Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên: “Chiếc cầu kiều” đang rạn nhịp?

Một phụ huynh ở Hải Phòng chụp ảnh con đứng ở cổng trường để phản ánh việc nhà trường không cho con vào lớp sớm
Một phụ huynh ở Hải Phòng chụp ảnh con đứng ở cổng trường để phản ánh việc nhà trường không cho con vào lớp sớm
(PLVN) - Rất nhiều sự việc đáng buồn diễn ra trong môi trường học đường thời gian này cho thấy dường như mối quan hệ giữa phụ huynh học sinh và giáo viên ngày nay không còn như xưa, “chiếc cầu kiều” thiêng liêng dường như đang có dấu hiệu rạn nhịp, đứt gãy.

Khi phụ huynh thích “hơn thua”

Hai vụ việc trong ngành Giáo dục làm xôn xao dư luận gần đây nhất phải kể đến nghi án phụ huynh dàn dựng chuyện con mình bị bắt phơi nắng cổng trường tung lên mạng xã hội và việc phụ huynh xông vào lớp học đánh cô giáo bị chấn thương nhập viện.

Trong vụ việc đình đám ở Hải Phòng, dư luận sôi sục trước sự việc cháu bé bị cô giáo và sao đỏ đuổi ra ngoài cổng trường đứng giữa trời nắng như bức ảnh và câu chuyện của người mẹ kể. Để rồi, không lâu sau, một “sự thật” khác được hé lộ khi hình ảnh camera nhà dân gần đó cho thấy việc người mẹ chở con đến trường, để con đứng ngoài nắng rồi chụp ảnh và chở con về. Sau đó, người mẹ cũng lên tiếng xin lỗi và cho biết việc mình làm để phản ánh việc nhà trường không cho con vào lớp sớm. 

Lo lắng nữa là sự việc hành hung giáo viên xảy ra tại một trường tiểu học ở Long An, phụ huynh nghe con mình kể bị cô giáo đánh, đã xông thẳng vào lớp học dùng mũ bảo hiểm đánh cô giáo đến nhập viện.

Từ nhiều năm nay, những câu chuyện phụ huynh hành hung, đánh đập giáo viên xảy ra không ít. Thời điểm đầu năm nay, tại quận 10, TP HCM cũng xảy ra sự việc hai học sinh một trường tiểu học có mâu thuẫn, phụ huynh tìm lên trường “tính sổ” nhau, để rồi hành hung luôn... thầy hiệu phó.

Không chỉ hở chút là “động chân, động tay” với những người từng dạy dỗ con mình, nhiều phụ huynh còn đem giá trị tiền để đo, đếm mối quan hệ giữa phụ huynh - giáo viên. Như sự việc phụ huynh kéo lên trường quốc tế tại TP HCM la ó, phản đối muốn trường này giảm học phí hơn nữa trong mùa dịch.

Không biết yêu cầu ấy có được đáp ứng hay không, hai bên có thể thỏa thuận được với nhau hay không, nhưng sau sự việc ầm ĩ ấy, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh không dễ có thể kết nối được mối quan hệ như trước và cũng khó mà các em có thể nhìn thầy cô mình bằng con mắt kính trọng như xưa, một khi sự hục hặc tiền bạc đã thô bạo chen vào môi trường giáo dục. 

Nhiều thầy, cô giáo cũng chia sẻ với nhau một bài học ứng xử với phụ huynh: Đừng quá “thân” với phụ huynh học sinh. Bởi, tại các trường học ở đô thị, có không ít trường hợp phụ huynh thường tặng quà cáp, biếu xén cho thầy, cô giáo với danh nghĩa “quý mến, cảm ơn”. Thế nhưng, đến lúc con học hành kém, có việc muốn xin thầy, cô chiếu cố, chính những món quà ấy là áp lực mà phụ huynh lấy để gây khó dễ cho thầy, cô giáo. 

Những tấm gương xấu

Có thể thấy, giờ đây, không ít phụ huynh không còn xem các thầy, cô giáo là những “người đưa đò” để đưa con họ đến với bến bờ tri thức. Với họ, đó là mối quan hệ sòng phẳng của những người “nhận tiền” để dạy học kiêm bảo mẫu và những người “trả tiền”. 

Một khi phụ huynh đã có suy nghĩ ấy, không tránh khỏi khi con cái của họ ngỗ ngược với thầy cô. Nhiều trường hợp, học sinh “bật” thầy cô giáo ngay trên lớp, hoặc ngang ngược cá biệt, thậm chí chặn đánh cả thầy, cô giáo cho thấy sự xuống cấp của đạo đức xã hội, nhưng xét ở gốc rễ, nó đến từ sự giáo dục của gia đình. Một khi cha mẹ không trọng thầy cô thì mong gì con họ kính yêu thầy, cô giáo của mình. 

