Gỡ vướng cho giám định tư pháp Kiên Giang

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phát biểu tại buổi làm việc
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phát biểu tại buổi làm việc
(PLO) - Hôm qua (17/11), Đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở cấp Trung ương về hoạt động giám định tư pháp do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền làm Trưởng đoàn đã kiểm tra việc triển khai công tác này tại tỉnh Kiên Giang.
Ông Lê Văn Thi, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kiên Giang đã làm việc với Đoàn công tác. 
Thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Quyết định 258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định 2161/QĐ-UBND thành lập Ban Chỉ đạo và các văn bản cần thiết cho việc triển khai hiệu quả công tác này, trong đó có việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và thành lập 02 tiểu ban tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo. 
Báo cáo của tỉnh Kiên Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức giám định tư pháp là: Trung tâm Pháp y tỉnh thuộc Sở Y tế và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh, ngoài ra còn có các giám định viên cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu thuộc các lĩnh vực như: Pháp y tâm thần, tài chính - kế toán, xây dựng, văn hóa... 
Để tăng cường đội ngũ giám định viên tư pháp, từ năm 2010 đến 31/7/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã bổ nhiệm 25 giám định viên tư pháp, trong đó lĩnh vực tài chính - kế toán: 12 người; xây dựng: 01 người; kỹ thuật hình sự: 09 người; pháp y: 03 người; cùng với 19 giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính – kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, nâng tổng số giám định viên toàn tỉnh lên thành 80 giám định viên.  Năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã đề nghị và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra Quyết định cấp thẻ giám định cho 42 giám định viên tư pháp trong tỉnh. 
Chia sẻ về công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND cho biết: Công tác giám định tư pháp của Kiên Giang trước đây rất khó khăn, chủ yếu là giám định pháp y về ma túy. “Lúc đó, tôi là Giám đốc Công an tỉnh, có những vụ án nóng nửa đêm đích thân tôi gọi bác sỹ chuyên ngành (cả giám đốc bệnh viện) đi giám định tử thi nhưng người ta ngại không đến vì họ quan niệm mổ tử thi xong thì không bệnh nhân nào dám để mình mổ!” - ông Lê Văn Thi tâm sự. 
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cũng nhấn mạnh, những thành tựu của công tác giám định tư pháp địa phương hôm nay được vun đắp từ những kinh nghiệm khó khăn ngày trước. “Chúng tôi phải tuyển chọn những bác sỹ, giám định viên chuyên trách và gửi đi đào tạo tại Hà Nội, TP.HCM nên phần lớn những khó khăn đã được khắc phục” - ông Thi cho biết. 
Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang nhận định công tác giám định tư pháp hiện nay đòi hỏi phải áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều ngành nghề nên địa phương chưa đáp ứng nổi, cụ thể như giám định ngân hàng, công nghệ thông tin, độc chất, ma túy, xây dựng... 
Về tuyên truyền xã hội hóa công tác giám định tư pháp tỉnh cũng còn hạn chế vì địa phương chưa đáp ứng được cơ sở vật chất chuyên môn, nhất là con người. Về tài chính, tỉnh đã khoán, nhưng vì không đủ nên Công an phải điều chỉnh phân bổ ra tất cả các ngành cần giám định. Chính sự thiếu hụt kinh phí này (năm 2013 thiếu gần 1 tỷ đồng - PV) đã  hạn chế hiệu quả công tác giám định tư pháp trong từng vụ việc cụ thể.
Ghi nhận và sẽ kiến nghị tháo gỡ khó khăn
Phát biểu kết luận buổi kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền đánh giá: Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã dành nhiều sự quan tâm đối với công tác giám định tư pháp, đúng với qui định của Luật Giám định Tư pháp đối với trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh. 
Thứ trưởng cũng nhận định  vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đối với công tác này đã đổi mới nên công tác giám định tư pháp hỗ trợ tích cực cho công tác cải cách tư pháp. Điều đó chứng minh qua phát biểu của đại diện các ngành Tòa án và Viện kiểm sát về việc đã yên tâm với kết quả công tác giám định tư pháp trong công tác truy tố và xét xử...
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền cũng nhận xét, những hạn chế của Kiên Giang trong công tác này là những hạn chế mang tính chất chung của công tác cải cách tư pháp mà cả nước đang gặp phải. Những hạn chế đó do qui định chung của Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị (hạn chế xã hội hóa một số ngành của hoạt động giám định tư pháp). Bên cạnh đó, Luật Giám định Tư pháp đã được ban hành và có hiệu lực nhưng một số văn bản hướng dẫn thi hành luật của một số Bộ, ngành chưa được ban hành khiến địa phương lúng túng trong công tác triển khai. 
Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền ghi nhận những kiến nghị, khó khăn và thành công của Kiên Giang trong công tác giám định tư pháp để làm cơ sở báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương nhằm kiến nghị điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết 49 phù hợp với công tác cải cách tư pháp hiện nay trên phạm vi tòan quốc. 

