ASEAN cần hành động trong vấn đề biển Đông

ASEAN cần xây dựng lập trường thống nhất trong đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biển Đông.  Ảnh minh họa
ASEAN cần xây dựng lập trường thống nhất trong đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Ảnh minh họa
(PLO) - Tờ Bangkok Post của Thái Lan ngày 14/6 cho rằng, một loạt sự cố xảy ra gần đây trên biển Đông đã đưa đến quan ngại về mức độ nghiêm trọng của các căng thẳng trong khu vực. Trong bối cảnh đó, ASEAN cần đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết các tranh chấp tại vùng biển này thay vì thái độ thờ ơ như hiện nay.
Theo bài xã luận của Bangkok Post, các sự kiện xảy ra gần đây cho thấy việc đảm bảo hòa bình trên biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh chung của khu vực, không chỉ vì vùng biển này giàu tài nguyên tự nhiên mà còn vì nó là một tuyến giao thông chính cho hoạt động vận chuyển dầu và lực lượng hải quân các nước trên thế giới. 
Vùng biển trên có vị trí chiến lược quan trọng như vậy nhưng lập trường hiện tại của Khối ASEAN trên thực tế lại không đóng góp nhiều cho việc đảm bảo rằng tranh chấp trên biển Đông sẽ được giải quyết qua các kênh ngoại giao. Theo Bangkok Post, cho đến nay ASEAN vẫn đóng vai trò thụ động, một phần vì khối vẫn chưa xây dựng được lập trường chung khi nói về vấn đề biển Đông, dù thực tế tất cả các nước trong khu vực đều có lợi ích hàng hải ở đây.
Trong khi đó, các nước trên thế giới như Mỹ và nhóm 7 nước phát triển G7 đều đã mạnh mẽ phản đối hành vi cải tạo đất của Trung Quốc, được cho là bao gồm cả việc xây dựng trái phép một đường băng trên quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.
Cuối tháng trước, Trung Quốc công bố Sách Trắng quốc phòng, trong đó tuyên bố nước này sẽ đáp trả bằng biện pháp quân sự cứng rắn nếu bị tấn công. Song, bất chấp động thái của Trung Quốc, quân đội Mỹ càng trở nên công khai hơn trong việc thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại vùng biển này. Mỹ muốn biển Đông tiếp tục là một vùng biển quốc tế, còn chủ quyền của các nước được quy định theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). 
UNCLOS quy định rõ chỉ những thực thể đất đai tự nhiên mới có liên quan đến các quyền hàng hải nhưng nhiều ý kiến hiện lo ngại rằng một khi các hoạt động cải tạo đất trái phép hoàn tất, Trung Quốc có thể sẽ kiểm soát trên thực tế một số vùng biển có tranh chấp vì đến lúc đó sẽ khó có thể chứng minh đâu là thực thể đất ban đầu.
Theo xã luận của Bangkok Post, sau những sự vụ nói trên, ASEAN không thể tiếp tục thờ ơ trong vấn đề biển Đông. Tờ báo trên cho rằng, hiện chính là thời điểm để ASEAN hợp tác trong việc đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực. Cả Khối cần cùng nhau xây dựng một lập trường thống nhất, cứng rắn hơn trong việc đàm phán với Trung Quốc về việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông vì cả khối có chung những lợi ích về an ninh và kinh tế.
Liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) đang được xây dựng, xã luận của Bangkok Post cho rằng, ASEAN và Trung Quốc cần phải đẩy nhanh tốc độ để hoàn tất COC vì hai bên đã thống nhất không để vấn đề biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ tổng thể. 
Cũng theo Bangkok Post, bản COC khi được hoàn tất ít nhất cũng phải tạo được diễn đàn để đưa ASEAN và Trung Quốc đến bàn đàm phán, thay vì để từng nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông của Khối giải quyết vấn đề song phương với Trung Quốc./.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.