Điều gì khiến lăng mộ Tần Thủy Hoàng trở nên bất khả xâm phạm? (Kỳ 1): Những bí ẩn ngàn năm chưa tìm ra lời giải

Bên ngoài khu di tích lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Bên ngoài khu di tích lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thế gian vật đổi sao dời, nhưng lăng mộ ngầm ngàn năm của Tần Thủy Hoàng trải qua phong sương vẫn không bị xói mòn và vẫn đang ẩn giấu vô số điều bí ẩn với hậu thế.

Tần Thủy Hoàng là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc.

Cái tên Tần Thủy Hoàng luôn gắn liền với rất nhiều lần “đệ nhất” và “duy nhất” trong lịch sử Trung Quốc. Ông là Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa (từ Hoàng đế chính do ông sáng tạo ra). Vào thời điểm đó, ông cũng là hoàng đế duy nhất của đế chế vĩ đại trên địa cầu.

Ngăn chặn sự xâm nhập của kẻ trộm

Trong suốt những năm trị vì đất nước, vị Hoàng đế vĩ đại này đã đánh dấu những bước phát triển làm nên dấu mốc lịch sử. Tần Thủy Hoàng đã chế định hoàng quyền riêng, có tiền tệ bằng văn bản, hoạch định luật pháp, phát triển kinh tế và các hệ thống đo lường cho các triều đại sau này. Ngay từ khi mới ngồi lên ngai vàng, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu cho xây dựng lăng mộ của mình, sau khi quy tiên, ông đã để lại ngôi mộ lớn nhất thế giới, to gấp 78 lần cố cung.

Tần Thủy Hoàng mất từ năm 210 trước Công nguyên, đến nay đã hơn 2.000 năm nhưng bên trong ngôi mộ đầy bí ẩn của ông vẫn chứa những bí ẩn chưa thể giải đáp được, vậy những bí ẩn đó là gì?

Những chiếc áo giáp đá tại khu lăng mộ nghìn năm.

Những chiếc áo giáp đá tại khu lăng mộ nghìn năm.

Từ những năm 1970, dưới chân núi Lệ Sơn hoang vắng, người ta đã phát hiện một đội quân đất nung khổng lồ hàng nghìn năm yên lặng canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng.Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học, khảo cổ phát hiện những bức tượng đất này có màu sắc phong phú, thế nhưng sau khi khai quật ra không lâu thì chúng lại đổi màu từ sặc sỡ sang đen xám, bên trong thoát nước và bị bong tróc ra.

Mỗi chiến binh cao khoảng 1,8 mét, được khắc họa chân thực sống động, thần thái từng người đều khác nhau. Nơi 8.000 quân lính canh giữ lăng mộ cho vị Hoàng đế vĩ đại này rộng hơn 20.000 m2, được biết đến là một trong 8 kỳ quan di sản văn hóa thế giới. Dù đã có cách đây hơn 2.000 năm nhưng các công đoạn chế tạo tượng đất nung từ tạo hình, sấy, vận chuyển đến lò nung thì ngay cả công nghệ hiện đại cũng khó mà sánh bằng.

Với hơn 8.000 bức tượng gốm mặc áo giáp và những cỗ xe ngựa, đội hình quân sự trang nghiêm dường như sẵn sàng đối mặt với kẻ thù bất cứ lúc nào. Điều kỳ lạ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là quân đoàn khổng lồ này cùng toàn bộ lăng mộ được sắp xếp đứng quay mặt về hướng Đông.

Một trong những bí ẩn xung quanh mộ của Tần Thuỷ Hoàng là con sông thuỷ ngân uốn lượn xung quanh.Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, lượng thủy ngân ở các vùng lân cận xung quanh lăng mộ cao gấp 8 lần so với những khu vực khác, càng xuống sâu thì hàm lượng thủy ngân càng tăng cao rõ rệt. Một điểm rất đặc biệt là bản đồ phân bố thủy ngân bên trong khu mộ Tần Thủy Hoàng giống với bản đồ nhà Tần sau khi vị vua này đã thống nhất Trung Quốc.