Đọc thêm

Đại úy Đoàn Nguyên Khang: “Sức trẻ - chí trẻ” ở đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây

Đại úy Đoàn Nguyên Khang, Trạm trưởng Trạm Biên phòng Mỹ Quý Tây
(PLVN) -  Đại uý Đoàn Nguyên Khang chưa tròn 30 tuổi, là 1 trong 9 gương mặt tiêu biểu của tỉnh Long An, đại diện cho khát vọng tuổi trẻ, lan tỏa thông điệp về một thế hệ sống có trách nhiệm, đổi mới tư duy sáng tạo, kiên trì theo đuổi ước mơ, vượt qua giới hạn bản thân, tự tin hội nhập vươn ra biển lớn

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Sức sống mới trên đảo Trường Sa

Cán bộ, chiến sỹ đảo Trường Sa giao lưu trong một tiết mục giao lưu văn nghệ
(PLVN) -Những ngày tháng Tư, Trường Sa đang là mùa khô, khí hậu khắc nghiệt, nắng cháy da người nhưng kỳ lạ trên đảo vẫn mướt một màu xanh, từ cảnh quan, cây trồng, đến vườn ươm, vườn rau trong khuôn viên của cán bộ, chiến sỹ. Sức sống mãnh liệt trên đảo giống như con người nơi đây, càng khó khăn, càng can trường, quả cảm, vì nhiệm vụ thiêng liêng canh giữ biển trời Tổ quốc.

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
(PLVN) -Sáng 28/4, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để kiện toàn nhân sự lãnh đạo và thông qua nhiều nội dung quan trọng về tổ chức hành chính cấp tỉnh. Kỳ họp có sự tham dự của đoàn công tác Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc dẫn đầu.

Bảo đảm chặt chẽ khi sửa đổi quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sẽ bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ nhằm góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thời gian qua, đồng thời, giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.

Luật sư Lê Hải Lâm: Một đời gắn bó với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Luật sư Lê Hải Lâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Sau khi nghỉ hưu , với lòng say mê, nhiệt huyết, Luật sư Lê Hải Lâm (SN 1956 ) tiếp tục tận tuỵ với nghề , tư vấn pháp luật , trợ giúp pháp lý. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng chục ng hìn người, trong đó có các chức sắc tôn giáo của nhiều tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ... Hiện ông hành nghề tại Đoàn Luật sư tỉnh, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh và Báo cáo viên pháp luật tỉnh Bạc Liêu .

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam trao đổi với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.
(PLVN) -Những ngày này có mặt trên đảo Trường Sa, mỗi thành viên trong đoàn công tác số 10 đều cảm nhận khí thế phấn khởi, tươi vui, hào sảng của quân và dân trên đảo trong thời khắc đặc biệt - kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và chào mừng nhiều sự kiện lịch sử của đất nước. Nhân dịp này, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.