Du lịch chậm - xu hướng nổi bật giữa đại dịch

 Du lịch chậm là xu hướng nổi bật năm 2021. (Ảnh minh họa)
Du lịch chậm là xu hướng nổi bật năm 2021. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Mới đây các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) nhận định, du lịch chậm là một trong những xu hướng sẽ nổi lên trong bối cảnh dịch bệnh vẫn hoành hành toàn cầu trong năm 2021. 

Du lịch nội địa vẫn là “chiếc phao cứu sinh”

Báo cáo mới nhất của UNWTO cho thấy, năm 2020 du lịch thế giới đã trải qua một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử, sụt giảm 73,9% lượng khách du lịch quốc tế so với năm 2019, lùi lại thời điểm cách đây 30 năm. 

Cụ thể, lượng khách du lịch quốc tế năm 2020 chỉ đạt 381 triệu lượt, giảm 73,9% (tương đương trên 1 tỉ lượt) so với năm trước đó. Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho biết, nhu cầu đi lại hàng không quốc tế cũng giảm khoảng 75% trong năm 2020. Ước tính giá trị xuất khẩu du lịch quốc tế thiệt hại khoảng 1,3 nghìn tỉ đô la Mỹ.

Về giá trị đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP, đại dịch cũng gây thiệt hại khoảng 2.000 tỉ đô la Mỹ, chiếm hơn 2% tổng GDP kinh tế toàn cầu. Khoảng 100 - 120 triệu người mất việc làm trực tiếp trong ngành du lịch. 

Đến nay, nhiều quốc gia vẫn lựa chọn “đóng cửa” với du khách quốc tế, du lịch nội địa vẫn là “mũi nhọn”. Tuy nhiên, các chuyên gia UNWTO cũng cảnh báo rằng đối với phần lớn các điểm đến, du lịch nội địa chỉ giúp phục hồi phần nào ngành du lịch vì không thể bù đắp được sự sụt giảm của du lịch quốc tế.

Với những điểm đến phụ thuộc chủ yếu vào du lịch quốc tế thì thị trường du lịch nội địa càng không thể giúp phục hồi ngành du lịch. Chưa kể tới, du lịch nội địa ở một số quốc gia vẫn bị gián đoạn nghiêm trọng do lệnh giãn cách xã hội ở trong nước do dịch bệnh.

Dù vậy, du lịch nội địa vẫn là “chiếc phao cứu sinh” của ngành du lịch toàn cầu trong năm 2021. Hội đồng chuyên gia du lịch UNWTO chỉ ra rằng, du lịch năm 2021 sẽ chuyển dịch theo hướng du lịch gần nhà, cùng với các hoạt động ngoài trời, gần gũi với thiên thiên và du lịch nông thôn. Trong đó, xu hướng du lịch chậm sẽ được ưa chuộng, hướng tới những chuyến tham quan, trải nghiệm thong thả, thiên về nghỉ dưỡng.

Đáng nói, du lịch chậm trước năm 2019 thường dành cho những người từ độ tuổi 60 trở lên. Người cao tuổi tìm đến du lịch như một cách để tạo thêm niềm vui, hưởng thụ cuộc sống. 

Du lịch chậm thích hợp với cả du khách cao tuổi. (Ảnh minh họa)
 Du lịch chậm thích hợp với cả du khách cao tuổi. (Ảnh minh họa)

Khác với các hình thức du lịch khác, xu hướng du lịch chậm mang một số đặc trưng riêng biệt. Điển hình như, điều cần quan tâm và chú trọng hàng đầu trong suốt hành trình du lịch chậm dành cho người cao tuổi là vấn đề bảo đảm sức khỏe, chế độ ăn uống điều độ, hợp vệ sinh dành cho du khách cao tuổi. Với tour đặc biệt này cần bố trí hướng dẫn viên nhiều kinh nghiệm, am hiểu tâm lí du khách và kịp thời xử lí các tình huống phát sinh.

Lịch trình thiết kế dành riêng cho người cao tuổi đòi hỏi phải thật chi tiết, thong thả, nhẹ nhàng, thời gian tham quan tại các điểm dài hơn, có thể đề xuất riêng, không gò bó du khách. Điểm đến thường là những nơi yên tĩnh, nhịp sống chậm, bình yên như phố cổ, biển hay làng quê,... 

Tiềm năng phát triển du lịch chậm năm 2021

Xu hướng du lịch chậm đã phổ biến rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở các nước như: Anh, Mỹ, Pháp, Úc, Hà Lan,... với rất nhiều tour du lịch chậm dành cho người trung niên và cao tuổi. Ở các quốc gia người dân có tuổi thọ cao như: Nhật Bản, Monaco, Pháp, Singapore, Thụy Sĩ,… ngoài việc được sinh hoạt trong môi trường tốt, có chế độ ăn uống hợp lý thì du lịch là một trong những nguyên nhân giúp họ sống thọ hơn.

Do đó, các chuyên gia khuyến khích người cao tuổi nên đi du lịch nếu sức khỏe đảm bảo bởi đây là cách giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp giảm nguy cơ trầm cảm tuổi già, cải thiện tâm trạng tốt hơn do được nhìn ngắm những cảnh đẹp và trải nghiệm nhiều thú vui, lưu lại thêm nhiều kỷ niệm đáng quý cùng con cháu. Đồng thời họ cũng có cơ hội làm quen với những người bạn mới cùng chung niềm vui và sở thích tuổi già.

