Biển Đông: Mỹ không chỉ muốn cảnh cáo TQ?

Biển Đông: Mỹ không chỉ muốn cảnh cáo TQ?
(PLO) - Có thể thấy, các hành động mạnh mẽ của hải quân Mỹ gần đây, ngoài mục tiêu “đánh động” Trung Quốc và trấn an đồng minh, còn mang hàm ý khác. 
LTS:Sau những động thái cứng rắn gần đây của Mỹ với TQ, sẽ là thích hợp để nhìn lại những thay đổi trong chính sách của cường quốc này tại biển Đông, đặc biệt từ năm 2009.
Sức ép buộc Mỹ cứng rắn hơn
Sau tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter, tàu chiến USS Fort Worth đã tiến hành tuần tra gần nơi mà Trung Quốc đang mở rộng đảo. Trung Quốc, như thường lệ, phái một khinh hạm Type 054A đi kèm phía sau.
Ngay sau đó, một máy bay tuần tra P8 Poseidon của hải quân Mỹ bay qua khu vực Trường Sa và nhận được thông điệp cảnh cáo của hải quân Trung Quốc tới 8 lần. Những sự kiện như trên được truyền thông rộng rãi cho thấy Mỹ đang muốn cảnh cáo Trung Quốc rằng mình đã chính thức quay trở lại, đồng thời trấn an các đồng minh trong khu vực như Nhật, Philippines… vốn đang dần suy giảm niềm tin vào chính sách xoay trục về châu Á của Tổng thống Obama. 
Các vụ va chạm giữa Trung Quốc và Mỹ tại biển Đông cũng không phải là mới. Tháng 4/2001, một máy bay tuần tra biển EP-3 của Mỹ đã va chạm với một máy bay chiến đấu F-8 của Trung Quốc gần đảo Hải Nam. Sự việc khiến cho 24 quân nhân trên chiếc EP-3 bị Bắc Kinh tạm giữ trong 11 ngày. 
Năm 2009, hai tàu khảo sát hải dương của hải quân Mỹ là USNS Impeccable và USNS Victorious đã bị năm tàu của Trung Quốc quấy rối cũng tại vị trí gần đảo Hải Nam. Sau đó, Impeccable quay lại khu vực vào ngày hôm sau dưới sự hộ tống của khu trục hạm tên lửa USS Chung-hoon. Cũng trong năm 2009, một tàu ngầm Trung Quốc cũng đã đụng độ với một tàu khu trục Mỹ khi tàu này đang thả sonar săn ngầm. 
Trên thực tế, kể từ sau chiến tranh Lạnh, chính sách của Washington trong vấn đề biển Đông chủ yếu là mang tính đối phó. Kể từ năm 2009, sau sự kiện USNS Impeccable, Mỹ mới để ý nhiều hơn tới vấn đề biển Đông. Nền tảng của chính sách Mỹ, tuy vậy, xoay quanh những điểm chính: (1) tôn trọng và đảm bảo tự do hàng hải; (2) đảm bảo ổn định và hoà bình cho khu vực; (3) giải quyết các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế và (4) giữ vị thế trung lập. “Chiến lược xoay trục” là bước ngoặt với phát biểu của cựu Ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố biển Đông là “lợi ích quốc gia” của Mỹ, tuy nhiên những bước đi mạnh mẽ về quân sự vẫn còn hạn chế.
Kể từ 2011 cho tới nay, Mỹ chủ yếu hiện diện quân sự ở biển Đông thông qua các cuộc tập trận chung với Philippines, Singapore, Malaysia, Campuchia; tham gia tuần tra chung với Malaysia, Singapore và Indonesia (chủ yếu xung quanh eo Malacca); hay tiến hành các cuộc viếng thăm hải quân thường niên tới các quốc gia trong khu vực.  
Từ khoảng cách vài hải lý vẫn có thể nhìn rõ các công trình xây dựng trái phép của TQ trên đá Huy Gơ của Việt Nam.
 Từ khoảng cách vài hải lý vẫn có thể nhìn rõ các công trình xây dựng trái phép của TQ trên đá Huy Gơ của Việt Nam.
Năm 2014, Mỹ và Trung Quốc đã ký kết một bản ghi nhớ giúp giảm thiểu rủi ro va chạm giữa hải quân hai nước trong tương lai. Tuy nhiên, bản ghi nhớ này không hoàn chỉnh, không bao trùm mọi vấn đề phát sinh và dễ dàng bị phá vỡ.
Mục đích của sự kiềm chế này là nhằm tránh gây căng thẳng quá mức với Bắc Kinh. Những vấn đề nội bộ căng thẳng xung quanh vấn đề ngân sách khiến cho hiệu quả của chiến lược xoay trục bị đặt dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, các hành vi “đảo hoá” của Trung Quốc gần đây đã gây sức ép lớn lên nước Mỹ, buộc cường quốc này phải có các hành vi cứng rắn hơn.
Cách tiếp cận đang dần thay đổi?
Các cuộc đụng độ trên biển, bất kể là tại biển Đông hay tại Hoa Đông, chính là biểu hiện của sự đối đầu trực diện giữa xoay trục của Mỹ và tham vọng bành trướng hải quân ngày càng lớn của Trung Quốc. Xét riêng về mặt tác chiến, Trung Quốc đang cố gắng bảo vệ các vùng biển gần thông qua chiến lược mà người Mỹ gọi là chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD), ngăn chặn sự tiếp cận của hải quân Mỹ đến khu vực chuỗi đảo thứ nhất trong trường hợp có xung đột xảy ra.
Tuy nhiên, đụng độ giữa hai cường quốc không phải là điều tốt, đăc biệt là với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực ASEAN. Bản thân Mỹ và cả Trung Quốc cũng không muốn đẩy căng thẳng tăng cao dẫn tới xung đột. Với Washington, các khó khăn về ngân sách quốc phòng gần đây, cùng với sự gia tăng các mối đe doạ an ninh ở Trung Đông khiến cho rủi ro xung đột tại biển Đông sẽ tạo ra cái giá phải trả rất cao.
Trong tháng 3, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Đô đốc Robert Thomas, phát biểu tại triển lãm quốc tế Langkawi rằng các nước Đông Nam Á nên tăng cường phối hợp với nhau liên quan tới các vấn đề an ninh biển mà vẫn đảm bảo tôn trọng chủ quyền biển của nhau. Ông cũng nói: “nếu các nước ASEAN dẫn đầu trong một nỗ lực như vậy, hạm đội 7 sẽ sẵn sàng hỗ trợ”. Bên cạnh đó, một trung tâm điều phối hàng hải quốc tế cũng được Mỹ đề xuất, với trụ sở dự kiến đặt tại Indonesia.
Các đề xuất như trên phản ánh mong muốn của Washington trong việc sử dụng chiến lược “phối hợp” (cooperative strategy) nhằm quản lý các mối đe doạ an ninh ngày càng gia tăng ở khu vực. Nội dung của chiến lược “phối hợp” đã được đề cập tới trong một số báo cáo chính sách, mà gần đây là báo cáo của Liên minh Hàng hải Hoa Kỳ. 
Có thể thấy, các hành động mạnh mẽ của hải quân Mỹ gần đây, ngoài mục tiêu “đánh động” Trung Quốc và trấn an đồng minh, còn mang hàm ý khác. Nước Mỹ cần bạn bè và đồng minh, không chỉ qua lời kêu gọi, mà còn thông qua hành động cụ thể. Chia sẻ gánh nặng an ninh với các nước trong khu vực sẽ là một chính sách khôn ngoan trong bối cảnh hiện tại.  
Khuôn khổ hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật mới cho thấy rõ yếu tố này, khi Tokyo đã có thể triển khai quân đội ra toàn cầu, chia sẻ bớt một phần gánh nặng cho quân đội Mỹ.
Bên cạnh đó, Washington cũng thường xuyên đề nghị Nhật Bản tham gia tuần tra chung biển Đông với Mỹ. Với yếu tố Nhật Bản và có thể là cả Australia, một nước đồng minh truyền thống khác, tham gia vào một lực lượng tuần tra chung, Hoa Kỳ sẽ có thể tập trung hỗ trợ lực lượng này về mặt kỹ thuật cũng như chiến thuật.
Sự tham gia của các nước ASEAN vào lực lượng tuần tra chung sẽ là yếu tố quan trọng, do các nước này có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới các tranh chấp ở biển Đông. Tuy nhiên, tiềm năng và độ khả thi của một sáng kiến chung với ASEAN là một thành tố vẫn là một dấu hỏi lớn.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thông tin về tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, công tác phối hợp giữa Chính phủ và UBTƯ MTTQ Việt Nam. Ảnh: Quang Vinh

