Gia tộc “tai tiếng” Korean Air Bị bủa vây bởi bê bối gây rúng động Hàn Quốc

Gia tộc “tai tiếng” Korean Air Bị bủa vây bởi bê bối gây rúng động Hàn Quốc
(PLVN) - Dù góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế Hàn Quốc nhưng do đời tư bê bối của các thành viên, gia tộc Korean Air chưa bao giờ nhận được thiện cảm từ phía người dân nước này.

Cho Yang Ho sinh ngày 8/3/1949, là con trai của Cho Choong Hoon, người sáng lập Tập đoàn Hanjin và cũng là cựu Chủ tịch Korean Air, công ty con của Hanjin. Ông trở thành chủ tịch Hanjin vào năm 2003, đồng thời giữ chức Chủ tịch Korean Air. Được biết, tập đoàn vận tải Hanjin sở hữu Hãng hàng không Korean Air là một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc.

Các thành viên trong gia tộc đều là các nhà tài phiệt, sở hữu khối tài sản khổng lồ và luôn lọt vào top những nhân vật giàu có nhất Hàn Quốc. Tuy nhiên, có trong tay quyền lực và gia sản đồ sộ nhưng Korean Air cũng là một gia tộc tai tiếng bậc nhất.

Sóng gió gia tộc

Đầu tiên là bê bối của đại tiểu thư Cho Hyun Ah (sinh năm 1974), được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Korean Air vào năm 1999. Ngày 5/12/2014, trên chuyến bay của Korean Air từ Mỹ về Hàn Quốc, một tiếp viên hàng không đã phục vụ đại tiểu thư nhà họ Cho món hạt mắc-ca trong túi nilon thay vì để trên đĩa (quy định bắt buộc cho hành khách hạng thương gia). 

Ngay lập tức, Hyun Ah đã lên tiếng quát tháo cả phi hành đoàn, bắt tiếp viên trưởng quỳ gối xin lỗi rồi đuổi việc. Thậm chí, còn bắt máy bay quay đầu trở lại sân bay J.F.Kennedy (Mỹ) để cho người này xuống, khiến chuyến bay bị trễ 11 phút so với hành trình ban đầu. Sự việc rùm beng này đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế, các cơ quan an ninh hàng không đã vào cuộc điều tra, Cho Hyun Ah buộc phải rời chức Phó Giám đốc Tập đoàn và bị kết tội “Vi phạm luật hàng không quốc tế” với mức phạt 1 năm tù giam. Tuy nhiên, Hyun Ah chỉ phải thụ án 3 tháng, sau đó được bổ nhiệm vào một vị trí khác của Tập đoàn.

4 năm sau, Cho Hyun Min - cô con gái thứ 2 của tập đoàn Korean Air tiếp tục nhận chỉ trích dữ dội từ dư luận về hành vi phách lối của mình khi thẳng tay hắt nước vào mặt một nhân viên cấp dưới ngay trong cuộc họp của công ty. Vào ngày 12/4/2018, vì không hài lòng với màn thuyết trình của một nhân viên công ty về chiến dịch quảng bá của hãng, Cho Hyun Min đã hét lên và thực hiện hành vi bạo lực với người này. 

Đại diện Korean Air lên tiếng thừa nhận việc bà Cho nổi giận, hét lên và ném cốc nước xuống nền nhà nhưng phủ nhận hành động hất nước vào mặt nhân viên. Tuy nhiên, lời biện minh này không làm hài lòng dư luận, cuối cùng Cho Hyun Min phải đăng bài xin lỗi ngay trên trang cá nhân và Chủ tịch Cho Yang Ho khi ấy cũng phải công khai nhận lỗi cho "”hành vi chưa trưởng thành” của con gái út. 

Lee Myung Hee (phu nhân của chủ tịch Cho Yang Ho) dính bê bối ngược đãi với nhân viên
 Lee Myung Hee (phu nhân của chủ tịch Cho Yang Ho) dính bê bối ngược đãi với nhân viên

Khi những vụ bê bối của hai đứa con gái vẫn còn là vấn đề nhức nhối của dư luận Hàn Quốc thì bà Lee Myung Hee (phu nhân của chủ tịch Cho Yang Ho) khiến tình hình thêm tồi tệ khi bị triệu tập để thẩm vấn về cáo buộc dùng lời lẽ thô bạo, đá, tát và ném kéo vào một số nhân viên thuộc Tập đoàn Hanjin, tài xế riêng, quản gia và công nhân xây dựng khách sạn của Korean Air.

Thời điểm đó, nhiều diễn đàn mạng Hàn Quốc thi nhau lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ, được cho là bà Lee, quát mắng và hành hung thô bạo đối với một nữ công nhân. Tuy nhiên tại đồn cảnh sát, bà Lee phủ nhận các cáo buộc và nói rằng bà không hề nhớ gì về hành động của mình.

