Gốm men Suối Ngọc: Sản phẩm OCOP 5 sao khẳng định thương hiệu gốm Bát Tràng

Nghệ nhân Trần Đức Tân cùng sản phẩm gốm men Suối Ngọc. (Ảnh: Thương Mến)
Nghệ nhân Trần Đức Tân cùng sản phẩm gốm men Suối Ngọc. (Ảnh: Thương Mến)
(PLVN) - Là một trong 2 doanh nghiệp hiếm hoi của làng gốm Bát Tràng có sản phẩm đạt OCOP 5 sao, doanh nghiệp HTX Tân Thịnh đã góp phần nâng tầm thương hiệu gốm đã có hơn 1.000 năm lịch sử. Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với những doanh nghiệp Việt.

Ngày 20/6/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Quốc gia năm 2022 (đợt 1) cho 22 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao. HTX sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) là một trong 2 đơn vị của TP Hà Nội được công nhận với bộ sản phẩm gốm men Suối Ngọc.

“Tinh hoa từ đất - Sinh ra từ lửa”

Là “cha đẻ” của sản phẩm gốm men Suối Ngọc, nghệ nhân Trần Đức Tân, Giám đốc HTX Tân Thịnh chia sẻ, toàn quốc có gần 10.000 sản phẩm OCOP của hơn 4.000 doanh nghiệp, trong đó, thương hiệu gốm Bát Tràng may mắn có 2 đơn vị có sản phẩm OCOP đạt 5 sao.

Ngày nay, những người con của Bát Tràng như nghệ nhân Trần Đức Tân luôn quyết tâm gìn giữ nghề và cố gắng phát triển để gốm Bát Tràng không bị lãng quên. Do đó, Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm là cơ hội hiếm có để gốm Bát Tràng khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

“Đây là một trong những sản phẩm mang cả những nét truyền thống và đương đại. Sản phẩm gốm men Suối Ngọc khẳng định là sản phẩm gốm Bát Tràng của thế hệ mới, không thuộc dạng kiểu phục chế những gì của thế kỷ cũ. Dù vậy, sản phẩm này vẫn kế thừa những tinh hoa truyền thống nhưng mang hơi thở đương đại.

Nét truyền thống là chúng tôi vẫn gìn giữ nhiều kỹ thuật đặc trưng của làng nghề đã có cả nghìn năm tuổi, nhưng tính đương đại ở đây chính là con người. Những nghệ nhân hiện nay của Bát Tràng trong tâm thế hội nhập, được tiếp xúc và tiếp thu với nhiều kỹ thuật hiện đại từ thế giới. Từ đó, chúng tôi làm ra những sản phẩm của thời kỳ mới”, anh Đức Tân khẳng định.

Nói về câu chuyện của sản phẩm gốm men Suối Ngọc đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, anh Đức Tân hào hứng: “Khác với xưa kia, gốm Bát Tràng ngày nay đã có sự thay đổi về thị giác, mỹ ý và mỗi tác phẩm sẽ mang trong mình một câu chuyện riêng. Giống như một bức tranh hội họa hay bản nhạc, mỗi sản phẩm gốm cũng nên có cho mình một câu chuyện riêng, một ngôn ngữ riêng được thể hiện bằng màu sắc, hội họa. Sản phẩm OCOP của HTX Tân Thịnh được đặt tên là Suối Ngọc vì có 3 thứ trong gốm phải có là đất, nước và lửa. Suối Ngọc mang biểu tượng cho “mưa ngọt, gió lành”.

Gốm men Suối Ngọc là sản phẩm OCOP 5 sao của HTX Tân Thịnh. (Ảnh: Thương Mến)

Gốm men Suối Ngọc là sản phẩm OCOP 5 sao của HTX Tân Thịnh. (Ảnh: Thương Mến)

Màu gốm đặc biệt của sản phẩm gốm men Suối Ngọc được tạo nên từ những nguyên vật liệu của Việt Nam cùng kỹ thuật phối trộn tỉ mỉ riêng biệt để tạo nên 5 màu sắc đặc biệt và hiệu ứng sống động trên bề mặt gốm trong quá trình nung đốt ở nhiệt độ từ 1.250 độ C - 1.300 độ C. Trải qua nhiệt độ cao, bề mặt các oxit tan chảy trong môi trường oxy hóa, một lượng lớn cacbon và các chất silic, kali... đã tạo ra bề mặt men tỏa sáng như ngọc. Kỹ xảo trang trí phủ men có thể biến đổi thành đa sắc, tạo ra các hiệu ứng như ngũ hành vũ trụ bao la thấu quang có một không hai trên tác phẩm. Mỗi sản phẩm được tạo nên đều có nét riêng biệt, không hoàn toàn giống nhau.