Giải thích theo ghi chép của Tư Mã Thiên, lăng mộ Tần Thủy Hoàng lấy thủy ngân đổ vào làm các dòng sông giang hà, biển lớn, dùng một loại cơ giới thúc đẩy thủy ngân lưu động (quán thâu), lại dùng chính dòng thủy ngân để khiến bộ cơ giới này hoạt động, có thể đạt tới thủy ngân lưu động không ngừng.

Dưới lòng đất sâu, con sông thủy ngân tuần hoàn lưu động bao quanh quan tài của hoàng đế. Không những thế, hơi thủy ngân khuếch tán trong lăng mộ cũng giữ cho thi thể và táng vật nguyên vẹn trong một thời gian dài. Theo suy đoán của khoa học, hàm lượng thủy ngân trong cung điện có thể lên tới hơn 100 tấn. Nó không chỉ tạo ra giang hồ hà hải mà còn sinh ra lượng khí độc lớn suốt 2.000 năm qua, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của kẻ trộm.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được trấn yểm bởi 8000 đội quân lính chiến làm bằng đất nung.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được trấn yểm bởi 8000 đội quân lính chiến làm bằng đất nung.

Những thiết bị “tối tân”

Vào những năm 1980, người Trung Quốc phát hiện xe ngựa lớn thời Tần bằng đồng ở độ sâu 7 mét dưới mặt đất bao gồm 2 cỗ xe tứ mã, 8 con ngựa đồng, hai vệ sĩ bằng đồng. Nó bao quát hết thảy các kỹ thuật đúc và công nghệ trang trí đồng thau Trung Quốc cổ.

Chiếc xe số một còn được gọi là cao xe, gồm 3.064 bộ phận. Trên xe trang bị đầy đủ các vũ khí phòng vệ như kiếm, lá chắn. Trên cỗ xe này có một chiếc dù (ổ) có thể xoay chuyển 180 độ tự do tùy theo chuyển động của mặt trời. Cán dù được trang bị đôi khoen chốt, có thể linh hoạt tháo ra hoặc lắp vào xe. Ở giữa cán dù có một thanh kiếm ngắn dùng để phòng thân. Chỉ với một chiếc dù trên xe thôi đã có những sáng tạo đầu tiên trong lịch sử thế giới như: Khóa chìm sớm nhất trong lịch sử, kiểu che nắng bãi biển sớm nhất...

Trên đầu những chú “tuấn mã” được trang trí bằng những ống vàng, khá giống với những chiếc dây xích thời hiện đại, những tua treo cũng được làm bằng các sợi đồng mỏng như tóc, khi nghiên cứu, các nhà khảo cổ sử dụng kính lúp và phát hiện rằng không có vết rèn và các khớp mộng được bịt kín. Vào thời điểm đó không có máy tiện và các thiết bị luyện kim hiện đại, vậy người Tần đã dùng phương pháp nào để chế tạo những chi tiết tinh xảo này?

Chiếc xe thứ hai có thể so sánh với loại xe limousine của thời hiện đại vì phía trước được chia làm hai phần tách biệt, phần trước dành cho người điều khiển ngựa và phần sau để chở chủ nhân. Các cửa sổ của khoang được mở và đóng theo cách kéo-đẩy và khi được khai quật, cửa sổ vẫn hoạt động bình thường. Trần hình lưng rùa được đúc trong một lần, phần mỏng nhất là 1 mm và dày nhất chỉ 4 mm.

Chiếc xe bao gồm 3.462 linh kiện tạo thành, nhiều bộ phận tương tự như các linh kiện chính xác do công cụ máy móc hiện đại sản xuất. Công nghệ đúc này người hiện đại không thể bắt chước. Vậy người Tần đã làm như thế nào? Không những thế, cả hai chiếc xe ngựa đồng này đều được sơn toàn bộ, hơn nữa hoa văn không chỉ để trang trí mà còn có tác dụng chống rỉ sét.

Khi các nhà khoa học khai quật nơi các chiến binh canh gác một thanh kiếm bằng đồng đã bị bức tượng gốm đè cong. Thế nhưng sau khi nhấc bức tượng lên, thanh kiếm bật thẳng lại một cách kỳ diệu. Thật khó tin vì đây là công nghệ “Hợp kim nhớ hình” mãi tới năm 1950 thì trên thế giới mới được phát triển.

