Một loạt nước nêu quan điểm kiên quyết và sáng kiến mới về biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter:  “Mỹ phản đối việc tiếp tục bất cứ hoạt động quân sự hóa nào tại biển Đông”
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter: “Mỹ phản đối việc tiếp tục bất cứ hoạt động quân sự hóa nào tại biển Đông”
(PLO) - Như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh, Diễn đàn Đối thoại Shangri-La (SLD) thường niên lần thứ 14 diễn ra tại Singapore từ ngày 29 - 31/5/2015 thu hút sự tham dự của gần 500 đại biểu đến từ 38 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó bao gồm nhiều quan chức cấp cao về quốc phòng. 
Ngoài mục đích truyền thống về đối thoại, xây dựng lòng tin, sự minh bạch và tìm cách giải quyết bất đồng, hội nghị lần này cũng đã đưa ra được một loạt đề xuất mang tính thực tiễn nhằm duy trì, bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực.
Nhiều đề xuất về an ninh
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, Mỹ sẽ thiết lập “Sáng kiến An ninh biển Đông Nam Á” và Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn 425 triệu USD cho các nỗ lực xây dựng năng lực trên biển ở Đông Nam Á. Ngân sách trên sẽ được sử dụng trong vòng 5 năm cho các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam để mua sắm “thiết bị, quân nhu, huấn luyện và xây dựng quân đội quy mô nhỏ”. 
Trong khi đó, tại phiên thảo luận thứ hai về “Các hình thức hợp tác an ninh mới ở châu Á”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani lại nêu đề xuất của nước này về “Sáng kiến Đối thoại Shangri-La” nhằm tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực. 
Sáng kiến này sẽ tập trung vào ba yếu tố chính gồm: hoàn thiện các quy tắc chung và pháp luật trên biển trong khu vực nhằm thúc đẩy việc đảm bảo an toàn và tự do hàng hải, hàng không; thúc đẩy các cuộc tập trận chung cũng như xem xét các biện pháp phòng ngừa tai nạn liên quan đến tàu ngầm. 
Để đảm bảo sự an toàn của vùng biển khu vực như là một tâm điểm chiến lược của các tuyến đường biển, sáng kiến của Nhật Bản cho rằng nâng cao khả năng nhận thức về lĩnh vực hàng hải, hàng không vũ trụ cho các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là rất quan trọng và nhấn mạnh đến việc xây dựng một hệ thống rada có thể giám sát và kiểm soát không gian vũ trụ khu vực. 
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu  đã kêu gọi các nước Đông Nam Á và cả Trung Quốc kết hợp tuần tra biển Đông “một cách hòa bình” để làm giảm nguy cơ xung đột. Ông Ryacudu cho rằng, việc tuần tra chung sẽ gửi thông điệp cảnh báo “không quốc gia nào được phép tăng cường sức mạnh hoặc đe dọa nước khác” ở biển Đông. 
Hưởng ứng lời kêu gọi của ông Ryacudu, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cũng nhấn mạnh: “Tuần tra chung với Trung Quốc không phải là một điều không thể”. Ông Hishammuddin nói: “Bắc Kinh sẽ mất nhiều thứ nếu biển Đông không ổn định. Thực tế việc tuần tra kết hợp nhiều quốc gia mang lại hiệu quả tích cực, như chống cướp biển ở eo biển Malacca”. 
Đồng thuận với các quan điểm trên, Quốc vụ khanh phụ trách quốc phòng Ấn Độ Rao Inderjit Singh nhất trí cho rằng, các mối đe dọa an ninh trong khu vực châu Á đầy năng động này ngày càng phức tạp và xuất hiện những hình thức mới trong khi vẫn tồn tại những mối đe dọa mang tính truyền thống. 
Các chuyên gia nhận định trong bối cảnh hiện nay, việc một loạt các nước đưa ra những quan điểm kiên quyết cũng như các sáng kiến mới nhằm tạo lập một cơ chế hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng giải pháp hòa bình là thực sự cần thiết. Điều này không những làm giảm nguy cơ xung đột mà còn góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định bền vững. 
Biển Đông - quan tâm chung
Ngay trước thềm Đối thoại Shangri-La lần này, những thông tin về việc Trung Quốc liên tục có các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép nhằm thay đổi hiện trạng trên biển Đông đã thu hút sự chú ý của dư luận trong khu vực và trên thế giới. 
Chính vì vậy, tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần này, hầu hết các ý kiến, kể cả chính thức tại Diễn đàn hay ở các cuộc trao đổi và cuộc gặp bên lề, không có một ý kiến nào không nhắc đến vấn đề biển Đông. Bên cạnh mong muốn hòa bình ổn định, các ý kiến cũng đưa ra đề xuất, giải pháp theo xu hướng chung là tìm ra những cách thức ứng xử nhằm đảm bảo không có tính toán sai lầm, không có hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt không để xảy ra xung đột. 
Ngay trong bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 14, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã cảnh báo rằng “mọi quốc gia châu Á sẽ chịu tổn thất” nếu các hành động tranh giành chủ quyền ở biển Đông biến thành các phản ứng mang tính đe dọa. 