“Gốm Bát Tràng là minh chứng cho câu chuyện biến đất thành vàng. Bên cạnh đó, sản phẩm này mang 5 màu sắc biểu tượng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đồng thời, sản phẩm cũng là sản phẩm hội tụ 5 loại men xưa của gốm Bát Tràng. Bản thân tôi khi làm ra sản phầm này cũng mong muốn mang những điều tốt lành, bình an cho người sở hữu”, nghệ nhân Trần Đức Tân chia sẻ.

Mỗi tác phẩm là phiên bản duy nhất

Nhìn vào màu sắc và lớp men trên sản phẩm gốm men Suối Ngọc, người ta sẽ thấy như có cả bầu trời, biển khơi, cồn cát... Khách hàng sẽ như nhìn thấy những hình ảnh thiên nhiên hiện hữu sinh động trên mỗi sản phẩm gốm men Suối Ngọc.

Nghệ nhân Đức Tân giãi bày: “Từ đó chúng tôi cũng muốn gửi gắm thông điệp rằng con người cần phải bảo tồn, gìn giữ thiên nhiên, môi trường. Bởi vì làm nghệ thuật là chép lại những cái đẹp của thiên nhiên. Khi thiên nhiên đã ban tặng cho con người cái đẹp thì chúng ta phải biết bảo tồn nó”.

Bên cạnh đó, ở các sản phẩm gốm men Suối Ngọc của nghệ nhân Đức Tân đều có hình ảnh một bông hoa sen và một đài sen. Cánh hoa sen có hình giống như chim phượng hoàng. Chim phượng hoàng trong văn hóa của người Việt là biểu tượng của cái đẹp và quyền quý. Cùng với đó, hình ảnh đài sen lại biểu tượng cho vòng đời của một bông sen. Khi hoa đã tàn, đài sen lưu giữ những hạt sen khi rơi xuống sẽ lại nảy mầm, bắt đầu một sự sống mới. Điều này tượng trưng cho việc những người con của làng nghề gốm Bát Tràng sẽ luôn gìn giữ, tiếp nối và phát triển tinh hoa của lớp lớp nghệ nhân đi trước.

Sau khi hoàn thành sản phẩm thì vợ anh là một nghệ nhân thư pháp sẽ viết lên đó những câu nói, ca dao, tục ngữ... mang tính triết lý, chiêm nghiệm cuộc sống. Mỗi khách hàng sẽ tự lựa chọn những điều mà mình muốn viết lên sản phẩm gốm men Suối Ngọc. Bởi vậy, mỗi sản phẩm đó sẽ là duy nhất và mang theo cá tính, ngụ ý riêng của người sở hữu.

Hình ảnh bông hoa sen và sự pha trộn của 5 màu men truyền thống trên sản phẩm gốm men Suối Ngọc. (Ảnh: Thương Mến)

Hình ảnh bông hoa sen và sự pha trộn của 5 màu men truyền thống trên sản phẩm gốm men Suối Ngọc. (Ảnh: Thương Mến)

Chia sẻ về những trăn trở khi phát triển và giữ hàng cho các sản phẩm OCOP, nghệ nhân Trần Đức Tân cho biết, các doanh nghiệp, cá nhân hiện nay rất mong chờ Nhà nước quan tâm, tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại riêng cho các sản phẩm OCOP 5 sao. Bởi các sản phẩm này đã đạt chất lượng mang tầm quốc gia thì phải cho nó có được đứng chỗ quốc tế. Bởi vì nếu không đi ra quốc tế thì làm sao có thể xuất khẩu mang về nguồn lợi kinh tế cũng như quảng bá cho nghệ thuật, văn hóa cho quốc gia.