Những cỗ xe ngựa làm bằng đồng tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Những cỗ xe ngựa làm bằng đồng tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Sau khi khai quật và loại bỏ những vết rỉ sét, những thanh kiếm bằng đồng sáng như mới, sắc bén đến mức có thể xé rách tờ báo 19 lớp. Sau khi kiểm nghiệm, nhà nghiên cứu tìm thấy một lớp màng ô-xit có chứa crôm có độ dày khoảng 10 micrometer trên bề mặt những thanh kiếm đồng, có thể gây ra phản ứng khử ôxy hóa của thân kiếm. Điều này tương tự công nghệ mạ crôm hiện đại được Đức phát triển năm 1937, vậy vào thời điểm đó, nhà Tần đã đúc bằng phương pháp nào?

Lăng mộ được chiếu sáng hàng ngàn năm

Một trong những điều kỳ lạ là ánh sáng trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng không bao giờ tắt. Theo “Dị vật chí” chép: “Nhân ngư như hình người, dài hơn một thước, không ăn được. Da nó cứng hơn cá mập, dùng cưa gỗ cây mới vào được. Trên gáy có lỗ nhỏ, khí từ trong đó phát ra. Trong mộ Thủy Hoàng nhà Tần lấy mỡ nhân ngư làm đuốc là mỡ cá này”. Khoa học hiện đại tin rằng để đốt cháy cần có ôxy, nhưng đèn thắp trong địa cung có thể không bao giờ tắt, theo cách nghĩ của người hiện đại đây là chuyện không thể.

“Tam Tần Ký” viết: “Trong cung điện của Hoàng đế đầu tiên, các hạt dạ minh châu được sử dụng như mặt trăng, mặt trời; ngày đêm sáng ngời”. Ngoài ra trong địa cung còn có một hàng dài đèn chong. Trong “Sử ký” có viết: “Lấy mỡ nhân ngư làm đèn cầy, ánh sáng đèn bất diệt.

”Còn theo “Thiệp dị ký” có ghi: “Tần Thủy Hoàng từng triệu kiến dị nhân Uyên Cừ, năng lượng của họ rất tiên tiến, chỉ cần một hạt giống như hạt kê cũng có thể thắp sáng cả một gian phòng. Dị nhân Uyên Cừ có thể gọi là “người ngoài hành tinh” trong lý thuyết của người hiện đại, có thể họ đã đưa đến cho nước Tần những kỹ thuật tiên tiến”.Những lý giải trên đa phần dựa theo sự phán đoán và vẫn đang là một câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học trên toàn thế giới?

Trong những năm gần đây, Trung Quốc phát hiện thêm một hố chôn cách lăng mộ của Tần Thủy Hoàng 200 mét, có diện tích hơn 13.000 m2, bên trong là hàng ngàn áo giáp đá, mũ sắt, áo giáp ngựa chiến, đều được làm từ đá xanh.

Những chiếc áo giáp này có khả năng bảo vệ ngựa, lưng và vai, lại có thể lật lên xuống linh động. Các mảnh giáp đá có các hình dạng khác nhau thiết kế linh hoạt tùy theo các bộ phận khác nhau của cơ thể con người với nhiều hình vuông, chữ nhật, thoi... số mảnh giáp lên tới 5 triệu. Các thí nghiệm cho thấy phải mất 1 năm để chế tạo thủ công, làm nên một chiếc áo giáp 600 mảnh. Vậy làm thế nào để người Tần tạo ra được chiếc áo tuyệt vời đến vậy.Những tác phẩm tinh xảo và sang trọng như vậy được tìm thấy ở bên ngoài lăng mộ, vậy còn có bao nhiêu kho báu bên trong lăng ngầm?

2.000 năm vẫn chưa tìm thấy mộ trung tâm

Khi chết, Tần Thủy Hoàng được chôn trong một lăng mộ phức tạp nhất từng được xây dựng ở Trung Quốc. Nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn (tỉnh Thiểm Tây), nó là một khối kiến trúc chìm dưới đất đầy phức tạp, chứa mọi thứ hoàng đế cần cho “cuộc sống” sau khi chết.

Vào năm 1974, một số nông dân đang đào giếng gần khu vực Tây An và đã có những phát hiện chấn động nhất trong lịch sử khảo cổ. Tại nơi đây, họ tìm thấy một đội quân khác có đặc điểm rất riêng về ngoại hình.

