Gốm cổ Quảng Đức - “báu vật” của miền đất Phú Yên

Hơn 200 hiện vật gốm Quảng Đức được trưng bày.
Hơn 200 hiện vật gốm Quảng Đức được trưng bày.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu, có tuổi đời trên 300 năm, xứng đáng là “báu vật” của miền đất Phú Yên.

Tinh hoa gốm cổ Quảng Đức

Ở làng Quảng Đức (xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) hiện vẫn còn ngôi miếu thờ, có đắp nổi 4 chữ Hán là Quang Điếm Lưu Phước, tưởng niệm tiền nhân có công lao lập làng, hình thành nên nghề làm gốm, với hai câu đối: “Đức thừa tiên tổ thiên niên vĩnh/ Phước ấm nhi tồn bách thế vinh”.

Từ Quảng Đức theo sông Cái về thượng nguồn sẽ đi vào vùng đất rộng lớn phía Tây Phú Yên, vùng Tây Sơn thượng đạo và một số tỉnh Tây Nguyên. Sự thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy góp phần đưa sản phẩm gốm Quảng Đức đến nhiều vùng miền khác nhau để tiêu thụ, đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy nghề làm gốm ở Quảng Đức xưa có điều kiện phát triển rực rỡ một thời.

Theo các bậc cao niên ở Quảng Đức, làng gốm có lịch sử trên 300 năm hình thành và phát triển, khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Khai sinh ra dòng gốm này là dòng họ Nguyễn ở Bình Định mang nghề vào Phú Yên lập nghiệp.

Các nhà nghiên cứu, sưu tập chia sẻ về “báu vật” của miền đất Phú Yên.

Các nhà nghiên cứu, sưu tập chia sẻ về “báu vật” của miền đất Phú Yên.

Gốm Quảng Đức được làm bằng đất sét ở An Định, sử dụng sò huyết đầm Ô Loan trong quá trình nung như một “phụ gia”, đốt chủ yếu bằng củi mằng lăng trong vùng và chở từ Kỳ Lộ (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) xuống bằng đường thủy trên sông Cái. Gốm Quảng Đức là sự kết hợp của đất và lửa nhưng được làm bằng những nguyên liệu, kỹ thuật nung độc đáo.

Hiện nay, những nghệ nhân cuối cùng biết về kỹ thuật chế tác gốm cổ Quảng Đức không còn nữa. Làng gốm Quảng Đức giờ chỉ còn vài gia đình làm nghề với nguyên liệu, kỹ thuật chế tác hiện đại nhưng khâu tiêu thụ rất khó khăn. Tuy nhiên, sự lan tỏa, ảnh hưởng của dòng gốm độc đáo này trên rất nhiều lĩnh vực thì vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết hết.

Bảo tồn di sản văn hóa gắn với du lịch

Sau một thời gian chuẩn bị, Phòng Trưng bày gốm cổ Quảng Đức thuộc Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu - Bảo tồn cổ vật Phú Yên vừa mở cửa đón những người quan tâm đến dòng gốm độc đáo này tại số 6 An Dương Vương (phường 9, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).

Phú Yên là một trong những tỉnh ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên sớm thành lập Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu - Bảo tồn cổ vật, trực thuộc Hiệp hội UNESCO Việt Nam. Phòng Trưng bày gốm cổ Quảng Đức ra mắt là kết quả của cuộc hội ngộ giữa những người đam mê di sản văn hóa Phú Yên, những người con Phú Yên như: tiến sĩ Phan Ngọc Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa và tôn giáo Đông Nam Á (Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), các nhà sưu tập Trần Thanh Hưng, Bùi Tấn Hào…

Phòng Trưng bày gốm cổ Quảng Đức mở cửa đón khách tại số 6 An Dương Vương.

Phòng Trưng bày gốm cổ Quảng Đức mở cửa đón khách tại số 6 An Dương Vương.

Nơi đây, hơn 200 hiện vật gốm Quảng Đức (tráng men và gốm đất nung) gồm các kiểu chóe lớn nhỏ, vò, hũ, bình vôi, nậm rượu, thống, chác, chậu hoa, khuôn in được trưng bày trong không gian trang nhã. Bên cạnh đó là một số hiện vật thuộc văn hóa Chăm Pa, gốm Việt liên quan đến vùng đất và con người Phú Yên.

