“Ma men” điều khiển phương tiện tham gia giao thông: Vì sao chưa thể xử lý hình sự?

Hiện trường vụ tai nạn giao thông do người lái ôtô uống rượu bia gây ra
Hiện trường vụ tai nạn giao thông do người lái ôtô uống rượu bia gây ra
(PLVN) - Hiện nay, ở nước ta, hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia khi chưa bị coi là tội phạm. Mặc dù rất nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng như người dân đều ủng hộ việc hình sự hoá hành vi này, tuy nhiên, việc có một quy định riêng rẽ về tội danh của hành vi này lại đang gặp nhiều vướng mắc.

Các văn bản chưa đồng bộ 

Tác hại của rượu, bia trong việc bảo đảm an toàn giao thông đã được thực tế chỉ rõ qua hàng loạt các sự việc có hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện nay không ít người vẫn coi nhẹ, thờ ơ hoặc không hề quan tâm tới tác hại của rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Họ vẫn vô tư uống và sẵn sàng “leo” lên xe và lái đi, bất chấp mối nguy hiểm mà họ có thể mang lại. Phải chăng, chế tài xử lý hiện nay của nước ta còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe, nên họ vẫn vô tư vi phạm?

Một số vụ tai nạn giao thông thảm khốc do tài xế uống rượu bia

Hà Nội: Tai nạn ở hầm Kim Liên, xe Mercedes tông tử vong 2 phụ nữ; Tài xế “xe điên” đâm chết nữ công nhân môi trường  rồi bỏ chạy. 

Yên Bái: Vụ tai nạn kinh hoàng 12 người thương vong trên cao tốc, tài xế xe 7 chỗ sử dụng rượu, bia.

Long An: Xe container cuốn hàng chục xe máy vào gầm, 4 người chết.

TP.HCM: Nữ tài xế say xỉn lái Lexus tông liên hoàn khiến nhiều người trọng thương; Nữ doanh nhân lái BWM tông 6 người thương vong ở ngã tư Hàng Xanh;

Bình Định: Ôtô lao vào đoàn hộ tang làm 3 người chết…. 

Hiện theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự đã có quy định xử lý hình sự đối với người uống rượu bia tham gia giao thông. Tuy nhiên, theo quy định này, thì hành vi sử dụng rượu bia chỉ được coi là tình tiết tăng nặng mà không phải là một tội danh riêng. Không những vậy, chỉ người nào sử dụng rượu bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định và có gây ra hậu quả thì mới bị truy cứu. 

Theo một số chuyên gia thì việc chỉ căn cứ vào hậu quả của hành vi sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mới có thể xử lý hình sự đã không đảm bảo tính kịp thời, không phù hợp với thực tế hiện nay và không đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa. 

Tuy Khoản 4, Điều 260 BLHS cũng có quy định về hành vi có khả năng thực tế gây hậu quả cũng có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc áp dụng điều này trong thực tiễn còn nhiều bất cập. Thậm chí, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn đang lúng túng khi tiến hành xem xét xử lý theo nội dung của khoản này.

Bên cạnh đó, hầu như các văn bản quy phạm hiện nay đều định hướng xử lý hành vi sử dụng rượu bia theo hướng xử lý vi phạm hành chính.  Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 46 của Chính phủ, người điều khiển phương tiện vẫn được phép tham gia giao thông nếu trong máu có nồng độ cồn dưới 50miligam/100 mililit máu hoặc dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở. Khi người điều khiển có nồng độ cồn vượt quy định, thì cũng chỉ bị phạt tiền và các hình phạt bổ sung khác như: tạm giữ phương tiện, tước bằng lái có thời hạn.

Một số ý kiến cho rằng, cần nâng mức xử phạt hành chính với hành vi sử dụng rượu, bia của Nghị định 46 như: tăng mức phạt tiền, tăng thời gian tạm giữ phương tiện, tước bằng lái. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp xử lý hành chính, chưa phải là biện pháp răn đe mạnh tay nhằm chấm dứt hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu, bia.

Mới đây, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (có hiệu lực từ 1/1/2020) trong đó có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đây có thể coi là một “điểm sáng” cho các nhà làm luật sử dụng đó như một nguồn luật để điều chỉnh theo hướng “tội phạm hóa”  hành vi sử dụng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện giao thông.

Tuy nhiên,  các văn bản, quy định hiện hành vẫn chưa có sự đồng bộ cho việc xử lý hành vi điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia theo hướng hình sự. 

