"Ế" cổ phiếu, GMC và SHS "dẫn nhau" ra tòa

Chứng khoán SHS bị cho là “chạy làng” 42 tỷ đồng của đối tác
Chứng khoán SHS bị cho là “chạy làng” 42 tỷ đồng của đối tác
(PLO) - Có thể nói đây là lần đầu tiên Tòa án phải đứng ra phân xử một vụ kiện vì “ế” cổ phiếu (CP). Không riêng người trong cuộc, nhiều thành viên trên thị trường chứng khoán đang “nín thở” chờ đợi phán quyết cuối cùng, vì với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, dự báo còn nhiều đối tác “dắt” nhau ra công đường…
Ngày 15/6/2010, Công ty Cổ phần (CTCP) Ô tô Giải Phóng (viết tắt GMC, bên được bảo lãnh) và tổ chức bảo lãnh phát hành - CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (viết tắt là SHS, bên bảo lãnh) ký hợp đồng dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành CP. 
Theo Điều 2 của Hợp đồng này, SHS nhận đứng ra bảo lãnh cho các đợt phát hành thêm chứng khoán huy động vốn năm 2010 của doanh nghiệp nếu có yêu cầu. Việc bảo lãnh phát hành chỉ được triển khai khi đạt được sự thỏa thuận nhất trí của cả hai bên về quy mô, phương thức, số lượng cam kết bảo lãnh và mức giá bảo lãnh. Phương thức bảo lãnh: mua toàn bộ số CP phát hành còn lại chưa được phân phối hết sau khi đã được thực hiện đầy đủ các bước chào bán cần thiết theo phương án phát hành.
Cam kết mua
Ngày 4/10/2010, hai bên ký cam kết bảo lãnh phát hành CP của GMC. Theo Điều 2 của cam kết này: “Bên bảo lãnh nhận bảo lãnh phát hành CP theo phương thức: bên bảo lãnh cam kết mua toàn bộ số cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu còn lại không được phân phối hết sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước chào bán theo phương án phát hành và kết thúc thời hạn chào bán theo quy định của pháp luật với mức giá 12.000 đồng/cổ phần (mười hai nghìn đồng mỗi cổ phần)”. 
Dựa trên kết quả tư vấn của SHS, theo Hợp đồng dịch vụ tư vấn số 273/HĐTV ngày 15/6/2010, đến ngày 29/10/2010, GMC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán CP ra công chứng số 720/UBCK-GCN, ghi rõ: “CTCP Ô tô Giải Phóng được đăng ký chào bán ra công chúng 9.013.945 CP; trong đó 7.211.047 CP cho cổ đông hiện hữu; 1.802.898 CP cho đối tác chiến lược. Thời hạn phân phối 90 ngày (kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận)”.
Trên cơ sở Giấy chứng nhận chào bán cổ phần này, thực hiện cam kết bảo lãnh phát hành CP giữa GMC và SHS, ngày 4/10/2010 SHS đã tiến hành chào bán cổ phần của GMC, với đầy đủ các bước chào bán theo phương thức phát hành.
Tuy nhiên, đến hết ngày 29/2/2011 -  thời hạn phải hoàn thành việc phân phối CP theo Giấy chứng nhận số 720/UBCK-GCN và thêm thời gian gia hạn 30 ngày (theo Quyết định số 1112/QĐ-UBCK ngày 27/12/2010), số CP đã bán cho cổ đông hiện hữu chỉ được 163.362 CP; số CP chào bán hiện hữu còn lại không được phân phối hết - tức là “bị ế” 7.047.685 CP.
“Chạy làng”? 
Trước tình hình này, GMC đã nhiều lần trực tiếp và bằng văn bản yêu cầu SHS thực hiện cam kết bảo lãnh ngày 4/10/2010, tuy nhiên đến thời điểm này, SHS vẫn không thực hiện.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, GMS đã khởi kiện SHS ra tòa yêu cầu: “SHS có trách nhiệm phải mua toàn bộ số cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu còn lại không phân phối hết, với mức giá 12.000 đồng/1 CP. Tuy nhiên, với thiện chí chia sẻ khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng  thị trường, vì quan hệ hợp tác thân thiện lâu dài giữa hai bên, GMC yêu cầu SHS thực hiện 50% trách nhiệm của mình, phải mua 3.523.842 CP x 12.000 đồng/1 CP = 42.861.100.000 (bốn mươi hai tỷ tám trăm sáu mươi mốt triệu một trăm đồng)”.
Tại Bản án số 15/2013 ngày 30/12/2013, TAND quận Hoàn Kiếm (TP.Hà Nội) phán quyết: “Về hình thức và nội dung hợp đồng và cam kết bảo lãnh phát hành CP được ký giữa GMC và SHS là đúng quy định pháp luật chứng khoán, hai bên chỉ tranh chấp việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 
Qua phân tích thì thấy cả hai bên đều có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng do GMC đã không chủ động nắm bắt số lượng CP không bán hết để báo cho SHS thực hiện nghĩa vụ khi thời hạn phát hành vẫn còn nên GMC phải chịu 70% lỗi, SHS phải chịu 30% lỗi với số lượng CP không bán được là 7.047.685 CP. 
Theo đó, SHS phải mua 2.114.305 CP của GMC với giá 12.000 đồng/1 cổ phần = 25.371.666.000 đồng. Đây là giá trị số lượng cổ phần của GMC mà SHS phải thực hiện nghĩa vụ cam kết bảo lãnh”.
Không đồng tình với phán quyết của TAND quận Hoàn Kiếm, GMC đã khiếu nại Bản án số 15/2013/KDTM-ST ngày 30/12/2013 lên TAND TP.Hà Nội, tiếp tục giữ nguyên yêu cầu ban đầu với SHS với khoản “chống ế” 42 tỷ đồng.
Không riêng người trong cuộc, cả thị trường đang hồi hộp chờ đợi phán quyết của TAND TP.Hà Nội, mà nói như cách hài hước của một giám đốc công ty: “Chúng tôi tìm thấy mình trong đó”./.

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.