Làng miến Côn Minh nhộn nhịp vào mùa để 'hút' khách dịp Tết Nguyên đán

HTX Tài Hoan đã được chứng nhận đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia và xuất bán sang thị trường châu Âu từ năm 2020 (Ảnh: Lê Hanh)
HTX Tài Hoan đã được chứng nhận đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia và xuất bán sang thị trường châu Âu từ năm 2020 (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Từ tháng 8 này, như thường niên, làng miến dong xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, lại nhộn nhịp sản xuất lượng lớn sản phẩm, chuẩn bị phục vụ dịp Tết Nguyên đán.

“Thủ phủ” của dong riềng

Dong riềng là cây lương thực được người dân ở xã Côn Minh, Na Rì, trồng rất nhiều quanh thôn làng. Củ dong có thành phần dinh dưỡng cao, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trước đây, dong chỉ trồng trên núi, nay bà con trồng ở ruộng, năng suất lên tới gần 80 tấn/ha. Cây dong được trồng từ khoảng tháng 3 đến tháng tháng 11.

Được mệnh danh là “thủ phủ” của dong riềng, những năm qua, xã Côn Minh đã đẩy mạnh mô hình chế biến miến dong theo hướng hàng hóa, áp dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất.

Bột dong riềng sau khi trải qua những công đoạn sơ chế, ngâm ủ sẽ được tráng thành bánh. Có hai cách tráng miến, tráng thủ công bằng tay và tráng máy. Nếu tráng tay, người sản xuất sẽ trộn lẫn 90% bột dong sống với 10% bột đun chín, thêm nước tạo thành hỗn hợp sánh, tráng trên mặt chảo đường kính 1m theo kiểu tráng bánh cuốn, độ mỏng từ 1-1,2mm. Khi bánh chín, dùng ống nứa cuốn bánh, trải căng trên phên nứa dài rồi đem phơi nắng sơ qua. Sau đó, tiến hành thái miến và phơi nắng đến khi đủ độ khô, giòn. Tráng bằng máy cũng tương tự, nhưng công đoạn tráng được cơ giới hóa nên năng suất rất cao.

Điểm đặc biệt của miến dong Côn Minh là được sản xuất 100% từ củ dong riềng, không sử dụng các chất phụ gia, phụ phẩm, do đó thành phẩm cuối cùng là sản phẩm miến có màu vàng hoặc màu đục rất nguyên chất. Khi nấu lên có mùi thơm ngọt đặc trưng của củ dong riềng, sợi miến dai, để lâu không bị nát, vữa như nhiều loại miến khác.

Những tháng cuối năm, công việc sản xuất miến bắt đầu trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người dân khắp xã thường phơi miến ở hiên nhà, ngoài sân, trải sào phơi miến dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Trong nhà, những lò tráng miến khói hơi nghi ngút trắng, rộn rã tiếng nói cười.

HTX Tài Hoan vinh dự được Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp - ông Lê Minh Hoan cùng các lãnh Đạo, các ban ngành tới thăm xưởng (Ảnh Lê Hanh)

HTX Tài Hoan vinh dự được Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp - ông Lê Minh Hoan cùng các lãnh Đạo, các ban ngành tới thăm xưởng (Ảnh Lê Hanh)

Xúc tiến xây dựng làng nghề miến dong Côn Minh

Hiện xã Côn Minh có gần 20 cơ sở chế biến tinh bột dong riềng và sản xuất miến dong, tạo việc làm cho hàng trăm nhân công ở địa phương. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, những năm trở lại đây, nhiều hộ dân trong xã đã thành lập ra HTX miến dong Côn Minh để cùng nhau tìm tòi học hỏi, đầu tư công nghệ làm miến hiện đại thay cho phương pháp thủ công. Đặc biệt, trong xã có sản phẩm miến dong của HTX Tài Hoan đã được chứng nhận đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia và xuất bán sang thị trường châu Âu từ năm 2020.

Năm 2013, Miến dong Bắc Kạn đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận nhãn hiệu tập thể và được công nhận là một trong 100 “Sản phẩm - dịch vụ uy tín chất lượng năm 2013”, do người tiêu dùng bình chọn. Xã Côn Minh là một trong những đơn vị được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm của mình. Sản phẩm miến dong Côn Minh hiện được tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu sang các nước châu Âu và một số nước châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc...

Với việc đưa dây chuyền sản xuất miến khép kín vào vận hành, năng suất miến hàng năm của xã đã được tăng lên đáng kể. Trung bình mỗi vụ, toàn xã sản xuất được gần 1.000 tấn miến, thu về khoảng 50 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các hộ sản xuất, kinh doanh ở Côn Minh cũng đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ vững niềm tin về chất lượng thương hiệu miến dong Côn Minh trong lòng người tiêu dùng.

Với những kết quả đạt được, miến dong Côn Minh đã và đang xúc tiến xây dựng để trở thành làng nghề. Đây là niềm tự hào và là động lực để người dân Côn Minh phát triển bền vững cây dong riềng, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Ông Quách Đăng Quý, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn cho biết: "Khi được công nhận, làng nghề sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các hộ sản xuất, kinh doanh cũng như người dân địa phương. Không chỉ là vấn đề thương hiệu được nâng tầm, giúp việc đăng ký quản lý truy gốc nguồn gốc xuất xứ tốt hơn mà còn tăng cường tình đoàn kết cộng đồng, phát triển nghề một cách bền vững".