Khai thông việc xử lý hình sự

Mặc dù thời gian qua việc xử phạt vi phạm hành chính đối với tài xế có nồng độ cồn vượt quá quy định khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông được triển khai nghiêm túc. Nhưng xem ra ý thức của nhiều tài xế không có sự chuyển biến. Những vụ tai nạn giao thông gây thương vong do tài xế sử dụng rượu, bia gây ra hiện chiếm tỷ lệ rất cao trong các vụ tai nạn giao thông.

Tài xế sau khi uống rượu, bia sẽ có nhiều biểu hiện như buồn ngủ, mắt mờ, tinh thần dễ bị kích động, không làm chủ hành vi… Do vậy, dù sử dụng rượu, bia nhiều hay ít thì cũng ảnh hưởng đến hành vi của tài xế khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Vì vậy, để góp phần nâng cao ý thức lái xe, ngoài việc xử lý “ma men” lái xe một cách nghiêm khắc thì cần phải sử dụng đồng bộ các giải pháp khác. Đặc biệt, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến xử phạt về hành vi này theo hướng tăng nặng (có thể phạt tù) nếu tài xế có nồng độ cồn vượt mức cho phép, kể cả trong trường hợp có gây ra hậu quả hay không.

Việc áp dụng những biện pháp “mạnh tay” xử lý vi phạm nồng độ cồn sẽ là yếu tố quan trọng trong việc tạo môi trường giao thông an toàn, nâng cao kỷ cương của pháp luật. 

Những quy định hiện hành đang khiến cho lực lượng chức năng khó xử lý vi phạm nồng độ cồn của lái xe theo hướng hình sự. Bởi vậy, nhiều nhà nghiên cứu luật cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể Khoản 4, Điều 260 BLHS nhằm khai thông việc xử lý hình sự với những vi phạm nồng độ cồn đặc biệt nghiêm trọng, với mục tiêu hạn chế hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu, bia.

Theo Luật sư Hoàng Văn Hướng, để xử lý hình sự đối với hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia thì cần phải “nối” 3 văn bản luật với nhau,  đó là BLHS, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 46. Cụ thể.

Quốc hội có thể thông qua một nghị quyết hướng dẫn thi hành Khoản 4 Điều 260 BLHS. Hoặc Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có thể tổng kết thông qua thực tế xét xử để xây dựng nghị quyết hướng dẫn thi hành Khoản 4 Điều 260 BLHS. Một biện pháp nữa là một Bộ hoặc một số Bộ liên quan ban hành Thông tư hoặc Thông tư liên tịch để có thể tạo ra chế tài xử lý hình sự hành vi lái xe khi có nồng độ cồn nhất định”.

Theo đánh giá của Luật sư Hướng thì khi có hình phạt “bỏ tù” người sử dụng rượu bia tham gia giao thông mới có thể ngăn ngừa và giảm thiểu có hiệu quả các vụ tai nạn giao thông do tài xế sử dụng rượu, bia gây ra. 

Hành vi sử dụng rượu bia, chất kích thích khi điều khiển phương tiện giao thông phải là lỗi cố ý

Theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), hiện nay thì hành vi người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia, chất kích thích khác có lỗi gây hậu quả nghiêm trọng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 BLHS.

Đây là thuộc nhóm tội phạm xảy ra với lỗi vô ý nên chế tài xử lý hình sự chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa tội phạm này đang có xu hướng gia tăng gây lo lắng và bức xúc cho người dân khi tham gia giao thông.

Theo quan điểm của Luật sư Thơm, Việt Nam cần phải tăng chế tài đủ sức răn đe, phòng ngừa ngay từ ban đầu chứ không để hậu quả xảy ra rồi mới xử lý.

Trước tiên, cần sửa đổi luật hình sự, xếp nhóm hành vi sử dụng rượu bia, chất kích thích khác khi điều khiển phương tiện giao thông nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ thuộc nhóm hành vi lỗi cố ý gián tiếp theo Khoản 2 Điều 10 BLHS “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”. 

Pháp luật buộc công dân phải nhận thức được việc đưa vào cơ thể mình các chất kích thích như rượu bia, ma túy sẽ dẫn tới mất kiểm soát khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mà gây ra hậu quả thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với lỗi cố ý. Như vậy, nếu hậu quả xảy ra đến đâu thì người điều khiển phương tiện sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng về hậu quả đến đó. 

Qua gần 3 năm thực hiện, nhiều quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt) cho thấy đã không còn phù hợp với thực tiễn, nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi.

 Do đó, theo quan điểm của Luật sư Thơm thì cần tăng mức phạt đối với cá nhân khi vi phạm Luật Giao thông đường bộ lên gấp 2 lần và tăng mức phạt với người sử dụng rượu bia, chất kích thích khi tham gia giao thông trên mọi tuyến đường, dù là đường cao tốc.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.