Không chỉ từ hội chợ, chúng tôi mong muốn các sản phẩm OCOP sẽ được góp mặt trong danh sách các món quà gửi tới những nguyên thủ quốc gia, chính khách, đối tác quốc tế... khi họ tới Việt Nam.

Nghệ nhân Trần Đức Tân bày tỏ: “Việc quảng bá sản phẩm thông qua truyền thông là lẽ dĩ nhiên nhưng thông qua các chương trình mang tầm vóc quốc gia thì sẽ giúp cho các sản phẩm OCOP có nhiều cơ hội bước ra thị trường quốc tế hơn. Ở thời điểm hiện tại thì các sản phẩm OCOP vẫn đang trong tình trạng “tự bơi’””.

Đọc thêm

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.

Hàng Việt “áp đảo” tại siêu thị V’mart

Các sản phẩm Việt Nam chiếm từ 80 - 85% tổng số hàng hóa bày bán tại V’mart.
(PLVN) - Với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, siêu thị V’mart không ngừng nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng.

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho hàng Việt

Tại “Phiên chợ nông sản an toàn” hỗ trợ người dân khó khăn, UBMTTQVN và các đoàn thể phường Tân An đã khéo léo lồng ghép, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại địa phương.
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai hàng loạt chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, từ sản phẩm OCOP cho đến các mặt hàng nông sản tiêu biểu đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

(PLVN) -  Sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hàng hóa sản xuất trong nước tại Thanh Hóa chiếm hơn 80% thị phần tại các kênh phân phối. Đặc biệt, tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ này đạt gần 90%, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Nghệ An: Đẩy mạnh quảng bá hàng hóa, dịch vụ gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại hàng Việt

Nghệ An cụ thể hoá bằng nhiều kế hoạch trong triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
(PLVN) -  Để thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỉnh Nghệ An đã quan tâm và đẩy mạnh công tác quảng bá hàng hóa, dịch vụ gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm, thiết lập chuỗi giá trị liên kết sản xuất - tiêu thụ.

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình mới, khi thị trường ngày càng cạnh tranh và yêu cầu chất lượng hàng hóa ngày càng cao, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bạc Liêu đã trở thành "đòn bẩy" khơi dậy niềm tin và tinh thần tự hào dân tộc. Những nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm và đổi mới phương thức tuyên truyền đã giúp hàng Việt chiếm lĩnh thị trường địa phương, khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng.

Bình Định: Chỉ thị số 30-CT/TW 'cú hích' thay đổi nhận thức người tiêu dùng

Bình Định: Chỉ thị số 30-CT/TW 'cú hích' thay đổi nhận thức người tiêu dùng
(PLVN) - Sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tỉnh Bình Định đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức và thói quen mua sắm của người dân, cùng với việc nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên địa bàn tỉnh.

Lần đầu tiên TP HCM có lễ hội nước mắm

Những món ăn gắn liền với nước mắm. Ảnh: Ban tổ chức
(PLVN) - Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành, góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực có sử dụng nước mắm trong chế biến, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia nước mắm truyền thống Việt Nam tại thị trường thế giới.

Bình Định nỗ lực kết nối thương mại điện tử, thúc đẩy phân phối sản phẩm địa phương

Ông Ngô Văn Tổng Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định.
(PLVN) - Thời gian qua, thương mại điện tử đã và đang tạo ra những cơ hội to lớn trong việc nâng cao giá trị các sản phẩm tiêu biểu của cả nước nói chung và tỉnh Định nói riêng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định.

Nghề săn lộc trời trên sông Đồng Nai

Nghề săn lộc trời trên sông Đồng Nai
(PLVN) -Từ bao đời nay, trên sông Cái, một nhánh đổ ra sông Đồng Nai nơi đây có cảnh đẹp huyền ảo, thơ mộng, hữu tình, chảy ôm quanh qua Cù lao Cỏ, Cù lao Phố, không chỉ là vùng đất non xanh nước biếc mà còn mang tới thứ sản vật trời ban đó là tôm càng xanh.

Thúc đẩy đưa đặc sản Hà Tĩnh đến người tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh tiên phong cung cấp sản phẩm chất lượng và tham gia sâu vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) - Một trong những thành công của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là đã thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc, từng bước đưa sản phẩm hàng hoá thế mạnh, “đặc sản” của địa phương đến với người tiêu dùng.