Trên thế giới, hình thức du lịch chậm vốn đã rất quen thuộc. Tại Việt Nam những năm gần đây, xu hướng du lịch chậm đang dần được đón nhận và trở nên phổ biến hơn, được nhiều người cao tuổi Việt Nam lựa chọn để hưởng thụ cuộc sống. Đáng nói, du lịch chậm của năm 2021 sẽ nhắm tới tất cả các lứa tuổi, đặc biệt là người trẻ.

Bởi du lịch chậm có nhiều đặc điểm phù hợp với bối cảnh đại dịch vẫn tiếp diễn; ví như các biện pháp bảo đảm sức khỏe và an toàn tiếp tục là mối quan tâm chính của mọi du khách trong năm 2021, các tour du lịch hướng tới các nhóm nhỏ, lịch trình linh hoạt, hướng về các làng quê, thiên nhiên để giải toả căng thẳng, thư giãn, rèn luyện sức khoẻ.

Các chuyên gia từ UNWTO khẳng định, những loại hình du lịch thư giãn, bền vững sẽ “lên ngôi” trong năm nay. Đồng thời, do tình hình còn nhiều diễn biến khó lường do dịch bệnh và các lệnh hạn chế đi lại, xu hướng đặt chương trình du lịch vào phút chót (last-minute bookings) sẽ tiếp tục là hành vi phổ biến của du khách.

Vì vậy, ngành du lịch tiếp tục bước vào một năm “vượt khó”, yếu tố linh hoạt ngắt, ngừng tour để sẵn sàng phòng chống dịch cũng được đưa vào kế hoạch của các chuyến đi. Mặt khác, ông Zurab Pololikashvili – Tổng Thư ký của UNWTO cũng cho biết việc điều phối và số hóa các biện pháp giảm thiểu rủi ro liên quan đến hoạt động du lịch như xét nghiệm Covid-19, truy vết và chứng nhận tiêm chủng vaccine, sẽ là những nền tảng chủ chốt để thúc đẩy du lịch an toàn trong đại dịch. 

Đọc thêm

Chuyên gia nêu lý do cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế và kinh tế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và nhóm người có thu nhập thấp – những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác hại của thuốc lá.

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Honda Việt Nam triệu hồi gần 2.700 xe CR-V e:HEV RS để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Honda Việt Nam triệu hồi gần 2.700 xe CR-V e:HEV RS để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp
(PLVN) - Công ty Honda Việt Nam (HVN) vừa thông báo về triển khai chiến dịch triệu hồi liên quan đến việc kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp cho kiểu loại xe CR-V e:HEV RS năm sản xuất 2023-2024 do HVN nhập khẩu và phân phối. Động thái này nhằm kiểm tra khả năng rò rỉ xăng, mùi xăng của bơm nhiên liệu cao áp khi động cơ hoạt động.

Giấc mơ đưa đồ chơi gỗ ‘Made in Vietnam’ vươn ra thế giới

Anh Phạm Vĩnh Hải và Phạm Công Nhất 2 nhà sáng lập Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Hùng Cường (HUCUCO).
(PLVN) -  Từ ý tưởng trong phòng trọ 20m2, 2 chàng trai cựu sinh viên Bách Khoa đã và đang phát triển các dòng sản phẩm đồ chơi gỗ cho trẻ em gắn mác “Made in Vietnam”. Ước mơ một ngày không xa, những đồ chơi gỗ gắn liền với trẻ em Việt như: ô ăn quan, cờ caro, cờ cá ngựa... sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.

Việt Nam đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. (Ảnh: T.A)
(PLVN) -  Việt Nam đang ưu tiên phát triển trợ lý ảo cho từng cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan sẽ có trợ lý ảo của mình, tiến tới mỗi công chức có một trợ lý ảo. Việt Nam cũng đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.

Nỗ lực giảm chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới

Giá vàng trong nước luôn duy trì mức chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng so với thế giới. (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Cùng với mức giá vàng trong nước khoảng 90 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng thế giới ở 2 giai đoạn có 2 mức giá khác nhau, chênh lệch lên tới 300 USD/ounce, cho thấy nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới của Ngân hàng Nhà nước.

VinFuture công bố tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024

Với chủ đề “Bứt phá Kiên cường”, Lễ trao giải VinFuture 2024 là một trong những sự kiện tâm điểm được đón chờ nhất của giới Khoa học Công nghệ toàn cầu.
(PLVN) - Ngày 18/11/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí và nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là Lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống của hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người trên trái đất.

Năm 'được mùa' với người nuôi cá tra

Năm 2024, ngành cá tra Việt Nam đạt kết quả đáng mừng cả về chất lượng và giá trị. (Ảnh: Ngọc Trinh)
(PLVN) - UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Robot 'dụ dỗ bắt cóc' 12 robot khác khỏi phòng trưng bày

12 robot bị "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot khác (Ảnh cắt từ video)
(PLVN) - Đoạn video ghi lại cảnh 12 robot cỡ lớn bị "dụ dỗ" và "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot nhỏ hơn đã gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc. Sự việc tưởng chừng như dàn dựng này hóa ra lại là một thử nghiệm AI gây kinh ngạc.

Cà Mau đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản

Cà Mau đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản
(PLVN) - Ngày 15/11, tại UBND tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng trong thời gian tới.