Phụ huynh hãy ngưng... “làm quá”!

Nguyễn Võ Thanh Việt - sinh viên lớp Chất lượng cao khoá 65 khoa Vật lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và bạn trong lễ tốt nghiệp
Nguyễn Võ Thanh Việt - sinh viên lớp Chất lượng cao khoá 65 khoa Vật lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và bạn trong lễ tốt nghiệp
(PLVN) - Chuyện trường lớp, học hành luôn là đề tài nóng bất tận từ khi trẻ vào mẫu giáo, tới lớp 1 và các lớp đầu cấp. Chọn trường nào cho con: trường vip, trường chuyên hay quốc tế? Và chọn ngành nào cho con? Học trong nước hay du học?... Một đứa trẻ cứ lớn lên như thế, “sẵn nong sẵn né” và chưa bao giờ phải đặt ra những câu hỏi, để đi tìm cho mình những câu trả lời…

Thuở chúng ta trước đây vào lớp 1 thì cứ gần nhà là được. Đứa trẻ nào đến lớp cũng trắng phau như tờ giấy. Còn bây giờ, con vào lớp 1 thì trường học có khi xa đến cả chục cây số, con đi xe bus hay bố mẹ lặn lội len lỏi đường tắc đến trường với con. Con vào lớp 1, cha mẹ chạy sấp mặt tìm trường rồi chọn lớp. Những bảng giá trôi nổi, truyền tai toàn 30 triệu- 50 triệu, thậm chí cả trăm triệu một suất vào trường điểm, trường chuẩn quốc gia.

Lựa chọn trường nào cho con nhiều khi vượt qua cả việc phù hợp với con, tốt cho con mà còn là đẳng cấp của cha mẹ. Nên cuộc chạy đua chưa bao giờ hạ nhiệt. Con vào lớp 1 không chỉ là bắt đầu cuộc đời học sinh mà còn có khi là bắt đầu cuộc đời của “chiếc huân chương tự hào” trên ngực cha mẹ. 

Và tiếp đó là những lớp chọn trường chuyên. Chị Thu Hà, chuyên gia tư vấn chia sẻ về tâm sự của một bạn nhỏ: “Sai lầm lớn nhất của con là đã đậu trường chuyên. Các bạn ấy học quá giỏi, học ở đây ngày nào con cũng thấy mình kém cỏi, chậm chạp, thua cuộc. Con không chơi được với ai, trường toàn “người khổng lồ”.

Lúc nào cũng thấy kiệt sức, muốn gục ngã! Mẹ thấy con lo lắng, học thua bạn bè, mẹ lại đăng ký cho con đi học thêm ở trung tâm. Mà chắc là có cố gắng cả đời cũng chả đuổi kịp được, trí tuệ của các bạn đã ở sẵn trong não các bạn ấy rồi và con sẽ vĩnh viễn thua cuộc”. 

Thế nên theo chị Thu Hà, phụ huynh đừng lo chọn trường, chạy trường mà quên rớt mất nền tảng văn hóa giáo dục từ mỗi gia đình. Bởi chính gia đình chứ không phải nơi nào khác, là nơi hình thành nhân cách mỗi con người.

Vừa qua, bài phát biểu của giáo sinh Nguyễn Võ Thanh Việt - sinh viên lớp Chất lượng cao khoá 65 khoa Vật lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong lễ tốt nghiệp đã chạm tới trái tim của  nhiều người. Chàng trai đặt ra những câu hỏi: “Tại sao lại chọn sư phạm? Tại sao lại là nghề giáo? Trải qua năm đầu đại học, mình thấy rằng không phải cứ đứng trên bục giảng thì sẽ được gọi là thầy, là cô. Khi học sâu hơn một chút, mình bắt đầu tự hỏi: Chúng ta sẽ dạy gì cho học sinh của mình? Câu trả lời ban đầu thật rõ ràng, là giáo viên vật lí thì dạy vật lí, nhưng tận bây giờ, mình mới có câu trả lời tạm thỏa mãn cho câu hỏi đó.

Những cuộc tranh cãi, những hiểu lầm, những sự vội vàng dẫn đến thất bại trong cuộc sống cũng một phần do ta chưa đọc một cách đúng đắn. Mình sẽ dạy cho học sinh phải đọc một cách thận trọng. Và mình muốn dạy cho học sinh hãy luôn lắng nghe người khác một cách chân thành, để ta cảm thông cho những khó khăn, những lầm lỗi họ đã gặp phải; để ta biết chung vui cho những thành công mà họ đạt được; để những thông điệp trong cuộc sống được truyền đi một cách vẹn nguyên, không méo mó.

Mình dạy cho học sinh là biết đấu tranh. Cái đúng và sai luôn đan xen nhau. Đôi khi những điều tốt đẹp lại đi ngược với số đông, le lói và dễ bị dập tắt. Đó là lúc con người cần đấu tranh để giữ nó sáng mãi.

Cuối cùng, mình mong dạy được cho học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau. Bất kì ai cũng sẽ gặp khó khăn khi làm việc một mình, đó là lí do chúng ta cần sống trong một xã hội. Nhưng khi tồn tại mối quan hệ giữa người với người sẽ là lúc có sự ganh ghét, đố kị. Mình muốn học sinh xem việc giúp đỡ người khác là nhiệm vụ của chính bản thân mình.

Vì không một ai có thể giỏi mọi thứ và vì tất cả chúng ta sống cùng nhau. Mình còn muốn dạy học sinh thật nhiều, dạy các em từ những điều nhỏ nhặt như xếp hàng, bỏ rác vào thùng, chấp hành luật lệ giao thông; dạy các em phải kiên nhẫn, biết yêu thương, biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu lẫn nhau và nhiều nhiều những điều khác nữa”...

Tôi sợ những ba mẹ luôn ép con phải làm những thứ mà bản thân họ không làm được.Tôi sợ những ba mẹ luôn mong con thực hiện ước mơ mà họ không thể làm được trước đây. Tôi sợ những ba mẹ luôn thích nghĩ hộ, làm hộ cho con cái. Con người sinh ra, hạnh phúc nhất là được làm điều mình muốn. Vậy, khi bắt con làm theo ý mình, ba mẹ có phải là người luôn mong con được hạnh phúc nhất?

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?