Điều chưa biết về những “Vịt què” trên chính trường Mỹ

Điều chưa biết về những “Vịt què” trên chính trường Mỹ
(PLO) - Vịt què” (lame duck) là từ lóng mà nguyên gốc được dùng để chỉ các nhà đầu tư không thể trả nợ. Nhưng ở Mỹ, suốt 100 năm qua, “vịt què” được dùng để chỉ các chính trị gia mãn nhiệm yếu ớt, đặc biệt gắn liền với các tổng thống đương chức sắp mãn nhiệm.
Hiện tượng "vịt què"
Mặc dù nghe có vẻ yếu đuối, nhưng các chính trị gia trong thời kỳ “vịt què” không phải lúc nào cũng bất lực hay hiền lành, vô hại. Do không còn cảm thấy phải chịu ơn cử tri nữa vì đã sắp hết nhiệm kỳ, các quan chức này thường tận dụng vị trí của mình để đi ngược lại với nguyện vọng của cử tri. 
Để ngăn chặn tình trạng này, Mỹ đã thông qua Điều bổ sung sửa đổi thứ 20 trong hiến pháp mang tên Điều sửa đổi về công chức mãn nhiệm (Lame duck Amendment). 
Luật bổ sung này được thông qua năm 1993, theo đó giảm thời gian của giai đoạn giữa ngày bầu cử và ngày bắt đầu nhiệm kỳ mới của tổng thống và quốc hội. Lễ nhậm chức của tổng thống và phó tổng thống được đổi từ ngày 4/3 thành ngày 20/1. Trong khi quốc hội sẽ triệu tập ngày 3/1 thay vì ngày 4/3.
Hiện tượng “vịt què” cũng có ngày kỷ niệm ở Mỹ. Ngày 6/2 hàng năm được gọi là Ngày Công chức mãn nhiệm (Lame Duck Day), thời gian để nhìn nhận, đánh giá hoạt động của một công bộc đã hết nhiệm vụ. Ngày này được tổ chức vào ngày 6/2 vì đây chính là thời điểm Điều bổ sung sửa đổi lần 20 được thông qua.
Quốc hội “vịt què”
Trước khi Điều bổ sung sửa đổi lần 20 được thông qua năm 1933, các nghị sĩ quốc hội khóa mới sẽ phải chờ 13 tháng mới tới phiên triệu tập đầu tiên của quốc hội. 
Đây là khoảng thời gian được coi là giai đoạn chuyển giao quyền lực từ đảng này cho đảng khác. Các nghị sĩ sắp mãn nhiệm có 13 tháng tại nhiệm sau khi thất cử.
Có những lúc mà quốc hội khóa cũ có quá nhiều nghị sĩ không được bầu lại cho khóa sau, khiến cho cả cơ quan này bị coi là “vịt què”. Dù “què” nhưng với 13 tháng trong tay, đây là khoảng thời gian quá dư dả để các nghị sĩ “vịt què” làm những điều mà các nghị sĩ mới sẽ không làm. 
Hay nói cách khác, quốc hội mãn nhiệm có thể làm nhiều “chiêu trò” hơn giai đoạn bình thường trước đó. Ví dụ, họ có thể buộc tội tổng thống như trong trường hợp năm 1998, ngay trước khi đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện. 
Các nghị sĩ phe Cộng hòa sắp mãn nhiệm ở Hạ viện đã đòi luận tội Tổng thống Bill Clinton của đảng Dân chủ, người sắp hết nhiệm kỳ 2 với cáo buộc về khai man và cản trở điều tra vụ bê bối tình ái với cô thực tập sinh Monica Lewinsky.
Trong bối cảnh đó, Hạ viện thông qua tuyên bố luận tội ông Clinton nhưng tuyên bố này không thể kịp qua được ải Thượng viện trước ngày 3/1 - khi quốc hội mới chính thức làm việc. Do đó, tuyên bố luận tội Tổng thống Clinton bị hoài nghi về tính hợp pháp. 
Giáo sư luật Bruce Ackerman thuộc khoa luật Đại học Yale, khi điều trần trước một ủy ban quốc hội về vấn đề này đã nói: “Tuyên bố luận tội của một Hạ viện mãn nhiệm thậm chí còn ít được coi trọng hơn một dự luật bình thường mà Hạ viện này thông qua”.
Và những quyền năng
Ngoài việc ngăn chặn các nghị sĩ “vịt què” dùng chiêu trò trong thời gian còn lại, Điều bổ sung sửa đổi lần 20 còn được thông qua để ngăn chặn lặp lại những điều đã xảy ra trong cuộc bầu cử năm 1876. 
Năm đó, ứng cử viên tổng thống Samuel J. Tilden giành chiến thắng nếu tính theo đầu phiếu phổ thông. Nhưng cả ông này và ứng cử viên đối thủ Rutherford B. Hayes đều không giành được đa số phiếu của đại cử tri - những người thực sự sẽ bầu ra tổng thống Mỹ. Số phiếu đại cử tri mà hai ứng cử viên giành được bằng nhau ở một số bang. Hậu quả là hai đảng dồn dập chỉ trích đối phương gian lận trong bầu cử tổng thống. Cộng hòa bảo Dân chủ hà hiếp cử tri da màu, còn Dân chủ tố Cộng hòa gian lận bầu cử.
Để chấm dứt bế tắc này, quốc hội Mỹ thời đó đã đi một bước chưa từng được ghi trong hiến pháp. Cơ quan này lập một ủy ban lưỡng viện 15 thành viên gồm các thẩm phán Tòa án Tối cao, hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ. Trong đó có 8 người thuộc đảng Cộng hòa, 7 người thuộc đảng Dân chủ. Kết quả như thế nào hẳn ai cũng đoán ra nếu biết ông Hayes là ứng cử viên đảng Cộng hòa. Ông Hayes được tuyên bố là tân tổng thống Mỹ chỉ 56 giờ trước ngày nhậm chức 4/3/1877.
Thời bấy giờ, khi chưa có Điều sửa đổi bổ sung lần 20, các nghị sĩ quốc hội do thất vọng vì không tái cử có thể đã dùng quyền lực còn lại của mình để chọn tổng thống trái với ý nguyện của cử tri mà họ không còn đại diện nữa. Đáng lưu ý rằng ông Tilden là người chiến thắng nếu tính phổ thông đầu phiếu.
Nếu trường hợp bầu cử năm 1876 lặp lại, chiếu theo Hiến pháp Mỹ hiện nay, Hạ viện sẽ là cơ quan chọn ra tổng thống tiếp theo. Các nghị sĩ trong cùng bang sẽ có một phiếu bầu và cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống ở Hạ viện sẽ được tổ chức vào ngày 6/1, tức là 3 ngày sau khi Hạ viện mới nhậm chức. 
(Còn nữa)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.