Chính phủ và Mặt trận đã phối hợp xử lý hiệu quả những vấn đề hệ trọng, cấp bách

(PLVN) -Sự phối hợp công tác giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thời gian qua đã kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, xử lý có hiệu quả những vấn đề hệ trọng, cấp bách, nhạy cảm, phức tạp mới phát sinh trong thực tiễn; bổ sung, hoàn thiện, thể chế, chính sách pháp luật trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
14h ngày 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đầu giờ chiều nay, 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

'Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (diễn ra sáng 17/10), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

MTTQ Việt Nam các cấp hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội. Ảnh: PV
(PLVN) - 5 năm qua, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là 5 chương trình hành động đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong thực tiễn.

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân
(PLVN) - Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X khai mạc trọng thể sáng nay, 17/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội.

Các chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào DTTS&MN. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hôm qua (16/10), phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích đối với khu vực và cả vùng.

Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Lào: Đưa quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tháng 9/2024. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) -  Từ ngày 17 - 19/10, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45).

Nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, một số dự án quan trọng quốc gia. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động thiết thực của lực lượng quân y hai nước Việt Nam - Lào

Thượng tướng Vongkham Phommakone (thứ 2 từ phải sang), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào kiểm tra, động viên lực lượng thầy thuốc quân y hai nước.
(PLVN) - Hoạt động khám, chữa bệnh chung, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Việt - Lào của lực lượng quân y hai nước đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân khu vực biên giới; đồng thời là dịp để cán bộ, nhân viên quân y hai nước giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ y học, góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân, Quân đội và ngành quân y hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Trị, chiều 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Đoàn đại biểu dự Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu tham dự Đại hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/10, tại Thủ đô Hà Nội, trước khi diễn ra khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 (Đại hội), các vị trong Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam khóa IX, Trưởng các đoàn đại biểu và người Việt Nam ở nước ngoài về tham dự Đại hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc
(PLVN) - "Các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt và tập trung thực hiện quan điểm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với tinh thần quyết tâm cao, “vượt nắng, thắng mưa” để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL... Quyết tâm đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội nghị phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.