Ngoài ra, con trai của Cho Yang Ho là Cho Won Tae bị cáo buộc đã tấn công một cụ già 77 tuổi trên đường vì người này cho rằng Won Tae đã lái xe ẩu, dẫn tới mất an toàn giao thông và ảnh hưởng nghiêm trọng tới người đi đường. Sự việc từng khiến xã hội Hàn Quốc phẫn nộ nhưng nhờ gia thế và quyền lực trong tay, Cho Won Tae không mất nhiều thời gian để xoa dịu dư luận. 

Tháng 5/2019, Cho Won Tae vướng cáo buộc nhập học trái phép vào trường Đại học Inha 21 năm về trước. Trong quá khứ, Bộ Giáo dục cũng đã tiến hành điều tra và xác định có những bất thường liên quan đến việc nhập học của Cho. Tuy nhiên, Bộ chỉ kỷ luật những viên chức nhà trường mà không hủy bỏ việc nhập học. Dù vậy, người dân Hàn Quốc cũng không đặt quá nhiều kỳ vọng vào công cuộc điều tra vì Đại học Inha thuộc quyền sở hữu của nhà họ Cho và chắc chắn các bằng chứng quan trọng đã sớm bị hủy bỏ. 

Chị em tranh quyền đoạt vị

Tháng 3/2019, dấu chấm hết cho “ngai vàng” của ông Cho trong hội đồng quản trị đã tạo nên một làn sóng dư luận chưa từng có trong truyền thông xứ Hàn vào thời điểm đó. Theo báo cáo, 64,1% cổ đông của Korean Air đã bỏ phiếu cho việc tái bổ nhiệm. Tuy nhiên, tỉ lệ này cũng không thể cứu vãn chiếc ghế trong hội đồng của ông Cho, bởi ngưỡng 2/3 phiếu thuận của cổ đông tham dự là tối thiểu để có thể tái đắc cử trong nhiệm kỳ 3 năm tiếp theo.

Chỉ sau đó 3 tuần, ngày 9/4/2019, Korean Air thông báo ông Cho Yang Ho qua đời tại Mỹ ở tuổi 70 vì bạo bệnh. Nhiều nguồn tin cho biết ông mắc bệnh ung thư phổi. Ngoài những bê bối về thái độ liên tiếp của vợ và các con, bản thân ông Cho cũng bị cáo buộc tham ô và bất tín. Song ông phủ nhận tất cả các buộc này.

Ngay sau khi cha mất, người con trai Cho Won Tae đã tiếp quản đế chế kinh doanh, đồng thời lôi kéo hãng hàng không Delta Airlines có 10% cổ phần trong tập đoàn Hanjin về phe mình. Nhưng bà Cho Hyun Ah lại có thái độ không hài lòng và thành lập một liên minh được hậu thuẫn bởi quỹ đầu tư lớn KCGI và công ty xây dựng Bando, âm mưu lật đổ em trai. Họ kêu gọi Cho Won Tae từ chức vì “liên tục mắc phải sai lầm”, khiến Korean Air lỗ lũy kế 1,4 tỷ USD chỉ trong vòng 5 năm. Bên cạnh đó, bà Cho Hyun Ah cũng cáo buộc em trai không làm theo di nguyện của người cha quá cố là để các thành viên làm việc cùng nhau, cùng quản lý tập đoàn. 

Cho rằng công ty đang "lâm nguy", người chị Hyun Ah muốn em trai nhường lại ghế chủ tịch Hanjin và Korean Air
 Cho rằng công ty đang "lâm nguy", người chị Hyun Ah muốn em trai nhường lại ghế chủ tịch Hanjin và Korean Air 

Cho Hyun Min, con gái út của Cho Yang Ho lại tuyên bố đứng về phía anh trai: “Tôi ủng hộ hệ thống quản lý kinh doanh chuyên nghiệp do ông Cho Tae Won lãnh đạo. Tôi cảm thấy đáng buồn khi bà Cho Hyun Ah phản bội gia đình, liên kết với thế lực bên ngoài”. 

Trong cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 3/2020, Won Tae một lần nữa vượt qua sự thách thức của chị gái và giữ vững “ngai vàng”. Ông nhận được sự ủng hộ của gia đình và cả đối tác từ Mỹ, hãng Delta Air Lines. Cuối cùng, đương kim chủ tịch thu về 56,67% phiếu thuận từ các cổ đông. 

Có thể nói, scandal nhà họ Cho giúp người dân Hàn Quốc có cái nhìn rõ nét hơn về sự thật đằng sau vẻ hào nhoáng của các tập đoàn lớn. Câu hỏi được đặt ra ở đây là Chủ tịch Cho có “kìm” nổi chị gái của mình và có chứng minh cho các cổ đông thấy những vụ ồn ào của gia đình mình không bao giờ lặp lại nữa hay không, đặc biệt là trong bối cảnh dư luận Hàn Quốc ngày càng nhạy cảm và phản ứng gay gắt với các vụ bê bối của giới tài phiệt?

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.