Giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp: Quy định phải tường minh

Giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp: Quy định phải tường minh
(PLO) - Trao đổi tại Tọa đàm trực tuyến “Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) tư nhân phát triển” do Cổng thông tin điện tử  Chính phủ tổ chức hôm qua (23/8), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho rằng, để DN hoạt động không thể không có chi phí, nhưng quan trọng các quy định phải tường minh để DN thực hiện…

Gánh nặng chi phí

“Khảo sát về môi trường kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017 cho thấy, chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản vẫn cao so với các nước trong khu vực ASEAN. DN Việt Nam cũng phải chịu chi phí nộp thuế cao trong khu vực ASEAN, ở mức 39,1% so với lợi nhuận và cao hơn 2 lần so với Singapore. Ngoài ra, chi phí về tuân thủ chứng từ xuất khẩu của các DN Việt Nam cũng ở mức cao nhất, gấp gần 4 lần so với Singapore và hơn 3 lần so với Philippines.

Tỏ ra nghi ngại về con số đưa ra, song Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng: “Nếu đúng thì đây là điều chúng ta hết sức lo ngại”.

Đồng tình với con số mà WB đưa ra, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW (CIEM) cho rằng, cách làm của WB là không dựa nhiều vào quy định pháp luật mà dựa vào thực tế, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật. “Ví dụ, để thực hiện một thủ tục hành chính (TTHC), luật có thể quy định 3 - 5 ngày nhưng trên thực tế  khi họ đo lường DN thì đi thực hiện một TTHC có thể kéo dài từ 7 -10 ngày, thậm chí cao hơn...” - ông Hiếu phân tích.

Tuy nhiên, Phó Viện trưởng CIEM lo ngại hơn cả là chi phí về thời gian và chi phí về cơ hội. “Con số đấy tôi nghĩ nó lớn hơn rất nhiều với con số chính thức. Ví dụ nếu thực hiện TTHC mất 10 ngày và mỗi DN mất 1 người đi thực hiện thủ tục đó thì nhân ra tiền khoảng 200.000 đồng/người/ngày, vậy chi phí cho khoảng 500.000 DN cho 1 TTHC lên đến hàng trăm tỷ. Vậy chi phí chính thức mà ít khi chúng ta lượng hóa được lại là một con số rất lớn...” - ông Hiếu bình luận.

Điều tra của VCCI năm 2016 với câu hỏi “anh có phải trả chi phí phi chính thức hay không” thì hơn 60% DN được hỏi  trả lời là có.

Cho rằng DN hoạt động phải có chi phí, song Thứ trưởng Đặng Huy Đông cũng cho rằng việc DN gia nhập hay rút khỏi thị trường là một hoạt động hết sức bình thường. Không phải tất cả DN nào rút khỏi thị trường đều do không chịu được chi phí nhưng cũng có DN không chịu được chi phí nên họ rút ra. 

Khẳng định đối với chi phí chính thức, có rất nhiều dư địa mà các cơ quan quản lý nhà nước có thể làm được, song Thứ trưởng Đông vẫn lưu ý: “Quan trọng là các quy định về chi phí phải tường minh, cụ thể để DN thực hiện…”. Ông dẫn chứng, ở các nước, làm thủ tục xin thị thực mở một sản phẩm vào một quốc gia nào đó, họ có rất nhiều thủ tục, nhưng cũng rất cụ thể, minh bạch, nhưng với Việt Nam, nhiều quy định mang tính định tính nên phát sinh những chi phí không chính thức mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “tham những vặt”.

“Để giải quyết tham nhũng vặt, phải giảm thiểu sự giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người trong các hoạt động hành chính thực hiện tuân thủ pháp luật của DN. Tôi muốn nói cụ thể hơn là chính sách rất mạnh mẽ của Chính phủ nhưng cần đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới là xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công thông qua trực tuyến, hồ sơ càng được xử lý thông qua mạng bao nhiêu thì càng giảm thiểu tham nhũng và chi phí phi chính thức bấy nhiêu…” - Thứ trưởng Đông đề nghị.