Bà Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc HTX Tài Hoan hướng dẫn cách nhận biết và sử dụng miến dong sạch Côn Minh:

- Cách nhận biết dong Côn Minh:

Màu sắc: Có màu đục

Hình dáng: Những sợi miến nguyên chất 100% sẽ có độ trong, quánh, thơm và sạch. Các sợi miến nhỏ, độ dài đều nhau, suôn thẳng.

Độ dai: Sợi miến rất dai, nấu lên để lâu cũng không bị nát. Nấu lại cũng không nát

Mùi vị: Miến sạch giữ được hương vị đặc trưng từ dong riềng và không bị sạn.

- Cách dùng: Có thể nấu, xào, nộm tùy ý.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

Nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh

(PLVN) - Hội thảo sâm Ngọc Linh được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) nhằm đánh giá giá trị lịch sử, khoa học và kinh tế của loại dược liệu quý này. Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp cho người dân về phương pháp trồng, chăm sóc và phân biệt sâm Ngọc Linh.

Đọc thêm

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà
(PLVN) -  Vinacoco ( Công ty CP Cô Cô Việt Nam) - một thành viên của GC Food Group - vừa vinh dự nhận được 2 giải thưởng lớn: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và Sao Vàng Đất Việt năm 2024. Đây là sự công nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc biến nước dừa, một thức uống bình thường trở thành thạch dừa cao cấp của Việt Nam.

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt
(PLVN) - Được sản xuất từ nguyên liệu cao su thiên nhiên an toàn, sản phẩm của Nam Long không chỉ đảm bảo chất lượng vượt trội mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nỗ lực không ngừng nghỉ hơn 10 năm qua với cam kết mang lại giá trị tốt nhất, Nam Long đã và đang trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của người tiêu dùng, đồng hành cùng sự phát triển của hàng Việt.

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết
(PLVN) -  Vào những tháng cuối năm gần dịp Tết Nguyên đán, người dân làng bưởi Tân Triều đang tất bật chăm sóc vườn bưởi để cho ra những trái bưởi ngon và chất lượng nhất chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng cùng thị trường bưởi tết năm 2025.

Giữ 'hồn' để thương hiệu bưởi Đoan Hùng vang xa

Trong vườn của gia đình ông Nguyễn Minh Mạch, cây bưởi lâu đời nhất có tuổi lên đến hơn 30 năm.

(PLVN) - Tự hào vì bưởi Đoan Hùng, đặc biệt là bưởi Sửu "vang danh" nhờ mùi thơm và vị ngon đặc biệt, suốt nhiều năm qua, người dân đất Tổ luôn cố gắng giữ gìn và phát triển sản vật mà tổ tiên để lại. Bưởi Đoan Hùng đã được dán tem, nhãn mác mang chỉ dẫn địa lý đưa ra tiêu thụ trên thị trường cả nước...

'Ửng hồng không ửng đỏ' - chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao

Chương trình “Ửng hồng không ửng đỏ” hướng đến các mục tiêu nhân văn.
(PLVN) - “Ửng hồng không ửng đỏ” là một chương trình phi lợi nhuận do Cocoon và Trung tâm UNESCO Hợp tác Giáo dục và Văn hoá Việt Nam (UNESCO-CEP) phối hợp tổ chức, hướng đến xây dựng sân chơi an toàn, sạch sẽ, góp phần nâng cao điều kiện học tập và mang lại niềm vui cho trẻ em vùng cao.

Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay

Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay
(PLVN) - Sáng 29/11, tại TP Biên Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Đồng Nai tổ chức triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay.

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
(PLVN) - Cà Mau vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường trong thời gian tới.

“Xé màn” hậu cung cùng phấn nụ

Bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai
(PLVN) - Mang dáng hình của một nụ hoa, phấn nụ đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, xé bỏ bức màn bí mật nơi chốn hậu cung để bước ra đời sống dân dã và tồn tại cho đến ngày nay. Đây được coi là một sản phẩm làm đẹp nổi tiếng của phụ nữ xứ Huế.

Khởi nghiệp từ phòng trọ 20m2: Đồ chơi gỗ Made in Vietnam "làm mưa làm gió" trên thị trường nội địa

Anh Phạm Vĩnh Hải và Phạm Công Nhất 2 nhà sáng lập Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Hùng Cường (HUCUCO).
(PLVN) -   Từ những ý tưởng bắt đầu từ phòng trọ 20m2, hai chàng trai cựu sinh viên Bách Khoa đã và đang phát triển thành công các dòng sản phẩm đồ chơi gỗ cho trẻ em mang thương hiệu "Made in Vietnam". Những món đồ chơi gỗ truyền thống như ô ăn quan, cờ caro, cờ cá ngựa... đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước, được nhiều gia đình Việt tin dùng.

Chàng trai Hòa Bình và hành trình nâng tầm nông sản Việt

Sản phẩm chuối Viba được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
(PLVN) - Nhận thấy mẹ thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam rất nhiều loại nông sản, trái cây đặc sản có những vị thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng chỉ theo mùa vụ, rất dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, Trần Đức Thuận và anh trai đã cùng nhau nghiên cứu tìm hướng đi mới cho nông sản Việt, giúp người nông dân bảo đảm sản xuất bền vững.

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao
(PLVN) -  Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.