Nhà nghiên cứu cổ vật Trần Thanh Hưng - Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu - Bảo tồn cổ vật Phú Yên cho biết, gốm Quảng Đức có sự tiếp nối dòng gốm Gò Sành (tỉnh Bình Định) nổi tiếng dưới vương triều Vijaya Chăm Pa. Bảo tồn theo cách xây dựng Quảng Ðức thành một địa chỉ du lịch, nằm trong quần thể du lịch của địa phương gồm những di tích và thắng cảnh đã được xếp hạng quốc gia rất gần nhau như: thành cổ An Thổ, đầm Ô Loan, gành Ðá Dĩa, chùa Ðá Trắng, mộ và đền thờ chí sĩ Lê Thành Phương, địa đạo gò Thì Thùng.

“Các nghệ nhân ở làng gốm cổ Quảng Đức ngày nay vẫn sản xuất một số mặt hàng lưu niệm để phục vụ cho hoạt động du lịch, tăng thêm thu nhập. Nghề cũ đã lụi tàn nhưng hào quang dĩ vãng thì vĩnh viễn không phai nhạt. Đúng như ý nghĩa của câu đối cổ, phúc ấm của hậu thế được bồi đắp bởi đức sáng tổ tiên đã tạo nên một dòng gốm độc đáo, xứng đáng là “báu vật” của miền đất Phú Yên. Chúng tôi mong muốn một ngày nào đó gốm cổ Quảng Đức sẽ được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, góp phần vào công tác bảo tồn vốn văn hóa trên vùng đất Phú Yên đã hơn 400 năm hình thành và phát triển”, ông Hưng cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Đãi, lọc bột dó. (Ảnh: tư liệu)

Về làng Yên Thái xem nghề làm giấy cổ xưa

(PLVN) - Làng Yên Thái từ thế kỷ 15 đã vang danh khắp chốn với nghề làm giấy dó truyền thống như một niềm tự hào của người dân Kẻ Bưởi. Trải qua nhiều công đoạn chế tác thủ công cầu kỳ, phức tạp, đôi tay tài hoa của người thợ Việt đã làm ra thành những tờ giấy nhẹ như bấc, mềm như lụa, óng như tơ, mảnh mai, tinh tế. Người xưa đã dùng giấy dó để in kinh sách, viết chữ, in tranh dân gian, các triều đại phong kiến Việt Nam dùng nó cho việc viết sắc phong. Đặc biệt, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in trên giấy dó vùng Bưởi.

Đọc thêm

Vinh danh 'Y thánh Việt Nam' giữa lòng Hà Nội

Phố Lãn Ông tập trung nhiều cửa hàng đông y, buôn bán thuốc nam với lịch sử hàng trăm năm. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO phê chuẩn trong danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024” với công lao đóng góp, cống hiến cho nền y học của dân tộc Việt Nam. Tại phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông, người dân và du khách sẽ được tìm hiểu nghề đông y truyền thống, các bài thuốc quý.

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) - Tối 12/5, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận Lễ hội làng Keo là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Quyết định của UBND thành phố công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và khai mạc Lễ hội truyền thống làng Keo năm 2024.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: “Chất keo” gia tăng sự gắn kết cộng đồng, nâng cao ý thức dân tộc

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Phương Thanh)
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn có tầm quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Công trình trăm tuổi ở TP HCM: Lưu giữ ký ức một thời

Công trình Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi ở TP Hồ Chí Minh là những di sản văn hóa đặc biệt, đồng thời là minh chứng cho sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của thành phố. Giờ đây, những công trình ấy vẫn có một sức thu hút mạnh mẽ đối với người dân thành phố và du khách phương xa.

Bảo tồn và phát huy diễn xướng then Bình Liêu

Trình diễn then cổ trong Ngày hội Then Tày Bình Liêu.
(PLVN) -Sáng 10/5, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phối hợp với Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”.

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024
(PLVN) - Sáng ngày 8/5/2024 (tức ngày 1/4 âm lịch), Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024 được khai mạc long trọng tại đền Đồng Xâm - Khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Lễ khai mạc thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân đến tham gia.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.