Lời phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long được đưa ra vài ngày sau khi Trung Quốc công bố Sách Trắng quốc phòng với nhiều lời lẽ răn đe, hăm dọa các nước láng giềng và vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, dẫn tới những lo ngại sẽ xảy ra xung đột trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã kêu gọi Trung Quốc “ngừng ngay lập tức và vĩnh viễn” các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên biển Đông. Ông Carter nhấn mạnh, cách hành xử của Trung Quốc trong khu vực hiện nay “vượt ra ngoài” các chuẩn mực quốc tế và “Mỹ phản đối việc tiếp tục bất cứ hoạt động quân sự hóa nào” tại biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cũng hối thúc Trung Quốc cần hành xử như một cường quốc có trách nhiệm: “Nếu chúng ta để mặc mọi tình huống phi pháp, trật tự sẽ sớm bị đảo lộn, hòa bình và ổn định sẽ sụp đổ. Tôi hy vọng và trông đợi tất cả các quốc gia, trong đó có Trung Quốc, hành xử như một cường quốc có trách nhiệm”.
Một loạt các quốc gia khác cũng đã bày tỏ lo ngại về những căng thẳng gia tăng trên biển Đông và nhất trí vấn đề này cần phải được giải quyết trên cơ sở đối thoại. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nhấn mạnh: “Những gì chúng tôi rút ra bài học ở châu Âu là không nên đẩy căng thẳng đi quá xa mà cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, thông qua quan hệ đối tác, thông qua các điều ước quốc tế chứ không phải chỉ là việc đáp trả lẫn nhau bằng lời nói hay bằng các hành động đơn phương”. 
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee cho rằng, biển Đông là một trong những tuyến giao thông hàng hải, hàng không nhộn nhịp nhất trên thế giới và một nửa thương mại của New Zealand là qua đây. Vì vậy, sự tăng cường minh bạch là rất quan trọng khi các hoạt động gia tăng quân sự đang phổ biến ở khu vực. Mặt khác, các nước cũng cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao. 
Đáp lại những chỉ trích cũng như quan ngại của đại diện các nước tham dự Đối thoại về những hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông gây căng thẳng trong khu vực, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Tôn Kiến Quốc (Sun Jianguo) nhấn mạnh: “Trung Quốc theo đuổi chính sách nhất quán là một cường quốc có trách nhiệm, tuân thủ các nguyên tắc quốc tế... Các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc cần phải được tuân thủ và là cách duy nhất để phát triển hòa bình. Hợp tác cùng thắng phải là mục đích cuối cùng hướng tới hòa bình và ổn định”. 
Ông Tôn Kiến Quốc cũng khẳng định Trung Quốc sẽ có trách nhiệm gánh vác cùng các nước trên nguyên tắc coi Liên Hợp quốc là trung tâm để đảm bảo hòa bình, đồng thời các nước cần thúc đẩy lòng tin, tìm ra điểm chung để giải quyết những khác biệt... 
Tuy nhiên, những câu hỏi trực diện của nhiều đại biểu về việc Trung Quốc đưa vũ khí tới các đảo tranh chấp cũng như cần một sự giải thích rõ ràng, minh bạch hơn cho những hành động của Trung Quốc trên biển Đông đã không được ông Tôn Kiến Quốc giải đáp với lý do thời gian quá hạn hẹp.
Lắng nghe có trách nhiệm
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu tham dự Diễn đàn. Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, tại Đối thoại Shangri-La lần này, Đoàn Việt Nam không có phát biểu tại Đối thoại. Tuy nhiên, Đoàn Việt Nam đã lắng nghe một cách hết sức có trách nhiệm tiếng nói của tất cả các quốc gia có liên quan về nhiều vấn đề. 
Về vấn đề biển Đông, Đoàn Việt Nam đã đề cập một cách thẳng thắn, trung thực, trên tinh thần xây dựng với Đoàn Trung Quốc về những quan ngại của Việt Nam liên quan đến vấn đề biển Đông. Đoàn Việt Nam cũng đưa ra những đề xuất mang tính chất xây dựng trên cơ sở mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc để làm sao quân đội không làm tình hình căng thẳng hơn. 
Ngược lại, quân đội hai nước phải tham mưu cho Đảng và Nhà nước hai bên để xoa dịu tình hình, trước hết là không để xảy ra căng thẳng, và tuyệt đối không để xảy ra xung đột. Sau đó, hai bên từng bước tìm ra giải pháp để hợp tác trên những khu vực đã được phân định mà hai bên đã thống nhất, như là tuần tra chung, hợp tác cảnh sát biển, tổ chức tìm kiếm cứu nạn... 
Việt Nam cũng trao đổi với phía Trung Quốc rằng vấn đề biển Đông cần phải được giải quyết tuân thủ theo luật pháp quốc tế và mỗi bên cần phải tự kiểm soát hành vi của mình, đừng để hành vi của mình phải buộc phía bên kia lên tiếng. Điều này là rất không hay đối với hai nước láng giềng vốn có truyền thống tốt đẹp Việt Nam và Trung Quốc. Đoàn Trung Quốc đã ghi nhận một cách tích cực. 
Với các nước khác, Đoàn Việt Nam cũng trao đổi các vấn đề song phương. Trong các cuộc tiếp xúc này, tất cả các nước đều hỏi ý kiến Việt Nam về vấn đề biển Đông. Đoàn Việt Nam cũng nêu lại những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước xung quanh vấn đề này, đồng thời cũng trao đổi rằng chúng ta hết sức kiên định trong những vấn đề có nguyên tắc, song cũng hết sức kiềm chế, không làm tình hình trở nên nóng hơn nữa.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.