Thứ trưởng lưu ý: Cả chi phí chính thức và phi chính thức phải làm rất mạnh mẽ, quyết liệt, phải đối thoại giữa các cơ quan nhà nước với nhau, không lảng tránh, vì lợi ích chung và phải công khai hóa. “Nêu vấn đề ra rồi nhưng nếu chúng ta không bàn đến giải pháp, dành đủ thời gian bàn ra giải pháp thì mọi thứ chúng ta cứ nêu ra rồi để đấy…”, Thứ trưởng nói.

Cần cơ quan trung gian để rà soát điều kiện kinh doanh

Báo cáo tại cuộc họp về cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hoá xuất nhập khẩu ngày 21/8 vừa qua cho thấy, hiện có 5.917 điều kiện kinh doanh của các bộ tại các cửa khẩu, 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, mỗi năm DN phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỷ đồng để làm các thủ tục này. Tuy nhiên, tình trạng kiểm tra nhiều, phát hiện vi phạm chẳng bao nhiêu.

“Tôi nghĩ rằng, không chỉ giảm chi phí mà còn cần giảm cả thời gian giải quyết các TTCH đang rất phiền hà, quấy nhiễu DN, làm nản lòng các DN, nhất là các DN mới ra đời…” - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, ông Ngô Văn Điểm đề nghị.

Thứ trưởng Đặng Huy Đông cũng tỏ ra băn khoăn khi nhìn ở mức độ kiểm soát chặt chẽ như vậy, nhưng trên thực tế hàng giả, hàng nhái ra thị trường rất nhiều. “Vấn đề quan trọng hơn là quản lý giúp cho ai phát triển và siết ai? Các nước đều cam kết mở cửa thị trường nhưng có những hàng rào kỹ thuật cực kỳ thông minh và tinh vi mà không giảm chất lượng hàng hóa, giúp DN trong nước phát triển, còn DN nước ngoài vào cũng khó khăn. Đây là câu chuyện phải làm rõ…” - Thứ trưởng đề nghị.

Không đưa ra con số cụ thể, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, với những rà soát sơ bộ, ít nhất từ 1/3 – 1/2 điều kiện kinh doanh nói chung có thể xem xét cắt bỏ. “Nếu với cách làm như hiện nay, tức là giao cho các bộ, ngành tự rà soát thì không hiệu quả, bởi ai ban hành ra các thủ tục đó? Vì vậy cần có cơ quan độc lập đứng lên rà soát, đối chiếu kết quả rà soát song song với kết quả rà soát của các các bộ, ngành, kết quả báo cáo lên Chính phủ…” - ông Hiếu đề nghị.

Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, trong quá trình rà soát phải trả lời một câu hỏi: “Nếu bỏ quy định đó đi thì thiệt hại cho nền kinh tế, cho xã hội là cái gì?”. Nếu trả lời được sẽ có rủi ro như thế này thì phải tiếp tục trả lời câu thứ hai: “Vậy có giải pháp nào để quản lý tốt hơn không?”. Nếu không chỉ ra được giải pháp nào thì phải đưa ra các điều kiện về quản lý để cho DN tiếp tục thực hiện. Thứ ba, ngay cả hai câu hỏi kia đều cho câu trả lời bắt buộc phải ban hành thì cần giải quyết  vấn đề thứ ba, đó là khi ban hành chi phí quản lý có xứng đáng với chi phí lợi ích mang lại hay không? Để rà soát phải bám 3 câu hỏi trên đặt ra, nếu trả lời được ba câu hỏi đó cộng với việc làm rõ quy trình cho DN tuân thủ đối với cộng đồng DN nên tham gia thông qua các hiệp hội để phản ánh tiếng nói của mình và nhiệm vụ của các Hiệp hội nên tập trung nhiều hơn vào phản biện chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Đọc thêm

Vướng mắc trong thực hiện bảo trì đường bộ

Sửa chữa bảo trì tại QL32. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hệ thống đường quốc lộ trên cả nước cần thường xuyên bảo trì, sửa chữa. Thế nhưng hiện nay, công tác bảo trì đường bộ đang gặp vướng mắc, khiến tỷ lệ giải ngân vốn bảo trì ở mức thấp, đồng nghĩa với việc, nhiều tuyến đường chưa được sửa chữa kịp thời.

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.