảo đảm tĩnh không của sườn sân bay. 
Tổng vốn đầu tư Dự án sân golf này khoảng 6.000 tỷ đồng bằng nguồn vốn của các công ty trong nước với quy mô diện tích đất sử dụng là 157,29ha. Doanh nghiệp cam kết khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất thì trả lại mà không yêu cầu bồi thường. Ngoài ra, theo đánh giá của Bộ Quốc phòng, Dự án cũng đóng góp cho ngân sách TP.HCM khoảng 114 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 lao động.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.