Độc đáo ngôi nhà làm từ hơn 6.000 vỏ chai nhựa của chàng trai ở đảo Lý Sơn

Độc đáo ngôi nhà làm từ hơn 6.000 vỏ chai nhựa của chàng trai ở đảo Lý Sơn
(PLVN) - Lo âu trước nạn rác thải nhựa tràn lan trên hòn đảo thân yêu của quê hương mình, ảnh hưởng nặng đến môi trường ven biển, anh Nguyễn Lợi (29 tuổi, ngụ đảo Bé, xã An Bình, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã nảy ra ý tưởng sử dụng vỏ chai nhựa để xây dựng một ngôi nhà homestay.
Trong gần 5 tháng, anh Lợi cùng các em nhỏ đi nhặt hàng nghìn chai nước ngọt, nước suối nhựa do người dân và du khách thải ra trên đảo để xây dựng ngôi nhà, với thông điệp: “Không xả rác thải nhựa ra biển, đảo”.

Độc đáo ngôi nhà làm từ vỏ chai nhựa

Ngôi nhà vỏ chai nhựa của anh Lợi vừa hoàn thành nằm cách khu vực cầu cảng đảo Bé chừng vài năm mét, nằm xen lẫn giữa những ngôi nhà 3 gian, cấp 4 truyền thống. Nhờ vẻ ngoài độc đáo, ngôi nhà tạo nên sự khác biệt với không gian xung quanh và vô cùng thoáng đãng.

Ngồi trò chuyện, anh Lợi cho biết, anh sinh ra ở đảo Bé, lớn lên thì vào đất liền trọ học. Học hết lớp 12, anh thi đậu vào ngành thiết kế nội thất của một trường đại học tại TP HCM. Sau khi tốt nghiệp ra trường, anh đi làm được 2 năm thì quyết định về quê lập nghiệp.

Những năm qua, Lý Sơn được biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách. Riêng đảo Bé, nhờ sở hữu vùng địa chất độc lạ nên khách đến du lịch tìm đến rất đông. Do đó, anh Lợi dùng hết khoản tiền dành dụm của mình mua chiếc xe điện để đưa đón khách du lịch tham quan đảo Bé.

Trong thời gian làm du lịch ở quê nhà, anh Lợi nhận thấy, khách du lịch đến tham quan và lưu trú ngày một đông. Trong khi đó, đảo Bé lại thiếu nước ngọt trầm trọng. Vì thế các loại nước đóng chai từ đất liền ra đảo để sử dụng rất nhiều. Kéo theo đó là một lượng lớn rác thải nhựa phát sinh gây ô nhiễm môi trường của đảo. Do đó, anh liền nghĩ ngay đến việc xây một ngôi nhà homestay bằng vỏ chai nhựa vừa để phục vụ du khách vừa bảo vệ môi trường.

Ngôi nhà homestay của anh Lợi có diện tích khoảng 15,5m2 với chiều dài 5m, chiều ngang 3,5m. Ngôi nhà với vật liệu chính là hơn 6.000 vỏ chai nhựa. Đó là loại vỏ chai nước lọc, nước ngọt chứa khoảng nửa lít nước, với đủ màu sắc, phần lớn có kích thước tương đồng. Riêng phần cột nhà vẫn được làm bằng gạch thông thường để đảm bảo độ vững chắc. Phần nền lát gạch hoa, còn phần mái được lợp bằng lá, đảm bảo ấm về mùa đông, mát vào mùa hè.

Để có hơn 6.000 vỏ chai nhựa có kích thước tương đồng này, trong gần 5 tháng, cứ vào mỗi buổi chiều, anh cùng các em nhỏ ở đảo chia nhau ra đi khắp nơi ở bãi biển, khu vực bãi tắm và cả khu dân cư để thu gom chai nhựa.

Mỗi chiều, anh Lợi cùng các em nhỏ ở đảo Bé chia nhau ra đi thu gom chai nhựa
 Mỗi chiều, anh Lợi cùng các em nhỏ ở đảo Bé chia nhau ra đi thu gom chai nhựa

“Các em dành thời gian rảnh rỗi để đi thu gom chai nhựa. Không em nào đòi hỏi công lao mà tất cả đều hiểu rằng làm như vậy là để bảo vệ môi trường. Dù vậy, số chai nhựa các em thu gom được là tôi dùng để sử dụng cho mình nên tôi cũng hiểu được cần tặng thưởng cho các em. Tôi thường gửi một ít tiền để các em mua sách vở, dụng cụ học tập. Như vậy, các em cũng vui, tôi cũng thấy hài lòng”, anh Lợi cho biết.

Sau khi thu gom, chai nhựa được đem về phân loại ngay ngắn. Các loại chai lớn, anh Lợi dùng để trang trí, làm hàng rào, cổng nhà, trồng rau. Còn hơn 6.000 chai chứa khoảng nửa lít nước, anh đổ cát vào cho chắc chắn.

Chuẩn bị xong vật liệu chính, anh cùng thợ tiến hành xây nhà. Những chai nhựa được gắn kết với nhau nhờ chất liệu xi măng. Khi xây, đầu chai hướng vào bên trong và phần đuôi nhô ra bên ngoài.