Cô Nguyễn Thị O. Y., giáo viên dạy văn cấp 2 tại quận 8, TP HCM chia sẻ, có lần, cô bắt gặp học sinh đang lấy máy điện thoại quay phim trong giờ học. Vì quy định nhà trường không cho học sinh sử dụng điện thoại nên cô phạt học sinh phải quỳ.

Chỉ như thế nhưng phụ huynh kéo đến trường, suýt đánh cô. Phụ huynh em học sinh nọ còn ngang nhiên nói: “Chính tôi bảo nó giờ học phải lấy điện thoại ra quay đó. Nghe nói cô có chửi con tôi trong giờ học nên nó phải quay, có gì còn tung lên mạng chứ để cô muốn chửi gì cũng được hay sao”. 

Thực tế, đã không ít sự việc hình ảnh thầy, cô giáo bị học sinh và phụ huynh tung lên mạng nhằm “hạ bệ”. Hoặc khi chớm có mâu thuẫn, phụ huynh liền hăm dọa thầy, cô giáo “cô coi chừng tung lên mạng” hoặc “coi chừng gọi cho nhà báo”. Nhiều phụ huynh cho rằng, mạng xã hội và báo chí là công cụ hữu hiệu để họ trấn áp, trả đũa những người hàng ngày dạy dỗ con cái mình.

Đối với học sinh và phụ huynh của những thế hệ trước, tinh thần “tôn sư trọng đạo” được thấm nhuần. Với học sinh, thầy, cô giáo là những hình tượng lung linh, những “người cha, người mẹ” thứ hai, tôn kính. Với phụ huynh, đó là những “người ơn” với mình, vì đã dìu dắt, dạy dỗ con cái họ.

Nhưng, dường như xã hội càng phát triển, “chiếc cầu kiều” ngày nào đã rạn nhịp, muốn đứt gãy, đổ vỡ. Một khi phụ huynh và học sinh không còn tiếng nói chung, một khi mối quan hệ đáng ra là thiêng liêng bị vùi dập, rạn nứt thì khó trách làm sao, ngày càng nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra dưới mái trường... 

Chuyên viên tâm lý Lê Thị Minh Nga: “Hiện nay, xã hội kinh tế thị trường, nhiều người lấy đồng tiền và những giá trị vật chất làm thước đo cho nhiều chuẩn mực trong cuộc sống. Đáng buồn là thước đo này lại len lỏi cả vào môi trường giáo dục. Không ít phụ huynh và nhiều người trong xã hội cho rằng quan niệm “tôn sư trong đạo” giờ đã lỗi thời.

Có một luồng quan điểm cho rằng, dạy học cũng chỉ là một nghề, cũng chỉ là cung cấp dịch vụ giáo dục cho thanh, thiếu niên. Vì thế, “người thầy” cũng không cần được đặt ở vị trí cao cả gì cả, mà cần được coi như bao người làm nghề dịch vụ khác trong xã hội, được “người mua” đòi hỏi được phục vụ tương xứng. 

Bên cạnh đó, sự phát triển của mạng xã hội, nhiều phụ huynh nảy sinh cảm giác “quyền lực” và sẵn sàng khẳng định quyền lực ấy với giáo viên khi phật ý. Với quan điểm sòng phẳng nhưng lệch lạc ấy, phụ huynh dễ dàng có thái độ xem thường các thầy, cô giáo, dẫn đến ảnh hưởng đến hành xử của học sinh đối với thầy, cô mình.

Nhưng các phụ huynh không hiểu rằng, nghề giáo không chỉ là một nghề “dịch vụ” mà là một nghề đặc biệt. Trẻ hầu như có một nửa thời gian học hành ở trường và chịu ảnh hưởng về tâm lý, tư duy lẫn đạo đức không nhỏ từ nhà trường. Nói không quá, trường học “chia nửa” với cha mẹ phần hình thành nhân cách con trẻ.

Khi phụ huynh phá hủy đi kết nối chân tình giữa mình và thầy, cô giáo cũng chính là phá hủy đi hình ảnh đáng tôn kính, trân trọng của thầy, cô trong mắt con mình. Điều này dẫn đến học sinh có tâm lý chống đối, ghét bỏ, coi thường giáo viên, không thể hấp thu tốt sự dạy dỗ của thầy, cô giáo, dẫn đến những thiệt thòi, khiếm khuyết trong nhận thức của con trẻ hiện tại và về sau”.

Đọc thêm

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.