Dịch vụ đưa người say rượu về nhà: Phi thực tế !

Dịch vụ đưa người say rượu về nhà: Phi thực tế !
(PLO) - Bình luận về ý tưởng thành lập lực lượng đưa người say rượu về nhà của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Đông Nam Á cho rằng việc làm này là phi thực tế và không phù hợp pháp luật.
Không ai tự nhận mình là say rượu
Không phủ nhận tính tích cực của ý tưởng trên, nhưng Luật sư Thuật lo ngại về tính khả thi- cả về mặt xã hội và pháp luật - nếu được áp dụng vào thực tế. “Nhìn vào thực tế sẽ thấy rõ, đã đi uống rượu thì không ai đi một mình, người ta thường đi với bạn bè hoặc người thân. Bởi vậy, chẳng may họ có say thì bạn bè hoặc người thân của họ sẽ là người giúp chứ không ai khác. Và dù có say đi chăng nữa thì không bao giờ người uống lại tự nhận là mình say, cũng không muốn bị mọi người coi là say rượu- đó là tâm lý chung của bất kỳ người uống rượu nào”- Luật sư Thuật dẫn chứng.
Theo phân tích của vị luật sư này, người uống rượu, bia sẽ rất khó chịu khi bị ai đó buộc phải về nhà. Đó là chưa tính đến chuyện người say rất dễ mất khả năng kiểm soát hành vi (như chống đối, xung đột với đội ngũ nhân viên nhà hàng, gây mất trật tự nơi công cộng…) khi bị ép làm công việc trái ý muốn của mình.
“Không rõ cơ quan đề ra ý tưởng này đã nghĩ tới phương tiện gì để chở người say về nhà? Nếu chở trên xe máy thì bắt buộc phải có người ôm phía sau, mà xe máy lại không được chở 3 người. Nếu các điểm kinh doanh rượu bia dùng ô tô  của mình để vận chuyển thì không biết phải sắm mấy chục cái ô tô cho đủ? Trong khi đó, nếu say thì khách hàng có thể đi taxi, vậy thì hà cớ gì nhà nước lại phải thành lập cả một lực lượng để làm thay nhiệm vụ của các hãng taxi?
Hiện nay, rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp đề ra quy định cấm uống rượu, bia trong giờ hành chính hoặc buổi trưa. Chẳng may “anh” bị say rượu đến mức phải để người khác đưa về nhà hoặc cơ quan thì buộc “anh” phải công khai danh tính, địa chỉ nhà riêng hoặc cơ quan để lực lượng làm nhiệm vụ đưa về. Do vậy không chỉ các cán bộ, công chức nhà nước mà ngay cả những người dân bình thường cũng không muốn tiết lộ thông tin liên quan đến nhân thân của mình cho người khác nắm được.”- giám đốc Công ty Luật Đông Nam Á bày tỏ.
Là biện pháp gì?
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Thuật cho rằng không có cơ sở để ép khách hàng phải sử dụng dịch vụ này (buộc gửi lại phương tiện và đồng ý để lực lượng làm nhiệm vụ chở về). “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính là chỉ xử phạt khi người nào có hành vi vi phạm pháp luật và có lỗi. Ở đây người ta mới uống rượu (và có thể là say), nhưng họ chưa lái xe thì làm sao bảo rằng họ đã vi phạm  pháp luật về giao thông đường bộ để “cưỡng chế, ngăn cản” họ làm bất cứ việc gì.
Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật: "Khi khách hàng đã say thì việc kiểm tra, trông giữ tài sản của họ không hề đơn giản. Ảnh: Vân Anh
Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật: "Khi khách hàng đã say thì việc kiểm tra, trông giữ tài sản của họ không hề đơn giản. Ảnh: Vân Anh
Bên cạnh đó, khi khách hàng đã say thì việc kiểm tra, trông giữ tài sản của họ không hề đơn giản. Thông thường, lực lượng chức năng phải lập biên bản để kiểm đếm trong xe (ô tô hoặc xe máy) của họ họ có bao nhiêu tiền, tài sản và giấy tờ có giá trị khác? Nhưng khi khách đã say rượu thì không đủ tỉnh táo để ký vào biên bản kiểm đếm. Còn nếu họ đang còn tỉnh táo lại bị cưỡng ép phải gửi tài sản?
Biện pháp này nếu được áp dụng thì  không biết sẽ gọi là gì theo quy định của pháp luật? Nó không phải là biện pháp xử lý hành chính hay biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính? Trong Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật Giao thông đường bộ không hề có biện pháp trên. Theo tôi, để có cơ sở áp dụng và buộc người dân thực hiện thì điều đầu tiên phải xác định được đây là biện pháp gì? khi không thể gọi tên nó thì làm sao ép người ta thực hiện được”.
Phân vân trong việc đánh giá cũng như phân biệt mức độ say của người uống rượu, luật sư Thuật phân tích, để xác định một người say (đến mức không thể lái xe) thì không phải ai cũng làm được. Việc này không thể nhìn bằng cảm quan thông thường mà phải thông qua máy móc.
Chính vì không dễ nhận biết mức độ say của người uống rượu, bia nên theo quy định của pháp luật, nếu trong người có nồng độ cồn mà điều khiển xe là bị xử phạt, không cần biết nồng độ cồn đó là bao nhiêu.
Cụ thể, điểm b, khoản 5, Điều 5 Nghị định 171/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã nêu rõ: phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại điểm b khoản 7, điểm a khoản 8 điều này.
Như vậy, người uống một chút rượu cũng bị xử phạt nếu điều khiển xe, vậy tại sao chỉ đưa người say về mà không đưa người không say (bởi người không say điều khiển xe cũng bị bị xử phạt)?.
"Nếu ý tưởng này là nhằm giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, hạn chế tai nạn giao thông và một khi đã là dịch vụ có sự hỗ trợ của Nhà nước thì theo tôi bất cứ ai uống rượu cũng phải được đưa về (tránh trường hợp họ bị phạt khi điều khiển xe), chứ không chỉ là người say”- Luật sư Thuật đề xuất.
PLVN tiếp tục cập nhật thông tin.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.