“Tổng chi phí cho ngôi nhà khoảng 40 triệu đồng. Công năng sử dụng ngôi nhà có thể lên đến hơn 10 năm. Tôi nghĩ ngôi nhà sẽ là điểm dừng chân lý tưởng, thuận tiện cho du khách khi đến đảo Bé du lịch. Vì thế, tôi nhẩm tính, chỉ tầm khoảng 3 năm trở lại là có thể thu hồi vốn”, anh Lợi chia sẻ.

Thông điệp lối sống xanh

Khi ngôi nhà của anh Lợi hoàn thành cũng là lúc lượng vỏ chai nhựa trên đảo Bé bắt đầu vơi đi. Và, cũng là lúc người dân ở đây nhận ra rằng, lâu nay hòn đảo này chứa quá nhiều rác thải nhựa. Ngôi nhà bằng vỏ chai nhựa của anh Lợi như một thông điệp bảo vệ môi trường.

Từ đó, anh truyền cảm hứng đến tất cả những người dân trên đảo và cả du khách rằng, hãy hạn chế xả rác thải cũng như cùng chung tay bảo vệ môi trường biển, đảo.

“Chúng ta chỉ mất từ 3 - 5 phút để uống một chai nước nhưng trái đất lại phải mất hàng nghìn năm để phân hủy nó. Vì thế, mỗi chúng ta đều phải thay đổi nhận thức rằng mỗi chai nước thế này đều là tài nguyên mà mình có thể tận dụng. Làm ngôi nhà này, tôi mong muốn chuyển đến cộng đồng thông điệp: “Không xả rác thải nhựa ra biển, đảo”.

Nếu không, đại dương và môi trường sẽ dần bị giết chết bởi hành động vô thức của chúng ta. Hiện, tôi cùng các em nhỏ vẫn tiếp tục thu gom chai nhựa. Và mong muốn của tôi là sẽ xây thêm nhiều ngôi nhà homestay bằng vỏ nhựa để đón khách du lịch”, anh Lợi chia sẻ.

Trên toàn đảo Bé hiện nay có gần 10 hộ dân làm nhà ở homestay, trong đó chủ yếu là những thanh niên còn trẻ tuổi. Với điều kiện còn khó khăn và hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ, khách sạn thì việc phát triển homestay được xây dựng bằng vở chai nhựa như anh Lợi là rất thiết thực.

Hiện nay, lượng chất thải nhựa, đặc biệt là chai nhựa tiếp tục tăng thêm ngày một nhiều. Thống kê vào năm 2018 cho thấy, mỗi ngày người Việt thải gần 18.000 tấn rác thải vào môi trường. Do vậy, ý tưởng xây một ngôi nhà khi những viên gạch sẽ được thay thế bởi chai nhựa và cát nghe thật “điên rồ” nhưng nó đã được áp dụng thành công ở nhiều nơi trên toàn thế giới.

Một góc đảo Bé, Lý Sơn
Một góc đảo Bé, Lý Sơn 

Các chuyên gia cho rằng, việc xây nhà bằng chai nhựa sẽ đem lại nhiều lợi ích. Một là đàn hồi, chịu nhiệt tốt. Một bức tường được xây dựng từ chai nhựa cứng hơn gấp 20 lần so với các khối kết dính bê tông thông thường.

Không chỉ vậy, những ngôi nhà như vậy có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Trên thế giới, những người tị nạn ở châu Phi đã xây dựng ngôi nhà như vậy để chống chọi với bão, mưa lớn và nhiệt độ lên tới 45 độ C.

Hai là chi phí thấp. Chi phí xây dựng nhà từ chai nhựa ước tính chỉ bằng 1/3 chi phí xây dựng nhà làm từ bê tông và gạch. Chi phí đổ đầy chai nhựa đã qua sử dụng bằng cát rẻ hơn nhiều so với mua vật liệu khác. Những người đang sống ở các khu vực trên thế giới, có thu nhập thấp thường có xu hướng xây dựng nhà bằng chai nhựa. Đơn cử như người dân ở các khu vực châu Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Những chai nhựa chứa đầy cát này cũng là chất cách nhiệt tốt nên nó sẽ rẻ hơn so với mua điều hòa không khí.

Ba là tính nghệ thuật. Ngôi nhà làm từ chai nhựa sẽ rẻ hơn nhà thông thường nên có thể dùng ngân sách của mình để đầu tư thêm vào các công trình phụ, bày trí, thêm thắt các chi tiết.

Cuối cùng là giúp giải quyết vấn đề nhựa. Đây là lợi ích mà không chỉ chủ sở hữu của ngôi nhà sẽ nhận được, mà nó còn giải quyết bài toán về môi trường trên toàn thế giới.

Hiện nay, trái đất đang đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về nhựa, thế nên việc xây dựng ngôi nhà như vậy có nghĩa là chủ nhân của nó đang giúp tái chế chai nhựa. Nhiều quốc gia có thể đã áp dụng các chương trình tái chế cho những chai nhựa, nhưng số lượng vẫn còn quá thấp, chỉ khoảng 20%.

  

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...