Trong gần 40 năm, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã làm việc, nghiên cứu tại nơi này và cho đến thời điểm hiện tại, họ đã tìm thấy khoảng 2.000 tượng binh sĩ, giới chuyên gia ước tínhtổng cộng phải có hơn 8.000 tượng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa chạm đến ngôi mộ trung tâm, nơi có cung điện chứa di thể Tần Thủy Hoàng.

Khảo sát gần đây chỉ ra, lăng mộ ngầm của Tần Thủy Hoàng dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ Bắc sang Nam. Tổng diện tích là 41.600 m2, kích thước của nó tương đương với 5 sân bóng đá quốc tế. Theo cuốn sách “Nghi lễ Cựu Hán”, điểm tận cùng của lăng mộ này không thể đo đếm được.

Trong “Sử ký Tư Mã Thiên” có nói Tần Thủy Hoàng điều 700.000 người đến núi Lệ đào lăng mộ “xuyên tam tuyền” (sâu 3 con sông), đổ đồng xuống, đem vật báu đồ lạ của trăm quan cung quán đến chất đầy ở đó.Với lăng mộ khổng lồ có độ sâu như vậy, người Tần đã giải quyết vấn đề tắc nghẽn và xâm nhập nước ngầm như thế nào?

Trong lịch sử, khu vực Quảng Châu từng hứng chịu một trận động đất lớn trên 8 độ richter nhưng ngôi mộ của vị Hoàng đế đầu tiên không bị phá hủy, bên trong cũng không bị ngập nước. Vì sao có thể bảo tồn nguyên vẹn đến như vậy? Đây là một điều vô cùng bí ẩn.

Các chuyên gia từng sử dụng cộng hưởng từ hạt nhân để thực hiện chụp “CT” toàn diện lăng Tần Thủy Hoàng và phát hiện có phản ứng nhiệt quanh một phần địa cung. Điều này cho thấy bên trong có chứa một số thiết bị cách đây 2.000 năm đến nay vẫn hoạt động, vậy đó là những vật gì?

Trong nhiều năm, không có bằng chứng cho việc lăng mộ của Tần Thủy Hoàng từng bị đào xới. Người ta cho rằng tuyến phòng thủ đầu tiên trong lăng mộ là dùng cát tạo thành một “biển cát” ở xung quanh, chính vì thế khi đào sẽ bị lún, đây có thể là một cách phòng trộm mà Tần Thủy Hoàng cho người tạo nên.

Mặc dù có thể vượt qua được “cửa ải” đầu tiên thì những kẻ trộm có thể sẽ bị bỏ mạng ở tuyến tiếp theo khi tiến sâu vào bên trong. Sử cổ cho biết ở trong ngôi mộ cổ có rất nhiều cửa, lối đi và ở đó đều giấu những chiếc nỏ. Khi bước chân vào nỏ sẽ bắn ra giết hại những kẻ xâm nhập cùng vô vàn những cạm bẫy rất “hiện đại” khác.

Bên trong hố của đội quân đất nung, các nhà khảo cổ từng khai quật được một cái nỏ cực mạnh. Tầm bắn 831,6 mét, sức căng hơn 738 pounds (khoảng 334 kg), chỉ dựa vào lực cánh tay người thì không thể kéo ra. Nếu trang bị mũi tên bắn theo chùm hoặc từng cái liên tiếp thì có thể tự bảo vệ mà không cần người vận hành. Đây là vũ khí chống trộm tự động sớm nhất trong lịch sử. Cả 2.000 năm trước, nhà Tần sao có thể sáng tạo loại vũ khí tối tân như vậy?

Một câu hỏi quan trọng là: Những chiếc nỏ được bố trí ở đâu? Làm thế nào để dò rõ được những cạm bẫy nguy hiểm trong lăng mộ? Nếu thật sự khám phá toàn bộ lăng mộ thì nhưng vũ khí phòng xâm nhập liệu còn đang hoạt động?

Trên đây là những điều kỳ bí không chỉ Trung Quốc mà các nhà khoa học, người dân trên toàn thế giới đặt ra một dấu hỏi lớn bên trong khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng? Vậy tại sao Trung Quốc vẫn không dám khai quật để lý giải?

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.