Đấu thầu dịch vụ công: Vì sao Hà Nội muốn đi tiên phong?

Hà Nội muốn mở rộng cửa cho doanh nghiệp tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công ích
Hà Nội muốn mở rộng cửa cho doanh nghiệp tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công ích
(PLO) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ cho phép chính quyền Thủ đô hạn chế hoàn toàn các phương thức đặt hàng, giao kế hoạch dịch vụ công ích để tiến tới chuyển đổi toàn bộ sang cơ chế đấu thầu. 

“Mở cửa” cho tư nhân

Đề xuất gây sự chú ý này được đưa ra tại Hội nghị Thủ tướng với hơn 2.000 doanh nhân diễn ra vào hồi giữa tháng 5 vừa qua. Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, nhằm tạo sự bình đẳng, cạnh tranh trong hoạt động của các doanh nghiệp (DN) trên cơ sở thực tiễn, thành phố đã xin mạnh dạn đề xuất Thủ tướng Chính phủ, khi triển khai các Nghị quyết tại Hội nghị Trung ương 5 cần dần dần hạn chế các phương thức đặt hàng dịch vụ công ích, tiến tới chuyển đổi toàn bộ sang cơ chế đấu thầu. 

Cũng theo ông Chung, ngoài phải đấu thầu toàn bộ dịch vụ công, song song với đó cũng cần phải chuyển toàn bộ các doanh nghiệp công ích trực thuộc bộ, tỉnh, thành phố quản lý sang cơ chế doanh nghiệp tư nhân. Theo người đứng đầu UBND TP Hà Nội, có như vậy mới tạo ra khâu đột phá trong quản lý và môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN tham gia vào tất cả các lĩnh vực dịch vụ công của bộ máy hành chính.

Nếu so với kiến nghị của Ban Kinh tế và Ngân sách của HĐND TP Hà Nội, sau khi cơ quan này đã tổ chức một đoàn giám sát về công tác duy trì vệ sinh môi trường và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn, thì đề xuất của Chủ tịch UBND TP Hà Nội được cho là muộn đến 3 năm. 

Tuy nhiên, muộn còn hơn không, đề xuất của Chủ tịch Chung vẫn được cho là đột phá, là bước đi cụ thể của UBND TP Hà Nội trong việc thực tâm muốn mở cơ hội cho khu vực kinh tế tư nhân “cất tiếng nói” trong việc tham gia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích mà từ trước tới này vốn là “sân chơi” gần như “độc tôn” của DN nhà nước.

Theo tìm hiểu của Báo PLVN, cùng với quá trình đô thị hóa, kinh phí chi cho hoạt động công ích không ngừng tăng lên hàng năm và chiếm một lượng lớn trong chi ngân sách hàng năm của thành phố. Chỉ tính riêng việc duy trì tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải, quét rửa hè đường, duy trì vườn hoa, công viên, cây xanh, xử lý nước thải và duy trì hệ thống thoát nước đô thị, hiện tại hàng năm, Hà Nội đang phải chi khoảng gần 5.000 tỷ đồng. 

Giảm “gánh nặng” cho ngân sách

Được biết, trong 4.529 tỷ đồng mà Hà Nội bỏ ra để trang trải cho các dịch vụ công năm 2016, thì có 12 % dành cho lĩnh vực duy tu, sửa chữa hạ tầng giao thông, 45% chi cho vệ sinh môi trường, 8% chi cho lĩnh vực chiếu sáng, 16% chi cho lĩnh vực duy tu vườn hoa, thảm cỏ, công viên, cây xanh và 19% chi cho lĩnh vực duy tu, sửa chữa, duy trì lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải. 

Thế nhưng, đến năm 2015 thống kê cho thấy chỉ mới có khoảng 3,8% giá trị đầu tư cho dịch vụ công được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu, còn lại vẫn theo hình thức đặt hàng. 

Theo nhiều chuyên gia, cơ chế đặt hàng đang tạo ra thế “độc tôn” cho DN nhà nước trong việc dễ dàng tiêu xài ngân sách. Bằng chứng là năm 2016, sau khi người đứng đầu chính quyền Thủ đô trực tiếp họp với các sở, ngành và các DN thực hiện duy trì cây xanh, qua 6 lần họp rà soát, chỉ tính riêng số tiền duy tu, duy trì cây xanh, trồng vườn hoa, thảm cỏ, Hà Nội đã tiết giảm chi phí từ 886 tỷ đồng xuống còn 178 tỷ đồng/năm. 

Nhà máy Xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì được đưa vào vận hành năm 2009, từ đó đến đầu năm 2015, công tác quản lý vận hành xử lý nước thải tại Nhà máy này được thực hiện bằng cơ chế đặt hàng cho Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội. 

Đầu năm 2015, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả vận hành, tiết kiệm chi phí, thực hiện theo đúng các quy định mới của Nhà nước về lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ công ích, thành phố Hà Nội đã thực hiện đấu thầu rộng rãi việc vận hành, xử lý nước thải tại Nhà máy Xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì. Kết quả là một DN tư nhân đã trúng thầu và thông qua đấu thầu, TP Hà Nội đã tiết kiệm được 20% chi phí quản lý vận hành Nhà máy so với việc đặt hàng trước đây.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo việc khuyến khích đấu thầu trong cung ứng dịch vụ công ích nhưng phải có cơ chế kiểm soát minh bạch, tránh doanh nghiệp “sân sau”. Bởi thực tế đã cho thấy những góc khuất đằng sau việc đấu thầu là có sự móc nối giữa một số quan chức trong cơ quan nhà nước và công ty tư nhân tham gia đấu thầu sẽ làm cho giá cả của dịch vụ tăng lên, chất lượng cung ứng kém do khâu kiểm tra, nghiệm thu chỉ được thực hiện qua loa cho xong chuyện.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.